Bí kíp giúp ba mẹ không nổi nóng khi con hư

Phải thừa nhận rằng, dù là người điềm tĩnh đến thế nào đôi khi bố mẹ cũng vẫn phải quát mắng con. Để điều này không trở thành thói quen hành động mỗi lúc tức giận, bạn nên học cách để vượt qua nó.

banner ads

Vì sao bố mẹ thường quát mắng con cái?

17609-quat-mang-1.jpg

Việc trách mắng lớn tiếng đối với con trẻ hoặc hạ thấp vai trò của bé có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý.

Có rất nhiều lý do để bố mẹ tức giận và quát mắng con mình. Nó có thể đến từ một hành động sai trái của trẻ, một lời nói thiếu lễ độ, một thái độ bất tuân phục, một sai lầm đáng trách…

Theo số liệu nghiên cứu, cứ trong 4 bố mẹ thì có đến 3 bố mẹ quát mắng con ít nhất 1 lần trong tháng. Con số này cho thấy một thực tại không vui trong nền giáo dục từ chính các gia đình.

Theo các nhà tâm lý học, việc trách mắng lớn tiếng đối với con trẻ hoặc hạ thấp vai trò của bé có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý. Những đứa trẻ được lớn lên với những lời quát mắng nặng nền sẽ cảm thấy tự ti trước mọi người, hành vi cư xử không tốt và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cũng như chính kết quả học tập của bản thân.

Một lời khuyên rất thú vị mà các chuyên gia tâm lý dành cho các ông bố, bà mẹ hay cáu giận đó là thay vì luôn bắt đầu bằng danh xưng đổ lỗi về phía con “Con lại…”, bố mẹ hãy bắt đều từ chính mình “Bố mẹ thấy…”. Bằng cách cư xử như vậy, trẻ sẽ không cảm thấy sợ hãi mà ngược lại còn đón nhận dễ dàng hơn những lời chỉ dạy sau đó.

Tuy nhiên, trước hết, bạn cần biết cách làm cho mình giữ được bình tĩnh.

5 bước để việc quát mắng con không trở thành thói quen của bố mẹ

Bạn cần biết cách làm cho mình giữ được bình tĩnh với các bước sau:

17610-quat-mang-2.jpg

Hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ sẽ giúp bố mẹ “hạ hỏa” ngay tức khắc đấy!

Bước 1- Hít thở:Hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ. Lặp lại việc này trong phạm vi 3 tiếng đếm. Cách này sẽ giúp bố mẹ “hạ hỏa” ngay tức khắc đấy!

Bước 2 - Tưởng tượn hoặc uống nước:Tưởng tượng về những khung cảnh khiến bạn cảm thấy thư giãn nhất như một bãi cát trắng trải dài dưới nắng xanh và làn nước trong vắt chẳng hạn. Nếu điều này không hợp với bạn, hãy tìm một cốc nước mát và uống từ từ từng ngụm một. Uống khoảng 3 ngụm, bạn sẽ thấy trong mình thật sự thoải mái.

Bước 3 - Đếm số thứ tự:Bạn hãy đến bên trẻ, đếm số thự tự từ 1 đến 10 để trẻ dừng ngay hành động sai trái lại. Sự trôi đi tĩnh lặng của không gian trong những tiếng đếm đều đều như thế này sẽ thực sự đáng sợ hơn cả những tiếng quát mắng lớn tiếng đấy!

17608-quat-mang-3.jpg

Hãy tìm đến người bạn đời của mình để sẻ chia cùng hoặc nhờ anh ấy giúp bạn đối mặt với bé khi bạn chưa thực sự sẵn sàng.

Bước 4 - Chia sẻ hoặc nhờ giúp đỡ: Giữ lại những bực tức trong mình sẽ chỉ khiến bản thân bạn sinh ra cau có và những lời nói không hay có thể thốt ra từ miệng bạn. Vì thế, hãy tìm đến người bạn đời của mình để sẻ chia cùng hoặc nhờ anh ấy giúp bạn đối mặt với bé khi bạn chưa thực sự sẵn sàng.

Bước 5 - Ra khỏi khu vực tranh luận:Rời khỏi hiện trường có lẽ là cách hay để bạn và bé có thể giải tỏa những căng thẳng của cả hai để có thể gặp mặt và trò chuyện thật tỏ tường sau đó.

Những bước thực hiện này cũng không quá khó khi nó có thể giúp bạn tìm được phương cách tốt hơn để giải quyết những vấn đề đang xảy ra phải không?

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI