Ô nhiễm nguồn nước hiện nay đang là vấn nạn và thách thức lớn đối với nước ta. Trước tình trạng công nghiệp hóa ngày càng gia tăng đi kèm đó là tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này và xây dựng cho mình ý thức bảo vệ môi trường nước nhé!

1. Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là nước bị các chất độc hại xâm chiếm vào. Việc ô nhiễm này được hình thành từ các hoạt động trong sản xuất, sinh hoạt của con người vào môi trường đến mức gây ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường nước là trong nước có hàm lượng các chất vượt các tiêu chuẩn cho phép. Các tác nhân gây nên ô nhiễm môi trường có thể tác động xấu đến con người và những loài sinh vật.

nước ô nhiễm
Hình ảnh nước bị đen ngòm tại các dòng sông, con suối hiện nay khá phổ biến. Ảnh Internet

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm hiện nay. Trong đó có hai nguyên nhân chính gây tác động mạnh nhất là đó chính là con người và tự nhiên. Cụ thể

2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước do con người

2.1.1. Từ sinh hoạt của con người

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức và thờ ơ của con người. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Tuy nhiên, mỗi ngày rất nhiều rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người thải ra môi trường mà không qua xử lý hoặc không xử lý đúng cách sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề về sức khỏe và cuộc sống thường ngày.

Bên cạnh đó, các chất thải ở khu xí nghiệp và khu chế xuất, khai thác các khoáng sản, dầu mỏ, dầu khí cũng sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống của con người. Những khu chế biến thủy sản, chất thải các khu giết mổ, chế biến thực phẩm và hoạt động lưu thông với khí thải hóa chất cặn sau sử dụng cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước.

2.1.2. Từ sản xuất nông nghiệp

  • Các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp không qua xử lý. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón chứa các chất hóa học độc hại… gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp nhiều lần liều lượng khuyến cáo. Không những thế, họ còn sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng.
  • Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới lượng nước.
  • Hầu hết nông dân không có kho cất bảo quản thuốc.Thuốc chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt. Phần lớn vỏ chai thuốc trừ sâu sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng.
hóa chất
Việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Ảnh Internet

2.1.3. Từ sản xuất công nghiệp

Các nhà máy, xí nghiệp ngày càng phát triển thì lượng nước thải tăng lên làm cho nước bẩn chảy vào mạch nước ngầm, hoà lẫn gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Chưa kể là khi các nhà máy xí nghiệp này còn xả ra lượng lớn khí thải gây ô nhiễm không khí khi mưa xuống thì các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên việc ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt và nguy hiểm nhất chính là các chất thải phóng xạ.

Thêm vào đó, các chất thải, rác thải, nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng tới chất lượng nước hiện nay.

2.2. Nguyên nhân tự nhiên tác động đến môi trường nước

Bất kỳ một hiện tượng nào khi làm giảm chất lượng nước đều là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm môi trường nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt……Thực vật, động vật chết đi, một phần sẽ ngấm vào lòng đất. Sau đó sẽ ngấm sâu vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm.

Lụt lội có thể là nguyên nhân làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn, cáu cặn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác,cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ.

Sự suy giảm chất lượng nước cũng có thể là do đặc tính địa chất của nguồn nước như: Nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi… Điều này cúng sẽ làm giảm chất lượng nước và gây ô nhiễm nước nghiêm trọng.

lũ lụt
Lũ lụt có thể là nguyên nhân làm nước mất sự trong sạch, mang theo nhiều chất thải độc hại làm ô nhiễm nước. Ảnh internet

3. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước đó chính là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính ngày càng gia tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm nguồn nước ngày càng mắc nhiều loại bệnh về da. Sự gia tăng của tỉ lệ ung thư trong thời gian vừa qua có một sự tác động rất lớn đến từ sự ô nhiễm môi trường nước.

Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư.

buông lõng quản lý
Buông lỏng trong quản lý cũng là nguyên nhân khiến môi trường nước bị ô nhiễm. Ảnh Internet

4. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Để giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường nước cần phải có chủ trương kế hoạch lâu dài của địa phương và các cơ quan quản lý, nhất là sự chung tay của mỗi người dân. Đầu tiên cần đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người.

5.1. Đối với người dân

Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường nước. Vứt rác và phân loại rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường nước. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa. Vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường loại chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị ô nhiễm. Thay vào đó, hãy áp dụng bằng vi sinh hoặc các loại chất tẩy rửa sinh học, hữu cơ để đảm bảo và bảo vệ nguồn nước.

5.2. Đối với Nhà nước

  • Cần xây dựng các điểm thu gom rác thải tập trung. Chôn lấp, xử lý theo phương pháp chuyên biệt, tránh bị ngấm vào nước ngầm.
  • Cần xử lý rác thải, nước thải trước khi xả ra đường ống chung. Thực hiện nghiêm túc luật bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất.
  • Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nước. Cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý  theo các tiêu chuẩn quốc tế.
  • Tổ chức giám sát chặt chẽ việc sử dụng và xả thải liên quan đến môi trường nước.
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao  ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường nước.
tuyên truyền, giáo dục
Tuyên truyền , giáo dục cũng là giải pháp tốt cho hoạt động bảo vệ môi trường nước. Ảnh Internet

Ô nhiễm môi trường nước hiện nay là vấn đề mọi người cần quan tâm. Hi vọng thông qua bài viết này mọi người cần nâng cao ý để bảo vệ môi trường nước. Vì nguồn nước trong sạch là điều rất cần thiết để có được một cuộc sống khỏe mạnh.

Lê Linh tổng hợp