Những dòng sông từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác đối với các nhà văn, nhà thơ. Nếu như nhà văn Trương Hán Siêu nổi tiếng với hình tượng sông Đà trong “Bạch Đằng giang phú”, Tế Hanh với dòng sông quê hương thì Nguyễn Tuân được gắn liền với dòng sông Đà huyền thoại. Phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo đọc giả  sẽ cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp độc đáo của dòng sông kỳ vĩ này.

Phần chi tiết mở bài phân tích sông Đà hung bạo

Trước khi đi vào phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, chúng ta cùng tìm hiểu qua về tác giả Nguyễn Tuân. Nhà văn sinh năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, (nay là phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học khi Hán học đã dần lụi tàn. Nhà văn được độc giả nhớ tới với phong cách nghệ thuật rất sâu sắc và độc đáo. Nếu trước Cách mạng tháng 8, ông có phong cách nghệ thuật được gói gọn trong một chữ “ngông”. Phong cách này thể hiện qua những tác phẩm nổi tiếng như Vang bóng một thời. Ở đó, ông thể hiện tài hoa uyên bác của mình, qua việc miêu tả những nét văn hóa, mĩ thuật truyền thống dần mai một. Đồng thời, những chủ đề sáng tác của ông trước Cách mạng còn xoay quanh những chuyến xê dịch, tìm về với núi rừng thiên nhiên tươi đẹp.

phan tich hinh tuong con song da hung bao

Sau Cách mạng tháng 8, ông văn chương ông có nhiều thay đổi sâu sắc. Ông không chỉ tiếp cận con người, thế giới qua phương diện nghệ thuật, văn hóa mà lúc này, nhà văn đã tìm thấy thêm sự tài hoa nghệ sĩ ở ngay trong nhân dân đại chúng.  Đồng thời, ông dùng giọng điệu khinh bạc của mình để phê phán những thói hư tật của xã hội, và kẻ thù của dân tộc. Ngoài ra, với phong cách nghệ thuật riêng của mình, ông đã đưa ra một quan điểm văn chương ý nghĩa đó là đã và nghệ thuật văn chương thì phải có sự mới lạ và độc đáo. Nhờ ông mà kho tàng ngôn ngữ văn học của nước nhà có thêm nhiều điều hấp dẫn và phong phú.

Chính nhờ tài hoa sáng tác của mình mà nhà văn đã mang tới cho độc giả một hình tượng dòng sông Đà vô cùng ấn tượng trong tác phẩm Người lái đò sông Đà.

Thân bài chi tiết

Luận điểm 1: khái quát nội dung tác phẩm

Tác phẩm Người lái đò sông Đà được nhà văn sáng tác vào năm 1960, trong một lần đi thực tế ở vùng núi phía Bắc. Qua tác phẩm, nhà văn vừa thể hiện thú phiêu lãng để kiếm tìm vẻ đẹp thiên nhiên. Và cũng là những vẻ đẹp trong tâm hồn của những người lao động và sinh sống trên miền vùng núi sông hùng vĩ đó.

Qua cái nhìn của nhà văn, dòng sông Đà giờ đây không chỉ là dòng sông bình thường mà mang vẻ đẹp vừa trữ tình vừa hung bạo, kỳ vĩ. Ở đó, con người trở nên nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên. Đoạn trích Người lái đò sông Đà trong chương trình Ngữ văn 12 xoáy sâu vào miêu tả các góc cạnh của dòng sông, từ xa đến gần, từ âm thanh đến dáng vẻ, từ màu sắc tới điệu bộ… Nhà văn đã hô biến dòng sông ấy trở thành một con người có tâm hồn, vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ.

Luận điểm 2: sự hung bạo của sông Đà thể hiện dáng vẻ, âm thanh

Phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo, chúng ta có thể thấy rõ ngay ở những câu văn đầu tiên của trích đoạn. “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

Nhà văn không chỉ cho thấy sự hùng vĩ của dòng sông Đà mà còn tạo cho người đọc một cảm giác rợn ngợp khi đi giữa dòng sông và hai bên là những vách đá dựng đứng. Ông ví vách đá như cái yết hầu chẹn giữa lòng sông khiến độc giả cảm thấy như nghẹt thở, và có điều gì đó bí hiểm và khó khăn khi vượt qua. Quãng sông ấy hẹp, tối, thâm u đến nỗi mà mùa hè đi ngang qua cũng cảm thấy ớn lạnh, có chút gì đó hoang vu, sợ hãi. Phải quan sát rất kỹ, phải có óc liên tưởng so sánh tinh tế, nhà văn Nguyễn Tuân mới có thể đưa ra những hình ảnh ấn tượng, sống động như vậy. Nhờ ông mà không ít độc giả dù chưa biết sông Đà ở đâu nhưng cũng cảm thấy thật hấp dẫn, và khát khao muốn được đến đó một lần để chiêm ngưỡng sự rùng rợn, sự độc đáo của dòng sông này.

Luận điểm 3: sự hung bạo của sông Đà qua mặt ghềnh Hát Loóng, quãng Tà Mường Vát

Nhà văn Nguyễn Tuân đã phác họa bức tranh hung bạo của sông Đà không chỉ qua những vách đá dựng đứng khi nhìn xa, mà ông còn miêu tả cụ thể hơn khi ở gần, khi đi qua quãng mặt ghềnh Há Loóng hay qua quãng Tà Mường Vát.

Ông vẽ sông Đà lúc này thật sự như một con qoái vật: “…dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió. Cuốn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.; “Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy; cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.”.

phan tich hinh tuong con song da hung bao

Chỉ hai đoạn văn ngắn nhưng xuất hiện hàng loạt động từ, hành động tạo cảm giác dữ dội. “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, hình ành ấy tạo nên một nhịp điệu nhanh, gấp và khốc liệt. Không chỉ hình ảnh mọi sự vật xô gối lên nhau mà còn như một con quái thú chầu chực “đòi nợ” để lật ngửa bụng thuyền ra. Có thể thấy, mặt sông đoạn này vô cùng gập ghềnh, lởm chởm đá, rất khó khăn để lướt thuyết đi. Không dừng lại đó, ở quãng Tà Mường Vát, dòng sông Đà còn đáng ghê sợ hơn. Bởi lúc này, dong sông như “cái giếng bê tông”. Nhắc tới cái giếng là độc giả nghĩ ngay tớ hình ảnh một cái hố sâu hun hút. Và có thể hút mọi thứ xung quanh nó xuống đáy. Không chỉ miêu tả dòng sông có dáng vẻ đáng sợ của cái giếng kỳ qoái, ông còn đặc tả thêm âm thanh, tiếng thở của nước. Ông tả rõ tiếng nước như tiếng kêu của cửa cống bị sặc, rồi tiếng nước “ặc ặc”, khủng khiếp đầy nguy hiểm như vực dầu sôi sùng sục, còn xung quanh mặt cống thì nước xoáy tít, vô cùng rùng rợn. Có lẽ, chưa ai có thể tưởng tượng và ví von dòng sông lại giống như cái hố trộn bê tông làm cầu như nhà văn Nguyễn Tuân. Ông lấy ngôn ngữ của ngành xây dựng khô khan thành những câu từ vô cùng độc đáo để nói trong nghệ thuật văn chương. Qua cách tả, cách vẽ của ông mà độc giả cảm nhận rõ rệt dường như mình cũng đang đi giữa dòng sông Đà hung bạo và dữ dội. Hình ảnh những người lái thuyền lướt nhanh qua những cái giếng nhưu những ô tô nhấn ga nhanh qua bờ vực càng khiến cho độc giả cảm nhận rõ rệt sự hiểm nguy, đầy sự chết chóc của quãng sông hung bạo này.

quãng Tà Mường Vát đáng sợ này, không ít bè gỗ đã bị hút vào cái giếng sâu đó. Rồi bị chổng ngược lên trời rồi dìm xuống lòng sâu hơn 10 phút mới thấy xác ở khủy sông. Thật là một cảnh tượng khủng khiếp, chẳng khác nào trong một đoạn phim kinh dị. Chính bởi thế mà sau đó, nhà văn liên tưởng ngay đến việc một anh quay phim đang làm việc.  “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà – từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim ký sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn”.

Cả đoạn văn, tác giả Nguyễn Tuân đã thông qua ngôn ngữ phim ảnh kinh dị hành động để tô đậm hơn sự hung bạo của dòng sông Đà kỳ vĩ. Nhìn xa xa, dòng sông ấy êm đềm,đượm vẻ đẹp trữ tình thật đấy. Nhưng lại gần, ở lâu, mới thấy sự tàn bạo, dữ dội và ghê rợn của dòng sông. Ở đấy con người trở nên thật nhỏ bé, trước sức mạnh phi thường của thiên nhiên.

Luận điểm 4: sự hung bạo của dòng sông qua những cuộc chiến đấu của người lao động

Phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo không thể không nhắc tới cuộc chiến đấu của người lao động trên dòng sông. Ông khẳng định nó không nhàn hạ như trong thơ Đường, mà chính xác là một trần thủy qoái đầy căng go và gay cấn. Ở đây, độc giả thấy rõ dáng vẻ con qoái thú sông Đà, với những âm thanh rùng rợn, với sức mạnh khủng khiếp. “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Con quái thú như vùng lên, với âm thanh gầm rú gào thét như muốn ăn tươi nuốt sống những người lái đò trên sông. Chúng mai phục, chúng bày bố trận địa như cố tình giăng bẫy, như không muốn tha cho bất cứ chiếc thuyền nào lướt qua trên sông. Tác giả miêu tả chi tiết cận cạnh cuộc chiến đấu. “Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòe sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm”.

phan tich hinh tuong con song da hung bao

Thật là một trận thủy chiến vô cùng căm go và ác liệt. Con người và dòng sông giành giật nhau từng khoảnh khắc, không bên nào chịu bên nào. Trong lúc người lái đò chỉ có một mình thì dòng sông lại có đầy đủ đội quân, từ đá, nước, sóng đều có nhiệm vụ vây chặt, bám riết lấy người lái đò. Chúng chỉ tranh thủ mọi tình huống, mọi cơ hội để liều mạng quật ngã người lại đò. Bênh cạnh sự tấn công dũng mãnh của dòng sông, tác giả Nguyễn Tuân đã miêu tả sự ngoan cường chiến đấu của người lái đò. Dòng sông càng hung bạo bao nhiêu thì người lái đò càng gan lì, chiến đấu lại bấy nhiêu.

Kết bài chi tiết

Quả thực, phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo độc giả càng thấy rõ hơn tài năng sử dụng ngôn từ và phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. Trên văn đàn văn học Việt Nam, hiếm có tác giả nào mà có thể vận dụng ngôn ngữ của chuyên ngàng khác để miêu tả các nhân vật văn học một cách nhuần nhuyễn và hấp dẫn đến vậy!

Dòng sông Đà không chỉ mang trong mình vẻ đẹp trữ tình, dịu dàng mà sau đó còn là sự dữ dội, hung bạo và kỳ bí. Sự hung bạo ấy vừa là vẻ đẹp, vừa là thể hiện sức mạnh phi thường của thiên nhiên và sự nhỏ bé của con người. Nhờ tài năng của Nguyễn Tuân mà dòng sông Đà trở thành điểm đến tham quan lý tưởng của nhiều độc giả.