Món quà Giáng sinh lớn nhất thuộc về nước Pháp, khi trao tặng cho Mỹ vào năm 1886. Đó chính là tượng Nữ thần tự do.
Vừa là biểu tượng hòa bình, tình hữu nghị của hai nước Pháp - Mỹ, tượng Nữ thần tự do còn là món quà Giáng sinh lớn nhất thế giới. Ảnh: wirednewyork
Ông già Noel (Santa Claus) cũng là một vị thánh (Saint). Ông sống ở Myra vào những năm 300. Myra là một địa phương thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Tên tiếng Đức của thánh Nicolas là Sankt Niklaus.
Cây Noel đầu tiên thực ra không phải là một cái cây. Người Đức đã làm nên cái cây này từ lông của những con ngỗng đã chết.
Riga, Latvia là nơi có truyền thống trang trí cây dịp Noel đầu tiên, vào năm 1510. Có khoảng 36 triệu cây Noel được sản xuất mỗi năm trong các trang trại cây.
Người Anh đeo vương miện bằng giấy trong suốt bữa tối của ngày Giáng sinh. Những chiếc vương miện này được cất giữ trong một cái ống gọi là "bánh quy Giáng sinh".
Đội vương miện giấy trong bữa ăn tối là một truyền thống của người Anh dịp Giáng sinh. Ảnh: Telegraph
Tại Mỹ, ước tính hàng năm có tới 30 - 35 triệu cây thông Noel thật được bán đi.
Mỗi năm có hơn 3 tỷ bưu thiếp Giáng sinh được gửi đi trong nước Mỹ.
Những chiếc bít tất Giáng sinh bắt nguồn từ chuyện 3 cô gái chưa chồng giặt đồ và treo tất của họ bên lò sưởi cho nhanh khô. Họ không thể lấy chồng vì không có của hồi môn. Tuy nhiên, thánh Nicholas biết hoàn cảnh của họ đã đặt một thỏi vàng vào tất, buổi sáng khi các cô thức dậy và phát hiện ra nên họ đã có thể cưới chồng.
Chiếc tất Giáng sinh lớn nhất thế giới dài 32,56 m và rộng 14,97 m. Khối lượng của nó tương đương với 5 con tuần lộc và có thể chứa được 1.000 món quà. Đây là chiếc tất của Hiệp hội trẻ em London, làm vào ngày 14/12/2007.
Treo bít tất trên lò sưởi để đựng quà cũng là một phần của dịp lễ Giáng sinh đầy ý nghĩa. Ảnh: Sheknows
Kẹo cây gậy là một trong những biểu tượng nổi tiếng và phổ biến nhất cho Giáng sinh. Nó xuất hiện tại châu Âu vào năm 1670 nhưng mãi tới những năm 1800 mới có mặt ở Mỹ. Hình dáng chiếc kẹo ngày nay giống với cái móc mà Chúa Jesus dùng để đi chăn cừu và có màu cùng với sợi dây quấn quanh biểu tượng cho sự trong sạch và hy sinh của Chúa. Kẹo cây gậy bắt đầu phổ biến vào giữa những năm 1900.
Theo VNE