Theo tục lệ xưa, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm được chọn là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này mọi người thường chuẩn bị lễ vật dâng Thần Tài để cầu xin một năm mới phát tài phát lộc. Bạn đã nắm rõ về ngày này chưa và văn khấn vía Thần Tài như thế nào, hãy tham khảo bài viết này ngay nhé.

1. Sự tích ngày vía Thần Tài

Theo truyền thuyết xưa, Thần Tài là vị thần sống trên trời, trong một lần xuống dưới hạ giới, do uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai. Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân mang đi bán. Rất may, khi Thần Tài đi lang thang để xin ăn thì được một cửa hàng bán gà, vịt cho Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng.

Một thời gian sau, cửa hàng làm ăn sa sút, vắng khách do chủ nhà thấy Thần Tài không làm gì, ăn bốc nên không cho ở nữa. Thấy vậy, rất nhiều người buôn bán, kinh doanh đến mời Thần Tài về, đưa đi mua quần áo mới để mặc.

Cũng may, Thần Tài tìm đến đúng cửa hàng đã mua lại quần áo lúc trước rồi mặc quần áo, đội mũ bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng.

vía thần tài
Chính vì sự may mắn của mình khi ở cùng mọi người. Mà chúng ta có sự tích ngày vía thần tài. Ảnh Internet

2. Ý nghĩa của việc cúng Thần tài

Thần Tài là vị thần có nhiệm vụ cai quản những công việc liên quan đến tiền bạc và của cải cho mỗi gia đình. Chính vì thế nhiều gia đình, đặc biệt là những người tham gia vào lĩnh vực buôn bán, kinh doanh đều thờ cúng Thần Tài với mong muốn có nhiều tiền bạc, cuộc sống sung túc, tiền bạc dư dả.

Vì thế, cứ vào ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên với mục đích cầu xin cho mọi người được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt…

Ngoài ra, vào ngày 10 hàng tháng, người dân cũng thường cúng thần Tài hay còn gọi là ngày thỉnh thần Tài. Nhưng do cách bố trí đặt bát hương thờ Thần Tài và Thổ Địa chung một bàn thờ nên chúng ta hay cúng Thần Tài hàng ngày hoặc cúng thần Tài vào ngày rằm, mùng một. Như vậy không sai vì thờ cúng theo lòng thành tâm của gia chủ, không cứ ngày lễ mới làm. Lòng thành càng nhiều, phúc đức càng viên mãn.

ý nghĩa
Với ý nghĩa mang lại sự may mắn, nên cúng vía thần tài được mọi người quan tâm. Ảnh Internet

4. Lễ vật cúng Thần Tài gồm những gì?

Thông thường, lễ vật cúng Thần Tài sẽ là:

  • Mâm quả cúng Thần Tài: Trước khi cúng chuẩn bị đúng 5 loại hoa quả tươi, được rửa sạch sẽ.
  • Nến (đèn cầy), hương thắp (nhang), hoa tươi (có thể là hoa ly, hoa cúc vàng,…).
  • Nước (3 cốc), rượu (3 cốc).
  • Gạo (phải là gạo tẻ), muối hạt sạch.
  • Tiền vàng mã, thuốc lá, tiền lẻ.
  • Bộ tam sên: gồm thịt heo luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm.
  • Bánh kẹo (1 đĩa), trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu).
  • Xôi đậu xanh.
  • Sắm lễ cúng Thần Tài còn có cá lóc nướng (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình).

Bên cạnh mâm cúng ngày vía Thần Tài người ta thường đi mua vàng đầu năm để đặt lên ban thờ lúc cúng với mục đích thỉnh lộc cầu tài, mong Thần Tài phù hộ cho bản thân và gia đình quanh năm may mắn, tài lộc dồi dào, an khang thịnh vượng.

Tam sên cũng ngày vía Thần Tài
Tam sên cũng ngày vía Thần Tài. Ảnh Internet

5. Cách trình bày ban thờ cúng ngày vía Thần Tài

Khi bày bàn thờ Thần Tài cần lưu ý những thứ không thể thiếu sau:

  • Tượng ông Thần Tài ta đặt bên trái còn tượng ông Thổ Địa đặt bên phải (hoặc bài vị).
  • Một bát hương đặt ở giữa bàn thờ.
  • Lọ hoa đặt bên tay phải. Hoa cúng nên là hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng
  • Đĩa quả tươi đặt bên tay phải. Chuẩn bị 5 loại trái cây khác nhau
  • Chén nước
  • Đèn hoặc nến
  • Đĩa bày đồ lễ

Bàn thờ Thần Tài nên đặt ở vị trí có ánh sáng, ánh sáng tự nhiên là tốt nhất. Nếu bàn thờ bị tối thì ta thắp thêm đèn cho sáng. Bên cạnh bàn thờ, để tăng thêm linh khí tốt, bạn có thể đặt một chậu cây xanh. Trong đó bạn nên chọn loại cây được trồng trên đấy, không nên chọn loại cây trồng trong nước.

bàn thờ thân tài
Bạn cần nắm rõ những lưu ý khi trình bày bàn thờ Thân Tài. Ảnh Internet

6. Văn khấn ngày vía thần tài

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con xin được lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

Kính lạy các ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con cung kính vái lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy Thần tài vị tiền

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản tại xứ này

Tín chủ con là………………………………………

Ngụ tại………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm Kỷ Hợi

Tín chủ chúng con thành tâm kính dâng hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Chúng con cúi xin Thần Tài thương xót, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự được tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ mọn tâm thành, trước án kính lễ cúi mong được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

văn khấn
Văn khấn ngày vía thần tài, bạn nên học thuộc để khi khấn được thành tâm hơn. Ảnh Internet

7. Những lưu ý khi cúng ngày vía Thần Tài

  • Luôn cầu xin Thần Tài bằng lòng thành
  • Để việc cầu xin Thần Tài được như ý, gia chủ cần thành tâm đọc văn khấn ngày vía Thần Tài. Lưu ý không tỏ thái độ qua loa, không có lòng thành sẽ khiến cho các bậc thần linh phật lòng.
  • Lộc sau khi cúng, thường việc này nhiều người ít quan tâm. Nhưng bạn nên chú ý là “Lộc sau khi cúng không được chia cho người ngoài mà chỉ cho người trong nhà “.
  • Việc thỉnh thần rất quan trọng. Vì một bức tượng Thần Tài nếu không có sinh khí sẽ chỉ như bao bức tượng khác.

Trên đây là bài Văn khấn ngày vía Thần Tài cũng như những lưu ý bạn cần nắm rõ khi cúng, khi trình bày bàn thở và những lễ vật cúng. Tết này, đừng quên theo dõi Topnews.com.vn để có thêm nhiều thông tin nhanh chóng và mới lạ nhé.

Lê Linh tổng hợp