1. Viêm họng

  • Viêm họng là một bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Khi bị bệnh cổ họng sẽ đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt.
  • Triệu chứng phổ biến về bệnh viêm họng là đau họng. Tuy nhiên chứng đau họng cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe khác như: Cúm, sốt và bệnh mononucleosis.

Biến chứng của bệnh như:

  • Áp xe quanh amidan: Dịch mủ sưng lên giữa họng trên và phần sau amidan.
  • Viêm nắp thanh quản: Viêm sụn mô trong cổ họng, sau lưỡi. Nếu không được điều trị, bạn sẽ gặp vấn đề về thở.
  • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn: Nhiễm virus Epstein Barr được đặc trưng bởi các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết, sốt và đau họng.
viêm họng
Viêm họng là một bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Ảnh Internet

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là do virus và vi khuẩn.

2.1. Các bệnh nhiễm virus

  • Cảm lạnh.
  • Cảm cúm.
  • Mononucleosis.
  • Sởi.
  • Đậu mùa.
  • Nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp (thường xảy ra ở trẻ em).

2.2. Nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn gây viêm họng là streptococcus pyogenes và streptococcus nhóm A. Ngoài ra còn có các nguyên nhân sau:

  • Dị ứng với các gia vị, nấm, bụi và phấn hoa.
  • Không khí bí và nóng có thể làm cho cổ họng bạn khó chịu và ngứa. Hít thở không khí này thường xuyên qua miệng cũng có thể gây đau họng.
  • Ô nhiễm không khí do thuốc lá hoặc hóa chất cũng có thể gây ra viêm họng. Hút thuốc lá, uống rượu và ăn thức ăn cay cũng làm đau cổ họng của bạn.
  • Các cơ trong cổ họng căng thẳng trong một thời gian dài mà không nghỉ ngơi.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh đặc trưng bởi cảm giác nóng ở ngực do axit dạ dày tràn vào thực quản. Thực quản là một phần của đường tiêu hóa kết nối miệng và dạ dày, vì vậy trào ngược axit sẽ gây khó chịu ở cổ họng.
  • Đau họng và các triệu chứng cúm khác có thể xảy ra sớm ở những người bị nhiễm HIV. Một người bị nhiễm HIV, có thể bị viêm họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm trùng.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Xuất hiện các khối u cổ họng, lưỡi và thanh quản.
nguyên nhân gây bệnh viêm họng
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng chủ yếu là do virus và vi khuẩn. Ảnh Internet

3. Phân loại viêm họng

3.1. Viêm họng cấp

Ở dạng này, viêm nhiễm tại niêm mạc họng thường diễn ra đột ngột. Cổ họng khô, đau rát, ho khan, kèm theo sốt và khỏi trong vài ngày nếu được điều trị kháng viêm. Các dạng viêm họng đỏ, giả mạc và viêm loét thường xảy ra ở giai đoạn cấp tính.

3.2. Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính sẽ xuất hiện nếu viêm họng cấp không được điều trị đúng cách, tái phát nhiều lần. Bệnh gây đau rát cổ họng, ho nhiều hơn, khó nuốt, mệt mỏi. Ở dạng mãn tính bệnh bao gồm: Viêm sung huyết, xuất huyết, viêm họng hạt, viêm họng mủ, xơ teo, viêm họng liên cầu khuẩn.

3.3. Viêm họng mủ

Viêm họng mủ xảy ra khi cổ họng bị viêm nhiễm kéo dài, các tế bào lympho không còn khả năng ngăn chặn vi khuẩn, virus nữa. Vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào họng, kết hợp với các chất cặn bã hình thành dịch mủ bên trong vòm họng.

Triệu chứng:

  • Ho có đờm hoặc không, các cơn ho kéo dài về đêm.
  • Có thể bị sốt nhẹ, sốt cao hoặc cũng có thể không sốt.
  • Đau rát họng khi nuốt thức ăn, uống nước hoặc nuốt nước bọt.
  • Cổ họng hình thành các hạt chứa mủ, lớp niêm mạc bị kích thích nên ngứa ngáy, khó chịu.
  • Các nốt mủ màu trắng hoặc xanh nhạt xuất hiện ở thành họng. Khi ho hoặc khạc đờm chúng có thể theo ra ngoài.
  • Hơi thở nặng mùi.
nguyên nhân
Có nhiều loại viêm họng mà bạn cần nhận biết để điều trị bệnh hiệu quả. Ảnh Internet

3.3. Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh viêm họng mãn tính có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao. Khi bị bệnh, các hạt lympho phát triển ở thành sau họng, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn uống và sức khỏe của bạn.

3.5. Viêm họng liên cầu

Viêm họng do vi khuẩn streptococcus (liên cầu khuẩn nhóm A). Vi khuẩn streptococcus sau khi xâm nhập vào họng sẽ gây nhiễm khuẩn ở amidan hoặc niêm mạc họng với những biểu hiện như đau họng đột ngột, sốt, khó nuốt,…

Biểu hiện:

  • Xuất hiện đốm trắng bất thường trong họng và 2 bên amidan và làm amidan sưng đỏ.
  • Sốt cao trên 38°C.
  • Sưng đau hạch bạch huyết ở cổ.
  • Đau họng dữ dội và dai dẳng, có thể khiến bệnh nhân không chịu được.
  • Phát ban ở vùng cổ hoặc ngực, lan tới những vùng ít vận động của cơ thể.
  • Đau dạ dày, đau cơ và cứng cơ, khó thở, thở gấp, nước tiểu đậm màu sau 1 tuần.
Viêm họng liên cầu
Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn uống và sức khỏe của bạn. Ảnh Internet

4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm họng

  • Tuổi: Trẻ em và thanh thiếu niên có nhiều khả năng bị đau họng do nhiễm khuẩn.
  • Khói thuốc lá: Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư miệng, cổ họng và thanh quản.
  • Dị ứng: Các dị ứng theo mùa hoặc phản ứng dị ứng với bụi, nấm hoặc vật nuôi sẽ làm cho tình trạng đau cổ họng nghiêm trọng hơn.
  • Tiếp xúc với chất kích thích hóa học: Đốt nhiên liệu hóa thạch và các hóa chất trong gia đình thông thường có thể gây kích ứng cổ họng của bạn.
  • Nhiễm trùng xoang nghiêm trọng: Chất nhầy do xoang tạo ra giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của không khí xâm nhập vào phổi. Quá trình chất nhầy chảy vào mũi có thể bị chặn nếu xoang bị nhiễm trùng hoặc viêm và gây đau họng.
  • Khu vực có nhiều virus và vi khuẩn: Nhiễm virus và vi khuẩn ở nơi đông người, ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe, lớp học, văn phòng hoặc máy bay.
  • Hệ miễn dịch yếu: Hệ thống miễn dịch yếu thường do một căn bệnh như HIV, đái tháo đường, đang điều trị bằng steroid hoặc hóa trị liệu, căng thẳng, mệt mỏi và chế độ ăn uống không hợp lý.
đối tượng
Nên hạn chế những tác nhân xấu làm bạn dễ bị mắc bệnh viêm họng. Ảnh Internet

5. Triệu chứng viêm họng

5.1. Các triệu chứng thông thường

  • Đau họng.
  • Sốt.
  • Nhức đầu.
  • Đau khớp và đau cơ.
  • Phát ban da.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

5.2. Triệu chứng nghiêm trọng

Dấu hiệu bệnh ở trẻ nhỏ:

  • Khó thở.
  • Khó nuốt.
  • Có máu trong nước bọt.

Người lớn có các dấu hiệu sau:

  • Đau họng kéo dài hơn 7 ngày.
  • Khó nuốt, khó thở hoặc khó há rộng miệng.
  • Đau họng kèm đau khớp quai hàm hoặc đau tai.
  • Đau họng kèm phát ban hoặc sốt trên 38°C.
  • Có máu trong nước bọt hoặc đờm.
  • Nổi hạch cổ.
  • Khàn tiếng hơn 2 tuần.
  • Nhiễm trùng tái phát.
  • Đau khớp.
  • Đau tai.
triệu chứng bệnh
Nếu triệu chứng bệnh kéo dài và nghiêm trọng bạn cần đến gặp bác sĩ. Ảnh Internet

6. Chữa viêm họng

6.1. Chẩn đoán bệnh

  • Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám lâm sàng tại vùng tai mũi họng.
  • Nếu có khả năng bị nhiễm vi khuẩn liên cầu (là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm họng), bác sĩ sẽ xét nghiệm dịch trong cổ họng của bạn.
  • Xét nghiệm máu để chẩn đoán bạn viêm họng do các loại bệnh khác như bệnh sốt do virus (tăng bạch cầu đơn nhân trong máu).

6.2. Thuốc viêm họng

Thuốc giảm đau

Bạn có thể dùng những loại thuốc như ibuprofen và paracetamol, đặc biệt nếu kèm theo sốt và ở trẻ em.

Cần lưu ý khi dùng thuốc:

  • Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh quá liều.
    Paracetamol dùng cho trẻ em và những người không thể dùng ibuprofen.
  • Aspirin không được dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.

Thuốc kháng sinh

Giúp ngăn ngừa lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu tình trạng lây nhiễm xảy ra do streptocoocus, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị sốt thấp khớp và viêm thận.

thuốc
Khi bị bệnh bạn có thể uống thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh. Ảnh Internet

6.3. Chữa viêm họng tại nhà

6.3.1. Mật ong

Trong mật ong có nhiều hoạt chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa và chống nấm hiệu quả. Đây là vị thuốc chữa ho, viêm họng, viêm amidan,…

Cách dùng:

  • Cách 1: Pha mật ong với nước ấm và ngậm trực tiếp.
  • Cách 2: Pha nước cốt chanh, mật ong trong nước ấm và uống từ từ.
  • Cách 3: Ngậm trực tiếp tỏi ngâm với mật ong trong miệng. Ngoài ra bạn có thể giã nhuyễn tỏi ngâm với mật ong và uống.
  • Cách 4: Ép nước gừng tươi trộn cùng mật ong. Sau đó ngậm hỗn hợp và từ từ nuốt.
mật ong
Mật ong giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa và chống nấm hiệu quả. Ảnh Internet

6.3.2. Gừng tươi

Gừng là một trong những vị thuốc trị đau họng, ho tại nhà. Vì nó có vị cay, tính ấm nên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và bổ phế hiệu quả.

Cách làm:

  • Cách 1: Gừng tươi thái lát mỏng và cho vào nước nóng. Cho thêm mật ong (đường phèn), chanh tươi, khuấy đều và uống.
  • Cách 2: Hành củ thái nhỉ với gừng cho vào nước đun sôi để xông mũi, họng và miệng.
  • Cách 3: Cho nghệ, gừng và chanh tươi vào hấp cách thủy với mật ong và đường phèn. Chắt lấy nước cốt và ngậm/ uống.
  • Cách 4: Gừng giã nát với muối và ngậm trực tiếp, sau đó súc lại với nước ấm.
chữa viêm họng bằng gừng
Gừng là một trong những vị thuốc trị đau họng, ho tại nhà có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Ảnh Internet

6.3.3. Lá tía tô

Lá tía tô chứa protein, tinh dầu, dầu béo, hạt chứa nước và khoáng chất rất tốt cho hệ miễn dịch, sức đề kháng và sức khỏe tại mũi họng.

Cách làm:

  • Cách 1: Cho lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế và đường phèn hấp cách thủy, chắt lấy nước cốt và uống.
  • Cách 2: Cho tía tô, củ hành đỏ và nắm gạo đem nấu nhừ thành cháo.

6.3.4. Tỏi

Tỏi được dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa,… Trong tỏi cũng có chứa các hoạt chất Allicin, Liallyl Sulfide, Ajoene,… tốt cho các bệnh về tai, mũi họng nhờ khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa,…

Cách làm:

  • Cách 1: Tỏi với mật ong hấp cách thủy và uống.
  • Cách 2: Tỏi và mật ong cho vào hũ thủy tinh đậy kín nắp và ngâm tối thiểu 3 ngày rồi sử dụng.
tỏi
Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa,… nên có thể điều trị viêm họng. Ảnh Internet

7. Những điều cần lưu ý

7.1. Chế độ sinh hoạt

  • Súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Nên uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày để tránh viêm họng, ngăn chặn vi khuẩn gây đau rát họng.
  • Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá.
  • Ngừng uống rượu bia hoặc các đồ uống có cồn.
  • Không hút thuốc, tránh xa môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc.
  • Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Thường xuyên tập thể dục, hạn chế thức khuya, làm việc quá sức và ăn uống đầy đủ chất.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ.
uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là nên uống nước ấm để tránh viêm họng. Ảnh Internet

7.2. Cách phòng ngừa viêm họng

  • Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc đồ vật ở nơi công cộng.
  • Tránh dùng chung đồ ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân.
  • Tránh hút thuốc và khói thuốc.
  • Tránh các nguồn gây dị ứng.
  • Hạn chế sử dụng điều hòa quá lâu.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh.
  • Thăm khám và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp nhằm tránh dịch chứa vi khuẩn, nấm và các loại virus chảy xuống làm họng bị viêm.
  • Vệ sinh răng miệng, họng và mũi sạch bằng nước muối sinh lý.
ngừa viêm họng
Chăm sóc răng miệng thường xuyên và tránh những tác nhân gây bệnh viêm họng. Ảnh Internet

Viêm họng là bệnh thường gặp mà ai cũng sẽ phải mắc phải ít nhất một lần trong đời. Hãy đến gặp ngay bác sĩ khi bạn bị đau họng kéo dài hoặc có bất cứ bất thường nào xuất hiện. Một lời khuyên dành cho bạn là hãy giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch. Đây là chìa khóa vàng để phòng tránh bệnh cũng như tránh lây nhiễm cho người xung quanh đó.

Chi Lê tổng hợp