Trẻ nhỏ bị giun sán: Làm cách nào để mẹ biết và trị dứt điểm?

Trẻ bị giun sán là tình trạng bệnh phổ biến nhưng chưa được các mẹ quan tâm đúng mức. Nếu để lâu không điều trị dẫn tới biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương, nhiễm trùng. Vậy làm thế nào để phát hiện trẻ đang bị giun sán?

banner ads

1. Nguyên nhân trẻ bị nhiễm giun sán

48102-giun-san-trong-duong-tieu-hoa.jpg

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm giun sán ở trẻ

- Môi trường sống không sạch sẽ khiến trẻ dễ dàng bị nhiễm giun sán.

- Thức ăn mẹ chế biến còn sống, không kỹ cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nhiễm giun sán.

banner ads

- Trẻ thích chơi ở đất, tay chân không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn cũng có nguy cơ nhiễm giun sán cao.

2. Dấu hiệu trẻ bị giun sán

Làm sao để biết trẻ có bị giun sán hay không, mẹ hãy tìm hiểu những dấu hiệu sau đây để phát hiện kịp thời và điều trị tẩy giun sán cho con.

- Biếng ăn, quấy khóc, ăn không ngon.

- Phần bụng trẻ to bè do giun đẻ trứng, sinh sôi nảy nở trong đường ruột.

- Trẻ thường xuyên đi phân lỏng, rối loạn tiêu hóa. Trẻ lớn có thể kêu đau vùng rốn.

- Trẻ luôn có cảm giác buồn nôn, nôn. Thậm chí, một số trẻ còn nôn ra giun nếu giun bò qua phổi, lên thanh quản.

- Nếu nhiễm giun kim, trẻ sẽ trằn trọc khó ngủ, lấy tay gãi hậu môn hoặc ngủ chổng mông và gãi hậu môn.

3. Biến chứng do giun sán

48101-children-2.jpg

Giun sán gây nhiều biến chứng nặng nề

Giun sán là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ nếu trẻ sống trong môi trường không sạch sẽ, thường xuyên ăn thức ăn tái sống. Bệnh dễ điều trị nếu kịp thời phát hiện nhưng nếu cha mẹ không chú ý, trẻ nhiễm giun sán lâu có thể gây ra những biến chứng như:

- Giun chui vào ống mật gây tắc ống mật, vỡ ống mật nguy hiểm tới tính mạng trẻ nếu không kịp thời phát hiện.

- Giun chui qua phổi hoặc đẻ trứng ở phổi khiến trẻ viêm phổi, ho lâu ngày không dứt hoặc bị viêm phối tái đi tái lại nhiều lần.

- Về tác dụng cơ học, các loại giun sán còn gây ra tình trạng vàng da, ói mửa, viêm loét ruột, thậm chí gây chảy máu, thiếu máu ở trẻ.

- Sán còn có thể ký sinh ở não gây động kinh, làm đột tử. Nếu sán ký sinh ở mắt sẽ gây mù lòa. Sán xâm nhập phổi làm vỡ thành mạch máu phổi, ho ra máu, viêm phổi cấp rất nguy hiểm. Có thể nói những biến chứng do sán gây ra còn nguy hiểm hơn giun.

- Giun kim không điều trị kịp thời có thể chui qua âm đạo, gây viêm âm đạo, viêm vòi trứng ở bé gái. Nếu đi lên ruột thừa sẽ gây viêm ruột thừa. Giun kim là giun gây khó chịu nhất cho trẻ vì nó thường đẻ trứng vào ban đêm, gây ngứa ngáy hậu môn rất khó chịu.

4. Cách phòng ngừa giun sán ở trẻ

- Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ. Thường xuyên vệ sinh lau nhà cửa trước khi cho trẻ nằm, bò, chơi. Chăn mùng, gối chiều phơi phóng dưới ánh nắng mặt trời nhiệt độ cao.

- Khi chế biến thực phẩm cho trẻ, mẹ nên ngâm thực phẩm qua nước muối để tiêu diệt trứng giun sán, nấu thực phẩm chín dưới nhiệt độ cao.

- Khi cho trẻ nằm bò dưới đất, không nên cho mặc quần thủng vì có thể tạo điều kiện cho giun sán xâm nhập qua da và đi vào máu.

- Nên tẩy giun sán cho trẻ 6 tháng/lần. Mẹ có thể tẩy giun cho trẻ bằng nước sắc hạt cau, hạt bí đỏ rang hoặc nước dương sỉ đực.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI