Cách phát hiện sớm các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em

Đối với tất cả các bệnh do virus phổ biến ở trẻ nhỏ, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị. Cũng vậy, phát hiện các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm.

banner ads

45066-benh-soi-o-tre-em-1.jpg

Một trẻ mắc bệnh sởi

Bệnh sởi bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh và phát triển trong khoảng 10 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Sau một vài ngày, cơ thể sẽ phát ban sởi.

Đối với hầu hết các trường hợp, bệnh kéo dài khoảng 7-10 ngày.

Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em trong giai đoạn khởi phát

Ban đầu, các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ bao gồm:

- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

- Hắt xì

- Chảy nước mắt

- Mí mắt sưng

- Đau mắt hoặc mắt đỏ và mắt nhạy cảm với ánh sáng

- Sốt cao đến 40 độ C

- Xuất hiện chấm trắng-xám nhỏ như hạt các niêm mạc má

- Đau nhức hoặc mỏi mình và khó chịu

- Ho

- Mất cảm giác ngon miệng

45067-benh-soi-o-tre-em-15.jpg

Trẻ mắc bệnh sởi có thể sốt cao trên 40 độ C

Một hoặc hai ngày trước khi phát ban, trẻ mắc bệnh sởi sẽ xuất hiện các chấm trắng-xám nhỏ như hạt cát trong niêm mạc má gọi là “Koplik”. Đây là một trong những triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em điển hình nhất để các bác sĩ có thể chẩn đoán đúng bệnh.

Tuy nhiên, không phải trẻ nhỏ nào mắc bệnh sởi đều có “Koplik”. Nhưng nếu ngoài các triệu chứng khác có kèm theo “Koplik” thì đó là điều kiện gần như chắc chắn để khẳng định trẻ đã mắc sởi.

Các chấm trắng thường sẽ kéo dài trong một vài ngày trước khi qua giai đoạn toàn phát với triệu chứng phát ban.

Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em trong giai đoạn khởi phát

- Phát ban sởi trong giai đoạn toàn phát là một triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em rất điển hình.

- Sởi phát ban thường xuất hiện khoảng 2-4 ngày sau khi có các triệu chứng ban đầu và thường mất dần sau khoảng một tuần.

- Các trẻ sẽ thường cảm thấy khó chịu nhất vào ngày đầu tiên hoặc thứ hai sau khi sởi phát ban.

Nhận biết phát ban sởi:

Ban sởi là những đốm màu đỏ nâu, phẳng và dính với nhau thành từng mảng loang lổ lớn trên bề mặt da. Khi ấn tay vào, ban sởi sẽ biến mất.

Thông thường, ban sởi đầu tiên xuất hiện trên đầu hoặc cổ trước khi lan rộng ra các phần còn lại của cơ thể. Đôi khi, ở một số người mắc sởi, nó có thể gây ngứa. Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em này rất dễ nhầm lẫn với bệnh thứ năm (hội chứng tát má) hay rubella.

Tuy ban sởi trong thời gian toàn phát rất dễ lây lan nhưng nếu trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ (tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR) hoặc đã bị sởi trước đó sẽ không thể nhiễm bệnh này.

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

Cần gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bé đang có những triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em điển hình. Tốt nhất nên điện thoại trước khi đến để các bác sĩ sẽ có biện pháp phòng nguy cơ lây lan bệnh cho người khác.

Nếu đã tiếp xúc với người mắc bệnh sởi và bản thân trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ, nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để các bác sĩ có biện pháp phòng bệnh hoặc giảm triệu chứng tùy theo độ tuổi.

Mong rằng các bố mẹ sẽ sớm phát hiện những triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em để giúp trẻ tránh được các biến chứng nguy hiểm khi bệnh trở năng và ngăn ngừa sự lây lan trong cộng đồng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI