1. Tìm hiểu mùng 3 Tết là ngày gì?

Vào mỗi dịp năm mới, bạn sẽ nghe mọi người nhắc đi nhắc lại câu:

“Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết Thầy”

Như vậy, mùng 3 Tết có thể được xem là ngày quan trọng dùng để tri ân thầy cô. Đây là những người đã thay cha mẹ truyền dạy thêm kiến thức cho chúng ta.

Mùng 3 Tết là ngày gì?
Khá nhiều người băn khoăn mùng 3 Tết là ngày gì. Ảnh Internet

Cứ vào ngày này, dù bạn là ai, dù bạn ở đâu đều một lòng hướng về thầy cô. Những người đã từng gắn bó với chúng ta trong những năm tháng học sinh, sinh viên. Để tỏ lòng biết ơn, mọi người sẽ cùng nhau đến nhà thầy cô chúc Tết. Đồng thời, gửi tặng thầy cô những món quà ý nghĩa với lời chúc về sức khỏe và sự thành công trên con đường “trồng người”.

Tri ân thầy cô giáo
Mùng 3 Tết là ngày gì? – Đây là ngày dành để tri ân thầy cô giáo. Ảnh Internet

Bên cạnh ngày tri ân thầy cô, tri ân những người thầy trong cuộc đời chúng ta, mùng 3 Tết còn được xem là ngày cúng Lễ hóa vàng. Đây là ngày gia đình tù họp, cùng nhau dân hương lên bàn thờ tổ tiên. Nhằm đưa tiễn ông bà đã khuất về cõi âm sau những ngày Tết ấm cúng. Việc thực hiện Lễ hóa vàng còn mang ý nghĩa cầu chúc một năm tốt lành. Đồng thời, cầu mong tổ tiên đã khuất và các vị thần linh trên cao sẽ phù hộ cho gia đình được bình an.

2. Cần làm gì vào ngày mùng 3 Tết

Chúng ta đã cùng tìm hiểu đáp án cho câu hỏi “mùng 3 Tết là ngày gì”. Xin mời bạn tiếp tục cùng Topnews.com.vn khám phá các công việc cần làm vào ngày mùng 3 Tết nhé.

2.1. Chúc Tết thầy cô

Như đã đề cập ở trên, mùng 3 Tết là ngày quan trọng dùng để tri ân thầy cô. Đây là dịp duy nhất trong năm chúng ta có thể tụ họp đầy đủ bạn bè để đi họp lớp. Đồng thời, đến nhà từng thầy cô đã giảng dạy chúng ta suốt thời học sinh, sinh viên để thăm hỏi. Cũng như, gửi đến thầy cô những lời chúc, món quà ý nghĩa nhất.

Thông qua những bữa tiệc tri ân, họp mặt chúng ta sẽ biết được tình hình hiện tại của thầy cô và bạn bè. Từ đó, chia sẻ niềm vui, nổi buồn và giúp họ vượt qua khó khăn.

Một số món quà tặng thầy cô dịp Tết mang ý nghĩa may mắn gồm: tranh treo tường, đồng hồ treo tường, bút sách, hoa tươi, giỏ quà Tết… Bạn đừng đặt nặng vấn đề quà to hay quà nhỏ. Bởi sự thành công và hạnh phúc của bạn chính là món quà lớn nhất mà thầy cô mong muốn nhận được.

Giỏ quà Tết
Giỏ quà Tết là món quà tuyệt vời dành tặng thầy cô. Ảnh Internet

2.2. Cúng Lễ hóa vàng

“Mùng 3 Tết là ngày gì” đã được giải đáp. Đây không chỉ là ngày tri ân thầy cô, mà còn là ngày Lễ hóa vàng. Chính vì vậy, vào ngày này bạn cần không chỉ nên đi chúc Tết thầy cô, mà còn tổ chức Lễ cúng. Vào ngày mùng 3 này, mọi nhà tổ chức Lễ hóa vàng để “đưa tiễn ông bà tổ tiên”. Truyền thống này đã xuất hiện từ rất lâu và được người Việt lưu giữ đến tận ngày nay. Lễ hóa vàng như một tập tục giúp người đời sau tưởng nhớ tổ tiên. Đồng thời, cầu chúc một tương lai an lành, ấm no và hạnh phúc.

2.2.1. Vật phẩm dùng trong Lễ Hóa Vàng

Tùy thuộc vào từng vùng miền và điều kiện kinh tế của từng gia đình, mà bữa Lễ được tổ chức lớn – nhỏ khác nhau. Chung quy lại, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ bao gồm thức ăn, tiền vàng, nhang đèn và một số vật dụng khác. Tập tục quan trọng nhất của cả buổi Lễ chính là đốt vàng mã. Ở nơi đốt vàng mã, thường sẽ đặt một cây mía dài. Trong đó, cây mía tượng trưng cho cây gậy (đòn gánh). Đây là vật dụng quan trọng giúp linh hồn tổ tiên có thể mang “vật phẩm cúng” về cõi âm sử dụng.

Mâm cổ Lễ hóa vàng
Mâm cổ Lễ hóa vàng. Ảnh Internet

Các vật dụng thường xuất hiện trong mâm cổ “đưa tiễn ông bà”:

  • Mâm ngũ quả
  • Thức ăn: Gà luộc nguyên con, thịt kho, bánh chưng, rau xào, canh, bánh kẹo…
  • Trầu cau, thuốc lá (tùy khu vực sẽ không có vật phẩm này)
  • Bình hoa tươi
  • Giấy tiền, vàng mã
  • 2 cây mía dài

2.2.2. Ý nghĩa của con gà trống luộc trong mâm cổ Lễ hóa vàng

Như đã đề cập, mâm Lễ ít hay nhiều vật phẩm tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, một món không thể thiếu trong mâm cổ chính là gà trống luộc nguyên con. Thông thường, con gà sẽ được bày trí trên chiếc đĩa to, miệng gà ngậm bông cúc vạn thọ hoặc hoa hồng đỏ. Gà trống biểu trưng cho 5 đức tính tốt đẹp của con người “Nhân – Nghĩa – Trí – Dũng – Liêm”. Việc con gà xuất hiện trong mâm cổ biểu trưng cho sự tốt lành và may mắn ở tương lai.

Con gà trống cúng trong Lễ hóa vàng
Hình ảnh con gà trống cúng trong Lễ hóa vàng. Ảnh Internet

Việc thắp hương cúng bái sẽ do người đàn ông lớn nhất trong gia đình thực hiện. Sau khi nhang tàn, gia chủ sẽ tiến hành “đốt vàng mã” cho tổ tiên. Khu vực đốt vàng mã phải là chỗ thoáng mát, sạch sẽ không được gần những nơi ô uế như “hố xí”. Hoàn thiện việc cúng Lễ và đốt vàng mã, gia chủ sẽ lại bàn cúng vái lạy và xin phép thu vật phẩm đã cúng. Trong quá trình thu vật phẩm, gia chủ cũng có thể thì thầm lời cầu chúc cho ông bà phù hộ về sau.

Đốt vàng mã
Đốt vàng mã đưa tiễn tổ tiên ngày mùng 3 Tết. Ảnh Internet

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề “Mùng 3 Tết là ngày gì? Chúng ta cần làm gì vào ngày này”. Hy vọng, những chia sẻ của Topnews.com.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của ngày mùng 3 Tết. Từ đó, tiến hành sắp xếp và chuẩn bị quà Tết đến thăm hỏi thầy cô. Cũng như, trang hoàng buổi lễ cúng “đưa tiễn tổ tiên” đủ đầy. Mỗi dịp đều mang ý nghĩa quan trọng như nhau. Chính vì vậy, bạn nên tranh thủ thực hiện và đừng bỏ lỡ bất kỳ dịp thăm hỏi hoặc cúng kiến nào nhé! Chúc các bạn có kỳ nghỉ Tết vui vẻ, an lành và hạnh phúc.

Liên Tiểu Di