Những điều mẹ bầu cần biết về tăng thân nhiệt khi mang thai

Tăng thân nhiệt là một biểu hiện thường gặp ở mẹ bầu. Tăng thân nhiệt là bình thường nhưng nếu thân nhiệt tăng quá cao thì ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

banner ads

Dưới đây là những điều mẹ nên biết về chứng tăng thân nhiệt khi mang thai.

Cách kiểm tra thân nhiệt cơ thể

Để kiểm tra thân nhiệt cơ thể, mẹ bầu nên cặp nhiệt độ vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường. Tốt nhất mẹ bầu nên đo cùng một thời điểm trong các lần đo. Nhiệt độ trung bình của cơ thể được xác định ở mức 37 độ C.

Thân nhiệt trung bình là 37 độ C.

banner ads

Nếu mẹ thấy thân nhiệt của mình tăng sau khi có kinh nguyệt khoảng 2 tuần thì đây là dấu hiệu cho thấy có thể mẹ đã mang thai. Tuy vậy, nguyên nhân mang thai khiến thân nhiệt mẹ bầu gia tăng chỉ là triệu chứng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu thân nhiệt tăng trong các tam cá nguyệt khác thì mẹ bầu có thể có vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân mẹ bầu bị tăng thân nhiệt khi mang thai

Có hai nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai.

- Sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất khiến cho cơ thể hoạt động nhiều hơn bình thường và vì vậy cũng sản xuất nhiệt nhiều hơn bình thường.

- Sự thay đổi hormone trong cơ thể dần đến những hiệu ứng như nóng bừng nên tăng nhiệt độ trung bình của cơ thể.

Ảnh hưởng của tăng thân nhiệt khi mang thai

Nếu mẹ có thai, thân nhiệt sẽ chỉ tăng khoảng 0.5 độ C. Thân nhiệt này sẽ giữ trong những tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ không mang thai thì thân nhiệt sẽ giảm xuống mức trung bình bình thường.

Tuy nhiên nếu không phải trong giai đoạn đầu thai kỳ thì sự gia tăng nhiệt độ có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Khi thấy thân nhiệt tăng 1 độ C và có thể cảm thấy mệt mỏi thì nên gọi bác sĩ vì có thể lúc này mẹ đã bị sốt.

Nhiệt độ cơ thể mẹ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các bất thường trong sinh hoạt hay trong chế độ ăn uống và thời tiết như: mất ngủ, căng thẳng, tập thể dục, đồ uống có chứa cafein và thời tiết nóng ẩm.

Sự thay đổi thân nhiệt ở mẹ bầu có nhiều nguyên nhân.

Cách hạn chế tăng thân nhiệt khi mang thai

Để hạn chế tăng thân nhiệt khi mang thai mẹ bầu nên tránh xa khu vực có nhiệt độ cao hay khu vực có môi trường ẩm ướt như phòng tắm hơi hay bồn tắm nước nóng.

Nên mặc quần áo thoáng mát và nếu mẹ bầu tập thể dục thì nên tập ở nơi thoáng đãng.

Các thức uống chứa caffein như cà phê không tốt cho mẹ bầu nên cần tránh xa.

Mẹ nên tham gia các hoạt động như yoga để giảm bớt căng thẳng cho cơ thể.

Trường hợp mẹ bầu cần đi khám bác sĩ

Khi nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao đột ngột và vượt mốc 38 độ C thì mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu cho thất mẹ bầu bị chứng nhiễm trùng.

Nếu sốt đi kèm đau khớp hay phát ban thì có thể mẹ bầu đã bị nhiễm các khuẩn parvovirus, toxoplasma và cytomegalovirus.

Thậm chí nếu mẹ bầu bị tăng thân nhiệt và có các dấu hiệu của bệnh cúm thì mẹ bầu cũng nên đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra mẹ cũng cần tiêm vắc xin cần thiết đều đặn để phòng tránh các bệnh trong thai kỳ.

Cách giúp mẹ bầu giảm nhiệt

Khi nhiệt độ cơ thể có dấu hiệu tăng mẹ nên áp dụng các cách dưới đây để giải nhiệt nhanh chóng.

Đầu tiên mẹ hãy uống thật nhiều nước để cơ thể không bị mất các chất điện phân. Dù không khát, mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước nhất có thể.

Mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày để cung cấp nhiều hơn chất chống oxy hóa cho cơ thể. Nhóm thực phẩm này cũng cung cấp các loại vitamin. Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung 200gr trái cây và 300g rau xanh. Các loại trái cây ít ngọt như thanh long, bưởi, thơm, cam quýt, dưa gang… giúp hạ nhiệt tốt hơn các loại trái cây vị ngọt nhé.

Mẹ bầu cũng nên ưu tiên các thực phẩm có tác dụng an thần để hỗ trợ tiêu hóa như hạt sen, củ sen, đậu xanh, đậu đen, bo bo (ý dĩ)…

Mẹ nên tránh ăn gia vị để giảm tăng thân nhiệt.

Cuối cùng mẹ bầu nên tránh các thực phẩm nhiều chất béo hay đồ ngọt để cơ thể được giải nhiệt tốt. Cách chế biến tốt hơn cho mẹ bầu để giảm nhiệt là nên hấp, luộc, xào nhanh, ít gia vị.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI