1. Nguy cơ mắc bệnh béo phì
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì nếu ăn nhiều đồ ngọt
Béo phì là căn bệnh thế kỷ và gây ra nhiều bệnh liên quan khác như huyết áp, tim mạch. Trong khi đó, thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt, dầu mỡ chính là thủ phạm dẫn tới béo phì ở trẻ. Nguyên nhân, khi trẻ ăn nhiều đồ ngọt vào cơ thể, cơ thể cần phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa và tạo sự cân bằng. Khi không thể tạo sự cân bằng, một phần gluxit sẽ dự trữ trong bắp thịt và gan, làm tăng mỡ trong cơ thể và dẫn tới béo phì.
2. Trẻ mắc bệnh răng miệng
Sâu răng hay nướu răng đều một phần do trẻ ăn nhiều đồ ngọt mà ra. Do khi trẻ ăn đồ ngọt, chất đường dính trên răng dẫn tới nhiễm trùng nướu, sâu răng, đặc biệt với trẻ lười đánh răng hoặc không tráng miệng bằng nước lọc sau khi ăn ngọt.
3. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ăn đồ ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể trẻ. Lượng đường cao sẽ kích thích lên hệ thần kinh trung ương khiến trẻ phấn khích, làm rối loạn giấc ngủ và làm giảm sự tăng trưởng, giảm sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ.
Đặc biệt socola. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, socola đứng top đầu đồ ngọt gây hưng phấn lên hệ thần kinh của trẻ, vì vậy, ăn nhiều socola có thể khiến trẻ mất ngủ, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ.
4. Biếng ăn
Trẻ biếng ăn
Sữa là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều bà mẹ khi thấy con ăn ít. Nhiều mẹ cố gắng ép con uống sữa (đa phần là có đường) để bù lại năng lượng cho con. Tuy nhiên việc làm này càng khiến tình trạng biếng ăn của con trầm trọng hơn. Vì trẻ ăn nhiều đường sẽ có xu hướng thích thực phẩm ngọt và dẫn tới tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
Biếng ăn kéo dài sẽ khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn ngọt để cân bằng dinh dưỡng, giúp trẻ yêu thích việc ăn các món ăn và thực phẩm lành mạnh khác.
5. Trẻ bị dị ứng
Một nghiên cứu tại trường ĐH Hoa Kỳ chỉ ra rằng, trẻ ăn nhiều đồ ngọt sẽ ảnh hưởng đến chức năng của bạch cầu, làm thay đổi thành mạch máu, giảm sức đề kháng dẫn tới trẻ dễ bị viêm dị ứng và gặp các vấn đề về da.
6. Trẻ dễ bi cận thị
Ít mẹ biết rằng, trẻ bị cận thị do cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn đồ ngọt. Nguyên nhân, khi lượng đường tăng trong máu sẽ giảm áp lực thẩm thấu các chất dịch của cơ thể, từ đó giảm tầm nhìn, về lâu về dài giảm cận thị.
7. Dễ nổi cáu
Đồ ngọt chính là nguyên nhân khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, tâm trạng xấu và dễ nổi cáu. Nguyên nhân, đường sẽ tạo nên mức năng lượng cao, tuy nhiên mức năng lượng này chỉ tạm thời và giảm sụt ngay sau đó khiến trẻ nhanh đói, mệt mỏi và kích thích các yếu tố nguy hiểm như các hormone adrenaline, cortilsol, epinephrine.
Yeutre.vn (Tổng hợp)