1. Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Phá lấu vịt không chỉ thơm ngon, dễ ăn mà cùng chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong đó thịt vịt là thực phẩm giàu chất béo, protein, các loại vitamin B, A, E cùng hàm lượng chất khoáng như sắt, phospho, selen, magie, canxi,…Tuy có hàm lượng chất béo khá cao nhưng hầu hết đều là chất béo lành mạnh.

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào thì thịt vịt mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể. Có thể kể đến như chữa lành vết thương, giúp ngủ ngon, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, giảm nguy cơ thiếu máu. Trong thịt vịt còn có các loại acid amin có lợi cho tim mạch, bảo vệ sức khỏe xương, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, điều hòa huyết áp,…

Còn theo Đông y thì thịt vị có vị ngọt, tính hàn giúp tư âm, giải độc, tiêu thũng,…Ngoài ra còn tốt với những người chán ăn, cơ thể suy nhược, thường ra mồ hôi trộm, bị phù nề. Những người bị chứng ù tai, chóng mặt có thể cải thiện tình trạng bệnh nhờ ăn thịt vịt thường xuyên.

thịt vịt
Thịt vịt cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

2. Hướng dẫn cách làm phá lấu vịt ngon mà không bị hôi

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt vịt: 500g
  • Nước dừa tươi: 1,5 lít
  • Gừng: 1 củ
  • Hành tím băm nhuyễn: 2 thìa canh
  • Hành lá thái nhỏ: 1 nhánh
  • Ớt thái nhỏ: 1 quả
  • Tỏi băm nhuyễn: 2 thìa canh
  • Giấm: 2 thìa canh
  • Sả: 2 nhánh
  • Dầu màu điều: 3 thìa canh
  • Ngũ vị hương: 1/2 thìa cà phê
  • Cà ri dầu: 1/2 thìa canh
  • Nước tương (xì dầu): 2 thìa canh
  • Gia vị thông dụng khác
nguyên liệu phá lấu vịt
Nguyên liệu làm phá lấu vịt. Ảnh: Internet

2.2. Sơ chế thịt vịt khử mùi hôi

  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhỏ. Sả bóc vỏ già bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc cỡ 1 ngón tay và đập dập.
  • Thịt vịt làm sạch, chà xát với hỗn hợp gừng và giấm khoảng 5 – 10 phút. Rửa lại nhiều lần với nước sạch, để ráo và chặt khúc vừa ăn.
  • Ngoài ra có thể khử mùi hôi của thịt vịt bằng cách chà xát bằng muối hạt rồi dùng hỗn hỗn rượu trắng, gừng hoặc muối và chanh xoa lên thân vịt và xả lại nước sạch.
Sơ chế thịt vịt
Thịt vịt làm sạch, khử mùi hôi và chặt khúc vừa ăn. Ảnh: Internet

2.3. Cách ướp và chiên thịt vịt nấu phá lấu

  • Cho thịt vịt vào tô cùng cà ri dầu, ngũ vị hương, nươc tương. Thêm 2 thìa canh đường, 1/2 thìa canh bột ngọt, 1 thìa canh hạt nêm. Trộn đều và ướp khoảng 15 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
  • Đổ 4 thìa canh dầu ăn vào chảo bắc lên bếp, khi dầu nóng già thì cho thịt vịt vào chiên sơ hai mặt khoảng 5 – 10 phút với lửa vừa.
Ướp và chiên thịt vịt
Thịt vịt ướp gia vị, đem chiên sơ hai mặt. Ảnh: Internet

2.4. Nấu phá lấu vịt

  • Cho 3 thìa canh dầu màu điều vào nồi bắc lên bếp đun nóng, rồi cho tỏi và hành tím cùng sả, gừng vào phi vàng thơm.
  • Tiếp theo cho thịt vịt đã chiên vào đảo đều, đổ thêm nước dừa vào đun khoảng 40 phút với lửa vừa.
  • Khi thấy thịt vịt đã chín mềm thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng và tắt bếp. Nếu muốn nước dùng được sánh sệt thì có thể đun lâu hơn.
  • Để nước dùng phá lấu được ngọt béo và thơm hơn thì có thể thêm 200ml nước cốt dừa vào nấu cùng.
Nấu phá lấu vịt
Nấu phá lấu vịt với nước dừa. Ảnh: Internet

2.5. Trình bày và thưởng thức phá lấu vịt

  • Cho phá lấu vịt vào tô, rắc thêm ớt và hành ngò lên rồi thưởng thức ngay khi còn nóng mới ngon.
  • Thịt vịt được nấu ngọt mềm hòa quyện cùng nước dùng thơm béo, đậm đà ăn kèm với bún tươi hoặc chấm bánh mì đều ngon. Ngoài ra bạn có thể làm thêm chén mắm gừng hoặc muối tiêu chanh để chấm thịt vịt sẽ càng ngon tuyệt.
cách làm phá lấu vịt
Phá lấu vịt thơm béo, đậm đà ăn kèm với bún tươi hoặc bánh mì đều ngon. Ảnh: Internet

3. Một số điều cần lưu ý khi ăn phá lấu nấu từ thịt vịt

Để tránh những tác hại không mong muốn trong khi ăn thịt vịt thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn thịt vịt bởi nó có tính hàn, gây vào trong cơ thể sẽ càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
  • Người mắc bệnh về xương khớp cũng không được ăn sẽ làm cơ thể bị lạnh, đau nhức xương khớp hơn.
  • Thịt vịt có vị tanh nên không dùng cho người bị ho gây khó thở. Đối với người mới phẫu thuật sẽ khiến vết thương khó lành.
  • Đặc biệt thịt vị rất kỵ với trứng gà, thịt thỏ, hồ đào, hạt óc chó, thịt rùa, dâu tây, mận,…Khi kết hợp sẽ gây tiêu chảy, phù nề, nóng trong người.
  • Không ăn quá nhiều thịt vịt sẽ dẫn đến trường hợp tắc mạch máu, tăng cholesterol, dễ mắc bệnh tim,…
  • Thịt vịt cũng không tốt cho phụ nữ đang mang thai bởi nó có hàm lượng chất béo khá cao có thể gây ra một số bệnh lý.
người bị ho không nên ăn thịt vịt
Thịt vịt có vị tanh nên người bị ho không nên ăn. Ảnh: Internet

Hy vọng với hướng dẫn chi tiết trên sẽ giúp các chị em có thể tự nấu được phá lấu vịt tại nhà cho gia đình cùng thưởng thức nhé. Thay vì phải ra ngoài hàng quán vừa tốn kém nhiều chi phí lại không đảm bảo an toàn vệ sinh thì tự nấu vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe phải không nào. Vậy lưu lại ngay công thức trên để cuối tuần chiêu đãi cả nhà nhé. Chắc chắn mọi người sẽ thích mê đấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng công thức tương tự để nấu phá lấu bò, lòng heo,…Chúc bạn thực hiện thành công!

Lê Vy