Ứng xử khôn khéo trước 1.001 câu hỏi “vì sao” của trẻ

Có những câu hỏi “vì sao” như từ trời rơi xuống được các bé lên 3, lên 5 đặt ra khiến các bố mẹ ngớ ngẩn người. Liệu có nên dập tắt những “vì sao” này để thoát khỏi lúng túng? Hay chăng phải học hỏi tất tần tật mọi thứ trên đời để trả lời cho những “vì sao” của bé yêu?

banner ads

8570-tra-loi-nhung-cau-hoi-vi-sao-cua-tre-nhu-the-nao5.jpg

Các bế lên 3, lên 5 rất thích đặt câu hỏi "Vì sao" với bố mẹ.

Cớ sao trẻ luôn hỏi “vì sao”?

Rồi sẽ đến lúc bạn cảm thấy “chóng mặt” với tần suất xuất hiện của các “vì sao”. Đi đâu, làm gì bé cũng luôn buộc bạn phải trả lời những câu hỏi đại loại như: “Vì sao ông trời lại khóc?”, “Vì sao con được sinh ra?”, “Vì sao không có con trong hình cưới của ba mẹ?”, “Vì sao con mèo kêu meo meo mà con chó lại sủa gâu gâu?”, “Vì sao con cá không ngủ?”… Rất, rất nhiều những câu hỏi như thế sẽ bủa vây bạn mọi lúc trong ngày.

Nhiều bố mẹ chọn giải pháp trả lời “huề cả làng” kiểu như “Thì nó vốn dĩ là vậy”. Hoặc như thoái lui bằng các viện cớ “Để khi khác bố trả lời, giờ bố bận lắm!”. Kể ra, làm bố mẹ chẳng dễ chút nào, phải không?

8566-tra-loi-nhung-cau-hoi-vi-sao-cua-tre-nhu-the-nao-2.jpg

Chính sự tò mò về thế giới xung quanh đã thôi thúc trẻ khám phá và học hỏi.

Theo tiến trình phát triển bình thường của một đứa trẻ, giai đoạn từ 3 đến 5 là lúc trẻ bắt đầu nhận thức được những điều thú vị từ thế giới bên ngoài. Chúng dùng mọi giác quan để cảm nhận từ cách nhai gặm đến hít hà, sờ, nắm, nghe, nhìn…Càng khám phá, chúng càng cảm thấy tò mò vì cứ qua một ngày chúng lại phát hiện thêm một điều thú vị khác hôm qua. Chính sự tò mò ấy đã thôi thúc trẻ khám phá và học hỏi. Trong đó, việc đặt câu hỏi cũng chỉ là một cách để trẻ thỏa mãn được trí tò mò của mình. Nói một cách khoa học hơn, đó chính là cách trẻ tư duy để phát triển nhận thức về thế giới mà chúng là một phần trong đó.

Về mặt tâm lý, một số trẻ cố tình đặt ra những câu hỏi “vì sao” không phải để tìm lấy câu trả lời cho những thắc mắc của mình mà chỉ để thỏa mãn bản thân khi có được sự chú ý của người khác, mà ở đây đó chính là ba mẹ của chúng. Với những trẻ này, đa số đều có rất ít thời gian ở và trò chuyện cùng bố mẹ.

Ứng xử khôn khéo trước những câu hỏi khó của trẻ

8569-tra-loi-nhung-cau-hoi-vi-sao-cua-tre-nhu-the-nao-4.jpg

Đừng bao giờ trở nên cáu gắt mỗi khi bé muốn hỏi điều gì cho dù thật sự bạn rất mệt.

Đừng bao giờ để trẻ phát hiện ra bạn đang cố tình trốn tránh những câu hỏi của trẻ vì sẽ khiến chúng cảm thấy mình không có giá trị. Điều này có thể dẫn đến tâm lý tự tin, mặc cảm cho trẻ. Cũng đừng bao giờ trở nên cáu gắt mỗi khi bé muốn hỏi điều gì cho dù thật sự bạn rất mệt.

Muốn biết được mục đích xuất hiện của các “vì sao”, bố mẹ cần hiểu hơn về tính cách và tâm lý của con mình. Bạn luôn muốn con học hỏi bằng nhiều cách. Vậy, đặt câu hỏi cũng là cách con học hỏi. Do đó, hãy khuyến khích con thay vì trách ngược trở lại “con hỏi nhiều quá!”. Một khi đã hiểu được vai trò của những “vì sao” này trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, bạn cần nhớ:

1. Câu trả lời phải đúng sự thật, tuyệt đối không phịa. Nếu điều đó liên quan đến chân lý khoa học hãy trả lời con một cách logic và khoa học bằng những diễn đạt từ ngữ xúc tích, dễ hiểu nhất.

2. Nếu bạn chưa kịp có câu trả lời ngay, hãy đố ngược lại trẻ để chúng tự suy nghĩ câu trả lời của riêng mình. Trong thời gian đó, bạn có thể tra từ điển bách khoa hoặc tìm kiếm google để có câu trả lời đúng cho trẻ.

8567-tra-loi-nhung-cau-hoi-vi-sao-cua-tre-nhu-the-nao-3.jpg

Có những câu hỏi trẻ không theo logic khiến bạn bật cười nhưng đừng cười theo kiểu nhạo báng.

3. Trẻ sẽ có những câu hỏi không theo logic như tư duy của người lớn khiến bạn bật cười nhưng đừng cười theo kiểu nhạo báng. Bạn có thể tỏ ra ngạc nhiên bằng những lời cảm thán để trẻ cảm thấy phấn khích hơn với vấn đề mình đã đặt ra.

4. Hãy hỏi con theo kiểu gợi mở như “Theo con, con chó cần mấy chân thì đi tốt ? Ông mặt trời nên có màu gì thì đẹp? Con thích trái táo có múi không?”… Qua những câu trả lời có thể “phản chân lý” và rất ngô nghê của trẻ với những câu hỏi này bạn sẽ biết được thiên hướng của trẻ ra sao? Bé có sở thích với điều gì?...

Hãy cảm thấy vui vì con biết hái những “vì sao” xuống cho bố mẹ. Điều đó chứng tỏ con bạn có một tư duy tuyệt vời về vạn vật. Việc khám phá cùng con những điều lý thú từ cuộc sống sẽ giúp bạn có thêm những khoảnh khắc tìm lại chính mình cũng như trải nghiệm và gắn kết khăng khít tình yêu thương gia đình hơn. Để rồi mỗi thời khắc bạn bên con cái là lúc bạn cảm thấy hạnh phúc nhất.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI