6 căn bệnh nguy hiểm thường lây từ cha mẹ sang con

Khi mang thai, để ngăn chặn và phòng tránh các bệnh nguy hiểm có thể di truyền cho con, người mẹ cần đi khám sức khỏe thường xuyên theo định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết.

banner ads

Cùng yeutre.vn tìm hiểu 6 căn bệnh phổ biến có thể lây truyền từ cha mẹ sang con nhé.

1. HIV/ADS

Đại dịch HIV/ADS từng được ví là “căn bệnh thế kỷ” nó đã hủy hại rất nhiều mạng sống của con người. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được phương thuốc nào để điều trị hiệu quả bệnh này.

9056-xet-nghiem.jpg

Trước khi mang thai người mẹ cần làm các xét nghiệm cơ bản

banner ads

HIV/ADS lây qua 3 đường chính là quan hệ tình dục, đường máu và từ mẹ truyền sang con. Khi mẹ bị nhiễm HIV/ADS thì có tới 99% đứa trẻ được sinh ra bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên có một số trường hợp, nếu người mẹ đi khám thai sớm các bác sĩ có thể can thiệp để bảo vệ bào thai được an toàn.

2. Bệnh máu khó đông

Nguyên nhân của hiện tượng máu khó đông hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu là do thiếu yếu tố VIII bao gồm VIIIag, VIIIc và VII.

Trong đó, VIIIag là yếu tố quan trọng cho việc cầm máu, VIIIag sẽ kết hợp với các nội mạc tạo thành chất kết dính bảo vệ mao mạch và có tác dụng cầm máu.

Còn VIIIc là chất đông máu, VIIIc được sản sinh từ một nhiễm sắc thể X nên khả năng bị bệnh khó đông máu ở các bé gái ít hơn các bé trai.

Bên cạnh đó, khi mang thai yếu tố VIII không thể đi qua nhau thai nên dẫn tới bào thai bị hội chứng máu khó đông hay còn gọi bệnh ưa chảy máu.

Biểu hiện của bệnh: Trẻ sơ sinh thường chảy máu ở rốn, xuất huyết não và màng não, xuất hiện vết bầm ở da, khi tiêm thường bị chảy máu trong nhiều ngày.

Khi bị bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm trẻ có thể tử vong. Để đề phòng bệnh có thể truyền sang con, trong thời kỳ mang thai mẹ nên thường xuyên đi khám theo định kỳ để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Theo thống kê có tới 70% trẻ bị bệnh khó đông máu là do yếu tố di truyền. Hiện nay, người ta điều trị bệnh khó đông máu bằng cách truyền huyết tương và truyền máu.

3. Bệnh tiểu đường

Khoa học đã chứng minh rằng, tiểu đường cũng là một trong những căn bệnh có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con rất cao. Theo đó, nếu cha mẹ bị tiểu đường trước khi mang thai thì nguy cơ trẻ bị lây nhiễm cũng rất cao vì bệnh có thể truyền qua gen.

9058-tieu-duong.jpg

Tiểu đường thai kỳ dễ truyền cho con

Nếu cha mẹ bị tiểu đường tuýp 1, nguy cơ trẻ bị lây nhiễm chiếm 1/4, tiểu đường tuýp 2 nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ là 1/3-1/7. Nếu cả hai cùng bị bệnh thì nguy cơ em bé sinh ra bị tiểu đường sẽ chiếm tới 50 - 70%.

Để phòng tránh bệnh có thể lây sang con, trước khi mang thai mẹ nên đi khám sức khỏe tổng quát và trong thời gian mang thai cần khám sức khỏe thường xuyên cũng như tuân thủ chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ hạn chế mức thấp nhất bệnh truyền sang con.

4. Cận thị

Nếu cha mẹ sinh ra bị cận thị do yếu tố di truyền thì khi có con, em bé có nguy cơ bị cận thị cũng rất cao. Tuy nhiên, nếu cha mẹ bị cận thị do thói quen hàng ngày thì nguy cơ truyền bệnh cho em bé sẽ thấp hơn rất nhiều, thường ít gặp.

5. Bệnh mù màu

Bệnh mù màu hay còn gọi là hiện tượng mắt trẻ không phân biệt được màu sắc. Mù màu có nhiều dạng khác nhau, có thể mù màu xanh, màu vàng, hoặc mắt trẻ chỉ nhìn thấy hai màu trắng đen. Nguyên nhân là do đột biến nhiễm sắc thể X gây ra.

9057-mu-mau.jpg

Cha mẹ bị mù màu con có nguy cơ bị lây bệnh rất cao

Khi mang thai, tuy cơ thể người mẹ không bị bệnh nhưng nếu mang gen bệnh thì nguy cơ truyền bệnh cho đứa trẻ rất cao. Bệnh thường gặp ở các bé trai nhiều hơn vì bé trai thường mang gen XY nếu bị khuyết gen X thì dễ bị mù màu. Còn ở các bé gái, khi cả cha và mẹ đều bị mù màu hoặc mang gen bệnh thì mới bị lây bệnh.

6. Huyết tán bẩm sinh

Bệnh huyết tán bẩm sinh là bệnh di truyền về máu thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân của bệnh là do cơ thể người mẹ hoặc người bố mang gen bệnh, hoặc bị bệnh khi mang thai, gen bệnh huyết tán trội sẽ di truyền sang con. Các chuyên gia cho biết, nếu hai người cùng bị huyết tán hoặc mang gen bệnh trội khi sinh con, nguy cơ lây bệnh cho con chiếm tới 75%.

9055-kham-thai-3.jpg

Đi khám thai thường xuyên để tầm soát bệnh cho trẻ

Việc điều trị huyết tán bẩm sinh có thể truyền máu, bổ sung chất sắt, hoặc nếu thừa sắt phải thải chất sắt ra ngoài. Phương pháp điều trị tối ưu nhất hiên nay là cấy tế bào gốc. Tuy nhiên chi phí cho một ca ghép tốn đến cả trăm triệu đồng.

Để tránh điều này, trước khi kết hôn các cặp vợ chồng nên đi khám sức khỏe và làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu cả hai cùng bị bệnh nên cân nhắc việc sinh con. Vì có thể để lại gánh nặng tâm lý và kinh tế cho gia đình về sau. Hơn nữa, một số trường hợp người mẹ không bị bệnh nhưng lại mang gen bệnh nên cũng cần đi khám thai thường xuyên để phát hiện và can thiệp sớm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI