Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa… cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả càng sớm càng tốt. Vậy rối loạn thần kinh thực vật nguy hiểm như thế nào? chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

1. Tìm hiểu thêm về  thần kinh thực vật

2.1. Hệ thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật được chia làm hai hệ: hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm.

  • Mỗi hệ giao cảm hoặc đối cảm có các trung khu.
  • Trung khu của hệ giao cảm phân bố ở sừng bên chất xám tuỷ sống từ ngực 1 đến thắt lưng 2 – 3
  • Trung khu hệ phó giao cảm phân bố ở 3 nơi: não giữa, hành cầu não và các đốt cùng của tuỷ sống.
Hệ thần kinh thực vật
Cơ quan đáp ứng và đáp ứng của hệ giao cảm. Ảnh Internet

Ngoài não giữa, cầu não, tuỷ sống, tham gia vào chức năng thực vật còn có một số cấu trúc thần kinh khác: thể lưới thân não, các trung khu thực vật trong tiểu não, vùng trán của bán cầu đại não…

hệ thần kinh giao cảm
Cơ quan đáp ứng và đáp ứng của hệ đối giao cảm. Ảnh Internet

2.2. Chức năng của hệ thần kinh thực vật

Nói chung, chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hoà các quá trình chuyển hoá vật chất. Điều hoà hoạt động của cơ quan nội tạng cũng như của chính hệ thần kinh trung ương. Trong điều hoà chức năng của các cơ quan thường có sự tham gia của cả hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Tác dụng của giao cảm và phó giao cảm thường có mối quan hệ tương hỗ: kích thích đồng thời các dây thần kinh giao cảm có tác dụng tăng cường chức năng của các dây phó giao cảm.

Ảnh hưởng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm lên chức năng các cơ quan trong cơ thể diễn ra như sau: giao cảm làm giãn đồng tử thì phó giao cảm làm co, giao cảm làm giãn mạch thì phó giao cảm làm co, giao cảm làm tăng nhịp tim thì phó giao cảm làm giảm nhịp tim, giao cảm làm giảm nhu động và trương lực lòng ruột thì phó giao cảm làm tăng nhu động và trương lực…

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Chức năng của hệ thần kinh thực vật
Chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hoà các quá trình chuyển hoá vật chất. Ảnh Internet

2. Rối loạn thần kinh thực vật

2.1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật, hay còn có tên gọi khác là hệ thần kinh tự chủ, làm nhiệm vụ chi phối tất cả các chức năng tự động trong cơ thể như các hoạt động của hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục và các tuyến tiết… Nó bao gồm có hệ thần kinh giao cảm (có vai trò kích thích hoạt động) và hệ thần kinh phó giao cảm (đóng vai trò ức chế hoạt động), bình thường hai hệ thống này luôn hoạt động cân bằng với nhau, đảm bảo cho các cơ quan làm việc chính xác và hiệu quả.

Rối loạn các chức năng của hệ thần kinh thực vật xảy ra khi sự mất cân bằng hoạt động của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Làm rối loạn hoạt động của cơ quan và gây ra các triệu chứng đa dạng trên toàn hệ thống.

Rối loạn thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật, hay còn có tên gọi khác là hệ thần kinh tự chủ. Ảnh Internet

2.2. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, parkinson, đa xơ cứng và mất trí nhớ.
  • Bệnh tự miễn như sjogren, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày, hội chứng Guillain – Barre…
  • Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng cổ.
  • Điều trị bằng một số loại thuốc nhất định, đặc biệt là hóa trị ung thư.
  • Một số bệnh truyền nhiễm như bệnh Lyme, HIV/AIDS.
  • Rối loạn di truyền từ cha mẹ sang con.
Rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân như Căng thẳng, stress kéo dài… Ảnh Internet

3. Các triệu chứng, biểu hiện của của bệnh rối loạn kinh thực vật

Tùy thuộc vào hệ cơ quan bị ảnh hưởng mà người bệnh sẽ có một hoặc đồng thời nhiều biểu hiện, triệu chứng khác nhau.

  • Hệ thần kinh: khi các chức năng của hệ thần kinh bị ảnh hưởng có thể dẫn đến một số triệu chứng như run tay chân, đau đầu, mất ngủ…
  • Hệ tim mạch: có thể bị đánh trống ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, đau ngực, tụt huyết áp tư thế,…
  • Hệ tiêu hóa: khó tiêu, ợ nóng; tiêu chảy kéo dài, tăng nhu động dạ dày, ruột, thay đổi vị giác, rối loạn tiểu tiện, đại tiện…
  • Hệ tiết niệu: tiểu đêm, đái dầm, bí tiểu, tiểu không tự chủ.
  • Hệ sinh dục: suy giảm các chức năng tình dục như rối loạn cương, bất lực, xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng, khô âm đạo…
  • Tuyến mồ hôi: Tăng tiết mồ hôi quá mức gây ra đổ mồ hôi nhiều ở tay, chân, đầu, mặt… hoặc giảm tiết mồ hôi gây khô da…
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
Khi các chức năng của hệ thần kinh bị ảnh hưởng có thể dẫn đến một số triệu chứng như run tay chân, đau đầu. Ảnh Internet

4. Điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Việc điều trị chứng rối loạn thần kinh thực vật phụ thuộc chính vào hệ cơ quan bị ảnh hưởng và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải.

  • Đối với chứng bệnh run rẩy tay chân, kèm theo hồi hộp, đánh trống ngực… do rối loạn thần kinh thực vật gây ra, mục tiêu quan trọng là học cách điều tiết cảm xúc bằng các bài tập cơ bản như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga… Kết hợp sử dụng một số hoạt chất sinh học tự nhiên trong thảo dược Thiên ma, Câu đằng.
  • Đối với các rối loạn trên hệ tiêu hóa, bạn có thể dùng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường các chất xơ, uống nhiều nước hơn, dùng thuốc chống trầm cảm ba vòng để giảm đau dạ dày hoặc phân lỏng…
  • Để điều trị rối loạn trên hệ tiết niệu, ta có thể thực hiện các bài tập huấn luyện bàng quang co, giãn theo ý nghĩ để kiểm soát tình trạng đi tiểu không tự chủ; giảm lượng chất lỏng, đặc biệt vào buổi tối và trước khi đi ngủ
  • Với các rối loạn chức năng tình dục có thể dùng thuốc cải thiện sự cương cứng, sử dụng chất bôi trơn âm đạo.
ngồi thiền
Học cách điều tiết cảm xúc bằng các bài tập cơ bản như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga run rẩy tay chân, kèm theo hồi hộp. Ảnh Internet

5. Cải thiện chứng rối loạn thần kinh thực vật

Thay đổi lối sống và giảm thiểu những yếu tố nguy cơ có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn thần kinh thực vật.

  • Hạn chế căng thẳng
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Tập thể dục hàng ngày, đặc biệt là các bộ môn như thiền, yoga sẽ rất hữu ích để bình ổn hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
  • Giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định nếu bạn có bệnh tiểu đường.

Chứng rối loạn thần kinh thực vật chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố tâm lý, cảm xúc. Do vậy hãy luôn sống vui vẻ, lạc quan để loại bỏ chứng bệnh này ra khỏi cuộc sống.

Hạn chế căng thẳng
Hãy luôn sống vui vẻ, lạc quan để loại bỏ chứng bệnh này ra khỏi cuộc sống. Ảnh Internet

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng đã nêu trên:

  • Hoa mắt hay ngất khi đứng dậy, hay hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục, hay không gắng sức được.
  • Vã mồ hôi bất thường có thể thay đổi giữa vã mồ hôi quá nhiều hay vã mồ hôi quá ít.
  • Khó tiêu hóa, như ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón hay nuốt khó.
  • Các vấn đề về tiết niệu như: khó bắt đầu đi tiểu, tiểu lắt nhắt, và không làm trống bàng quang hoàn toàn.
  • Các vấn đề sinh dục ở nữ, như khô âm đạo hay khó đạt cực khoái.
  • Các vấn đề thị lực như: nhìn mờ hay đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng.
Đi khám bác sĩ
Khi có các triệu chứng như Hoa mắt, hay ngất khi đứng dậy, hay hạ huyết áp tư thế đứng. Ảnh Internet

Mong rằng sau bài viết các bạn đã biết thêm về rối loạn thần kinh thực vật để phòng tránh cho bản thân và gia đình mình. Theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé.

Hoàng Tùng tổng hợp