Bệnh tắc tia sữa là 1 bệnh phổ biến hiện nay của các chị em sau khi sinh. Và nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm nhiễm tuyến sữa cấp tính thì bắt buộc phải hút hết mủ rạch ra. Do vậy trong bài viết dưới đây là các phương pháp chữa bệnh tắc tia sữa tại nhà hiệu quả các mẹ bé nên xem qua.

1. Bệnh tắc tia sữa là gì ?

Tia sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống đổ về xoang chứa ở phía sau quầng vú được gọi là các tia sữa. Dưới tác dụng kích thích như động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại khiến sữa không thể thoát ra ngoài được dẫn đến tắc tia sữa.

Tắc tia sữa là hiện tượng hai bầu vú cương cứng, thường bị đau nóng hơn so với bình thường. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành cục do hiện tượng sữa đông kết. Lúc này, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn, khiến tình trạng tắc sữa của mẹ ngày nặng thêm gây ra bệnh tắc tia sữa.

bệnh tắc tia sữa
Tắc tia sữa, gây cảm giác đau nhức cho các bà mẹ. Ảnh internet

2. Nguyên nhân bệnh tắc tia sữa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa. Trong đó những nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:

  • Mẹ không cho bé bú sớm và thường xuyên.
  • Không vắt sữa thừa khi trẻ bú không hết…
  • Các động tác hút/nặn sữa không đúng cách.
  • Trẻ đạp vào ngực mẹ hay mặc áo ngực quá chật, cũng làm tổn thương tuyến vú…
  • Một nguyên nhân khác là nhiễm khuẩn. Có thể vi khuẩn theo đường máu, hoặc từ ngoài vào do vệ sinh kém. Khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống ống dẫn sữa bị viêm, chít hẹp và cũng làm cho sữa không phóng ra được.
  • Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể khiến mẹ bị tắc tuyến sữa.

Các nguyên nhân trên có thể gây chèn ép và nghẽn tắc lòng ống dẫn sữa. Trong khi sữa vẫn tiếp tục được tạo ra nên ứ đọng quá nhiều và đông kết, không thoát ra ngoài dẫn đến tắc tia sữa ngày càng trầm trọng hơn.

Căng thẳng mệt mỏi sau sinh
Căng thẳng mệt mỏi sau sinh cũng khiến tình trạng tắc tia sữa trầm trọng hơn. Ảnh Internet

3. Dấu hiệu bệnh tắc tia tia sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng khi bé bú, không tiết ra sữa, có cảm giác tức, đau, căng to và càng lúc càng tăng dần hay có thể sốt nhẹ.

  • Tình trạng tắc tia sữa khi ngủ dậy, mẹ sẽ thấy cảm thấy một hoặc hai vú căng to, tức, đau càng lúc càng tăng dần.
  • Vú có những khối tròn di động nhiều kích thước, bề mặt gồ ghề, nằm riêng rẽ hay liên kết lại với nhau tạo thành khối lớn, chạm vào rất cứng và đau.
  • Đôi khi có thể kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ … Sữa không tiết ra được khi cho bé bú, hút /nặn .
  • Cảm giác ớn lạnh, sốt, cơ thể mệt mỏi, đau ngày càng tăng lên do sữa bị ứ đọng nhiều bên trong.
  • Bầu vú sờ vào thấy cứng, chắc và nóng ấm.
Dấu hiệu tắc tia sữa
Dấu hiệu tắc tia sữa là bầu vú cương cứng, nóng lên khiến trẻ khó khăn trong việc bú. Ảnh internet

4. Biến chứng của tắc tia sữa lâu ngày

Tình trạng tắc tia sữa nếu kéo dài lâu ngày. Không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mẹ bị tắc tia sữa sẽ có nguy cơ cao mắc áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Cụ thể:

  • Viêm tuyến vú: Đây là tình trạng bầu ngực tiếp tục sưng to và rất đau, sờ bầu ngực thấy có nhiều cục cứng, nặn sữa không ra, đầu vú sưng tấy.
  • Áp xe vú: Sẽ gây đau, mưng mủ ở tuyến vú, đau tức dữ dội. Áp xe vú thường xảy ra sau khi mẹ bị tắc tia sữa từ 1 tuần trở lên mà không được điều trị.
  • Hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú: Tình trạng này là do mẹ bị tắc tia sữa lâu ngày không được điều trị. Tình trạng này tuy không quá phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp.

Thông thường những mẹ bị tắc sữa đều cảm thấy căng tắc, sưng đau vùng ngực, thậm chí là sốt. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, nếu kéo dài mẹ có thể bị suy nhược. Và nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến mất hẳn sữa.

tắc tia sữa
Tình trạng tắc tia sữa nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ảnh Internet

5. Các phương pháp chữa bệnh tắc tia sữa thường gặp

Khi thấy bầu ngực căng cứng, sờ thấy có cục bên trong và rất đau, chính là những tia sữa bị tắc lại. Giải quyết vấn đề này, có nhiều cách như massage bằng tay để bầu ngực mềm ra, túi sữa vón cục bên trong tan đi, cho sữa mới ra.

Ngoài ra, còn có giải pháp khác như uống thuốc nam, uống các loại lá cây, hoặc giã nhỏ các loại dược thảo để đắp lên phần núm vú để thông tia sữa. Hơn nữa, y học hiện đại cũng giúp sẽ giúp mẹ giải quyết nỗi lo này. Cụ thể như:  Chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy hút chân không để hút sữa, uống thuốc cũng giúp cho việc thông tia sữa.

Tùy cơ địa, mức độ, thời gian của tình trạng tắc tia sữa mà mỗi người sẽ thích hợp với phương thức khác nhau.

tắc sữa
Có rất nhiều cách giúp mẹ chữa dứt điểm tình trạng tắc sữa. Ảnh Internet

6. Các cách chữa tắc tia sữa tại nhà hiệu quả cho mẹ

6.1. Chữa tắc tia sữa kết hợp với 1 số động tác ép tay để sữa ra

Với phương pháp này, mẹ dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đông kết. Day từ từ theo vòng tròn, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại.

Khi thực hiện động tác này, mẹ phải thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn. Bên cạnh đó, các động tác bú mút rất quan trọng vì thế khi day ép nên kết hợp với động tác bú mút sẽ giúp giảm rõ rệt tình trạng tắc sữa. Trường hợp núm vú bị tổn thương, không nên cho trẻ bú, thay vào đó phải để người lớn bú mút ra, tránh để sữa ứ đọng.

Chữa tắc tia sữa
Chữa tắc tia sữa kết hợp với 1 số động tác ép tay để sữa ra. Ảnh Internet

6.2. Chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh

Bồ công anh trong Đông y được coi là một vị thuốc quý. Lá vị ngọt hơi đắng, tính lạnh, công dụng thanh nhiệt giải độc và tiêu viêm rất tốt. Vì thế, bồ công anh thường được sử dụng để chữa tắc tia sữa, đinh nhọt, lở loét lâu ngày, ong châm, rắn cắn, viêm bàng quang, tiêu hóa kém,…

Để chữa tắc tia sữa với lá bồ công anh hiệu quả, mẹ cần:

Với lá bồ công anh tươi:

  • Chuẩn bị 30g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Xé nhỏ lá bồ công anh, thêm vài hạt muối, giã nát rồi vắt lấy nước uống.
  • Phần bã còn lại, mẹ mang đắp lên chỗ ngực đang bị tắc tia sữa 1 giờ, có thể cố định lại bằng gạc. Sau đó tháo bỏ, vệ sinh lại ngực cho sạch bằng nước ấm.

Thông thường nếu như cơ thể đáp ứng tốt, trị tắc tia sữa bằng bồ công anh có thể cho hiệu quả sau 2 – 3 lần dùng.

Với lá bồ công anh khô:

Lá bồ công anh khô, khi dùng mẹ nên rửa sạch và đun với nước, dùng như uống trà trong ngày. Hoặc mẹ có thể đun sôi nước và pha với lá bồ công anh khô khoảng 15 phút để dùng.

Lá bồ công anh
Lá bồ công anh tươi có thể xay nhỏ ra rồi đắp lên ngực sẽ giảm tắc tia sữa. Ảnh Internet

6.3. Chữa bệnh tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, lá có vị đắng, tính mát. Có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết.

Mẹ có thể sử dụng loại lá này để chưa tắc tia sữa hiệu quả, bằng cách:

Uống nước lá đinh lăng:

  • Sử dụng 150 – 200g lá đinh lăng tươi rửa sạch, cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp lại, sau khi sôi thì mở nắp và đảo qua.
  • Lặp lại khoảng 2 – 3 lần, sau khoảng 7 phút thì tắt bếp. Chờ nguội, chắt lấy nước đầu tiên để uống.
  • Tiếp đến, đổ thêm khoảng 200ml nước vào và nấu sôi lại, lược lấy nước thứ hai để uống.

Uống liên tục khoảng 2 – 3 ngày mẹ sẽ thấy tình trạng tắc sữa giảm rõ rệt. Nhưng lưu ý: Nước lá đinh lăng cần được uống xen kẽ với nước lọc nhưng không thay thế hoàn toàn nước lọc.

Ngoài cách uống, mẹ cũng có thể dùng lá đinh lăng để nấu canh, nấu cháo, luộc hoặc đắp thuốc.

lá đinh lăng
Lá đinh lăng rất nhiều công dụng, trong đó có tác dụng chữa tắc tia sữa. Ảnh internet

6.4. Chữa tắc sữa bằng lá mít

Trong Đông y, mít được xem là một vị thuốc tốt. Nó có tác dụng ích khí, bổ huyết, giải rượu, chữa viêm nhiễm, chữa rối loạn tiêu hóa… Ngoài ra, lá mít còn có tác dụng giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh và giúp chữa viêm tắc tia sữa vô cùng hiệu quả.

Với cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít, mẹ cần:

  • Khoảng 18 lá mít to, không sâu, rửa sạch, sau đó hơ nóng, đắp mỗi bên bầu ngực 9 lá. Mẹ nhớ lưu ý đắp ở những vùng ngực bị cương cứng. Sau đó, dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng từ trên xuống dưới.
  • Phần nước lá mít đang nóng, mẹ có thể dùng khăn sữa của trẻ thấm ướt rồi chườm lên ngực. Tứ thực hiện thao tác này cho đến khi nước nguội hẳn. Thực hiện phương pháp này khoảng 3 – 4 lần sẽ có hiệu quả rất tốt.
  • Trong trường hợp sữa chảy ra ngay sau khi chườm thì mẹ phải cho bé bú ngay. Bé bú càng lâu càng tốt để giúp kích thích tuyến sữa hoạt động trở lại bình thường.

Bên cạnh công dụng chữa tắc tia sữa thì lá mít còn có tác dụng lợi sữa cho mẹ, chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh, trẻ bị tiểu ra cặn trắng, hen suyễn, mụn nhọt… rất tốt.

cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít
Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít. Ảnh Internet

6.5. Cách chữa tắc tia sữa bằng đu đủ non

Đối với các mẹ cho con bú thì đu đủ xanh là cách chữa tắc tia sữa khá tốt và dễ kiếm. Đu đủ xanh sẽ giúp các mẹ giảm đau và thông sữa hiệu quả.

Cách chữa tắc tia sữa bằng đu đủ xanh như sau:

  • Mẹ dùng 1 quả đu đủ xanh gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng đem nướng.
  • Dùng khăn hoặc giấy mỏng bọc phần đu đủ nướng lại sau đó đắp lên hai bầu ngực (nếu nóng quá thì có thể bọc thêm vải) cho đến khi miếng đu đủ nguội dần.
  • Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi tuyến sữa được thông.
đu đủ xanh
Đối với các mẹ cho con bú thì đu đủ xanh là cách chữa tắc tia sữa hiệu quả. Ảnh Internet

6.6. Cách trị tắc sữa bằng lá tía tô

Cách chữa tắc sữa bằng lá tía tô rất đơn giản, mẹ chỉ cần:

  • Sử dụng một nắm lá và ngọn tía tô rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên hai bầu ngực.
  • Cố định chúng bằng một chiếc vải mỏng trong khoảng 30 phút hoặc cho đến khi sữa chảy ra là được.
lá tía tô
Lá tía tô là bài thuốc chữa tắc sữa cực tốt. Ảnh Internet

6.7. Cách trị tắc tia sữa bằng lá bắp cải

Bắp cải không chỉ dùng để ăn mà nó còn là một cách chữa tắc tia sữa rất tốt. Theo đó, khi mẹ có những triệu chứng tắc tia sữa như đau, cương cứng vú, sốt nhẹ… thì hãy áp dụng phương pháp sau:

  • Rửa sạch lá bắp cải, để ráo nước rồi hơ nóng đắp trực tiếp lên ngực. Nếu nóng quá mẹ có thể để bên dưới 1 lớp khăn.
  • Dùng tay day day lên vùng ngực bị tắc sữa, tiếp tục đắp lá bắp cải lên và làm như vậy đến khi sữa chảy ra.
bắp cải
Bắp cải không những rất ngon, mà lá bắp cải còn có tác dụng chữa tắc tia sữa. Ảnh internet

6.8. Chữa tắc tia sữa bằng cách dùng quả mướp già

Theo Đông y, quả mướp già đã được chế biến khô (xơ mướp) có tên gọi là Ty qua lạc. Dùng quả già khô cứng, đập nhẹ cho rụng lớp vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt, rồi phơi nắng cho khô, có thể cắt nhỏ thành từng đoạn.

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, làm thông tuyến sữa,… Mẹ chỉ cần dùng 5-10g xơ mướp, sắc uống hằng ngày là có thể giúp thông tuyến sữa.

xơ mướp
Xơ mướp cũng có thể giúp mẹ chữa các vấn đề về tắc sữa. Ảnh Internet

6.9. Những cách chữa tắc sữa khác theo kinh nghiệm dân gian

Ngoài những cách chữa tắc tia sữa phổ biến ở trên thì mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp được liệt kê dưới đây:

  • Chữa tắc tia sữa bằng xôi nếp: Lấy xôi nếp bọc trong 2 khăn vải mềm, chườm 2 bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến đi xôi nguội. Khi chườm xôi lên ngực, ban đầu sẽ có cảm giác hơi nóng nhưng dần dần sẽ thấy rất dễ chịu và sữa về đều cả 2 bên.
  • Dùng hành tím massage ngực: Lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ phần đầu ti), phủ khăn giấy mềm và băng lại. Mỗi ngày đắp hai đến 3 lần kết hợp với massage ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc tia sữa hoàn toàn.
  • Dùng lá đinh lăng và diếp cá: Sử dụng lá đinh lăng và lá diếp cá mỗi thứ một ít. Rửa sạch sau đó rang vàng hạ thổ, kết hợp mát-xa sẽ giúp thông tắc tia sữa rất nhanh.
  • Dùng rau dừa nước và rau tía tô: Chữa tắc tia sữa bằng cách này cũng giống như phương pháp dùng lá đinh lăng, các mẹ kết hợp hai loại mỗi thứ một ít, có thể nấu lên làm nước uống hoặc giã nhỏ rồi đắp lên hai bầu vú để giúp giảm cơn đau hiệu quả.

Ngoài ra, để có nhiều sữa sau sinh các mẹ cần chú ý đến khẩu phần ăn uống cũng như các loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng để có thật nhiều sữa trong giai đoạn bé phát triển.

hành tím
Ngoài dùng để chế biến thức ăn, hành tím còn có công dụng chữa tắc sữa rất tốt. Ảnh Internet

6.10. Chữa bệnh tắc tia sữa bằng bấm huyệt xoa bóp

Bạn tự bấm vào các huyệt kiên tỉnh, nhũ căn, chiên trung, dịch môn, ốc ế… có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chống ứ trệ, làm thông tia sữa.

  • Huyệt Kiên tỉnh: Huyệt này nằm ở chính giữa bả vai, là điểm giữa của đường thẳng nối giữa chỗ cao nhất ở gáy khi ngồi cúi đầu với bờ ngoài của mỏm cùng vai. Khi bấm huyệt, cần dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh, tạo được cảm giác căng tức là tốt. Trong nhiều trường hợp, việc bấm huyệt này có thể làm thông tia sữa tức thì.
  • Huyệt Nhũ căn: Từ đầu vú thẳng xuống, huyệt nằm ở bờ trên xương sườn thứ 6, cách đường chính giữa ngực khoảng 4 thốn (7-7,5 cm). Khi lấy huyệt, cần nâng bầu vú lên trên.
  • Huyệt Ốc ế: Nằm ở trên bờ xương sườn 3, từ núm vú thẳng lên. Cách đường chính giữa ngực khoảng 4 thốn (7-7,5 cm). Dùng đầu ngón tay cái xoa day và điểm mạnh vào huyệt.
  • Huyệt Chiên trung: Nằm ở đường dọc chính giữa ngực, ngang với 2 núm vú ở nam giới hoặc ngang 2 khoảng liên sườn 4 ở phụ nữ. Dùng đầu ngón cái xoa, day trong khoảng 2-3 phút.
  • Huyệt Dịch môn: Nằm ở kẽ ngón tay út và áp út (ngón tay 4 và 5), chỗ tiếp giáp giữa da gan tay và mu tay. Xoa bấm bằng đầu ngón tay cái, tạo được cảm giác đau nhẹ là được.

Mỗi ngày mẹ nên xoa day, bấm huyệt từ  1-2 lần, mỗi huyệt xoa bấm 1-3 phút. Kết hợp với massage ngực theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp làm thông những tia sữa bị tắc.

bấm huyệt
Chữa tắc tia bằng bằng cách bấm huyệt, mang lại cảm giác dễ chịu cho các mẹ. Ảnh Internet

6.11. Chữa tắc tia sữa bằng các bài thuốc đông y qua từng giai đoạn

6.11.1. Giai đoạn nhũ thống – sữa ứ trệ

  • Triệu chứng của giai đoạn nhú thống: Bầu vú sưng đau, sữa ra không đều, không thông. Sắc da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, ngực tức. Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng.
  • Bài thuốc gồm: qua lâu 12g, ngưu bàng tử 12g, sài hồ 12g, hoàng cầm 10g, liên kiều 8g, sơn chi tử 10g, thiên hoa phấn 16g, tạo giác thích 8g, kim ngân hoa 12g, trần bì 10g, thanh bì 12g, cam thảo 6g.
  • Sắc uống mỗi ngày một thang.

6.11.2. Giai đoạn ung – làm mủ

  • Triệu chứng của giai đoạn ung – làm mủ: Lúc này, bầu vú sưng to, da đỏ nóng từng đám hoặc cả vú, đau tăng. Sốt cao, người bứt rứt khó chịu, miệng khát muốn uống, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
  • Bài thuốc gồm: Hoàng liên 10g, hoàng cầm 12g, liên kiều 10g, ơn chi tử 12g, cát cánh 12g, đại hoàng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, đinh lang 10g, bạc hà 8g, mộc hương 8g, thăng ma 10g, hoàng kỳ 12g, bạch chỉ 12g, xuyên sơn giáp 6g, tạo giác thích 6g, cam thảo 6g.
  • Sắc uống ngày một thang.

6.11.3. Giai đoạn vỡ mủ

  • Triệu chứng của giai đoạn vỡ mủ: Do mủ tự vỡ hoặc chích rạch tháo mủ, thân nhiệt hạ, sưng đau giảm. Nếu mủ đã vỡ mà tình trạng sưng đau vẫn không giảm, thân nhiệt cao. Chứng tỏ nhiệt độc còn thịnh, làm mủ lan sang các nhũ lạc khác hình thành truyền nang nhũ ung.
  • Bài thuốc gồm: Nhân sâm 10g, bạch truật 12g, xuyên sơn giáp 6g, bạch chỉ 12g, thăng ma 10g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, tạo giác thích 6g, cam thảo 6g, thanh bì 12g.
  • Sắc uống ngày một thang.
thuốc đông y
Các bài thuốc đông y có tác dụng rất tốt trong việc chữa tắc tia sữa. Ảnh Internet

6.12. Chữa tắc sữa bằng các loại máy

Chữa tắc tia sữa bằng các loại máy là cách trị tắc tia sữa hiệu quả và nhanh chóng nhất. Các bước thông tắc tia sữa như sau:

  • Kiểm tra vùng ngực, thăm khám, kiểm tra mức độ tắc tia sữa.
  • Vệ sinh ngực và làm sạch đầu ti.
  • Chiếu tia hồng ngoại làm tan cục cương.
  • Dùng máy massage cầm tay massage ngực làm tan cục sữa.
  • Chiếu tia và sử dụng sóng siêu âm đa tần số công nghệ làm tan phần sữa tắc. Tuyệt đối không day bóp bằng tay gây đau đớn.

Con bú được ngay, có tác dụng với cả những người cơ địa ít sữa, ngày càng nhiều sữa hơn do đường tia đã thông. Ngoài ra, ngay khi mới có dấu hiệu tắc tia sữa mẹ có thể sử dụng máy hút sữa bằng tay để chữa dứt điểm vấn đề này.

máy hút sữa
Khi mới có dấu hiệu tắc sữa, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa bằng tay để chữa dứt điểm vấn đề này. Ảnh Internet

6.13. Chữa tắc sữa bằng cách massage

Massage bầu ngực sẽ kích thích tuyến sữa, làm tan các cục sữa. Khi massage đúng kỹ thuật thì các túi sữa ở bên trong sẽ dần tan ra. Lúc này, mẹ có thể vắt sữa hoặc kết hợp với máy hút sữa để hút ra.

Mẹ cần dùng hai bàn tay massage bầu ngực theo chuyển động tròn. Tăng dần từ 20 – 30 lần sau đó làm ngược lại. . Điều này giúp làm mềm bầu ngực, tan các túi sữa vón cục bên trong. Thực hiện nhiều lần ở mỗi bên vú.

Lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ cần kiên nhẫn cho đến khi có sữa chảy ra thì vuốt dọc bầu ngực từ trên xuống để sữa được thông đều. Mẹ có thể kết hơp với túi chườm nóng với mục đích làm bầu ngực mềm hơn, giúp lưu thông các tia sữa nhanh hơn.

 túi chườm nóng
Mẹ có thể kết hơp với túi chườm nóng với mục đích làm bầu ngực mềm hơn. Ảnh Internet

6.14. Chữa tắc tia sữa bằng thuốc tây

Việc sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc Tây để chữa tắc tia sữa trong thời gian cho con bú là vấn đề mẹ cần cân nhắc thật kĩ và phải có sự chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc có thể tiết qua sữa mẹ gây hại cho trẻ. Đặc biệt đối với những trường hợp mẹ bị mắc bệnh gan hoặc thận.

Hai loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến khi bị tắc tia sữa là thuốc giảm đau và hạ sốt. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi tình hình đã chuyển nặng như áp xe vú, các mô bị hoại tử,… Và trong thời gian chữa tắc tia sữa bằng thuốc Tây, có thể mẹ sẽ phải ngừng cho con bú theo chỉ định của bác sĩ.

thuốc tây
Mẹ nên cân nhắc khi sử dụng thuốc tây để chữa tắc tia sữa. Ảnh Internet

7. Cách phòng tránh tắc sữa cho mẹ

Để phòng tránh tình trạng tắc tia sữa và hạn chế việc tái đi tái lại nhiều lần, mẹ nên:

  • Giữ đầu vú và các kẽ ở núm vú luôn sạch sẽ bằng cách sử dụng khăn mềm ngay sau khi cho con bú để tránh vi khuẩn xâm nhập vừa gây bệnh cho mẹ mà cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của con.
  • Sau khi cho con bú, mẹ nên vắt hết sữa ra ngoài để đảm bảo không có sữa đọng lại gây vón cục và tắc sữa.
  • Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Duy trì việc làm này liên tục để tăng cường hoạt động của tuyến sữa. Ngoài ra, mẹ cần cho con bú hết hẳn một bên rồi mới chuyển sang bên còn lại.
  • Khi bị tắc tia sữa và sử dụng các phương pháp trên không hiệu quả. Mẹ cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Tránh để lâu sẽ gây nguy hiểm cho mẹ.
  • Bên cạnh đó, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, thường xuyên cung cấp những thực phẩm lợi sữa. Điều này giúp hỗ trợ hoạt động của các tuyến sữa tốt hơn, tăng cường lượng sữa và nhớ không cai sữa đột ngột, mẹ nhé.
phòng tránh tắc tia sữa
Mẹ cần nắm rõ những lưu ý về vệ sinh ngực sau khi sinh. Ảnh Internet

Trên đây là những cách chữa trị tắc tia sữa phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ. Giúp các mẹ phòng tránh và chữa trị tắc tia sữa hiệu quả nhanh nhất!

Lê Linh tổng hợp