Quyền của mẹ đơn thân

Khoản 1 Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”.

banner ads

Hỏi: Em đang mang bầu tháng thứ 3 nhưng gia đình nhà người yêu không đồng ý cho tổ chức đám cưới. Nếu sau khi em sinh, anh ấy đòi quyền về đứa trẻ hay xảy ra tranh chấp thì pháp luật có giải quyết không ạ?

Một độc giả giấu tên

6369-babyshutterstockimg.jpg

Đứa trẻ sinh ra khi hai vợ chồng chưa đăng ký kết hôn không được pháp luật thừa nhận là con chung. Ảnh minh họa

Trả lời:

Do bạn không nêu rõ hai bạn chưa cưới nhưng đã đăng ký kết hôn hay chưa nên có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Hai bạn đã đăng ký kết hôn nhưng chưa tổ chức đám cưới

Trong trường hợp này, mặc dù hai bạn chưa tổ chức đám cưới nhưng đã đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã thì được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp.

Khoản 1 Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”. Theo đó, đứa trẻ bạn sắp sinh là con chung của vợ chồng bạn. Vì vậy, cha cháu bé đương nhiên có đầy đủ quyền và nghĩa vụ với bé theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trường hợp thứ hai: Hai bạn chưa đăng ký kết hôn

Trong trường hợp này, hai bạn không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình, con bạn không được coi là sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nên cháu bé bạn sắp sinh được xác định không phải là con chung vợ chồng (con ngoài giá thú).

Cháu bé được sinh ra là con riêng của bạn, tuy nhiên, pháp luật không tước bỏ quyền của người cha đối với con. Theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình, “người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu tòa án xác định người đó là con mình”. Do vậy, sau khi bạn sinh đứa bé thì cha đứa trẻ có quyền yêu cầu tòa án xác định đứa bé là con mình. Nếu người yêu bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh anh ta là cha đứa trẻ thì tòa án sẽ công nhận họ là cha con.

Theo đó, người yêu bạn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người cha đối với con theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, cấp dưỡng, thừa kế,...

Trong trường hợp, cha đứa trẻ nhận con có sự đồng ý của bạn thì hai bạn thực hiện thủ tục nhận cha cho con tại UBND cấp xã nơi bạn cư trú. Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha cho con, người yêu bạn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người cha đối với con theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bạn cần lưu ý là theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, dù hai bạn có đăng ký kết hôn hay không thì vấn đề quyền nuôi con chung sẽ được xử lý như trường hợp ly hôn.

Theo đó, về nguyên tắc vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Vì vậy, nếu hai bạn có tranh chấp về việc nuôi con chung thì cháu bé dưới 3 tuổi đương nhiên sẽ do bạn nuôi dưỡng, nếu hai bạn không có thỏa thuận để cha bé nuôi dưỡng.

Theo Vilaw

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI