1. Giúp nàng vệ sinh cơ thể
Sau khi rời phòng sinh, cơ thể người phụ nữ sẽ dính đầy mồ hôi, sản dịch và các vết bẩn trong quá trình vượt cạn. Vì thế cô ấy cần được làm sạch cơ thể trước khi bế em bé và cho bé bú. Là người gần gũi với cô ấy nhất, hơn ai hết bạn nên giúp cô ấy vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách dùng khăn ấm lau sạch mặt mũi, chân tay, cổ và cơ thể cho cô ấy. Sau hãy giúp cô ấy thay bộ quần áo rộng rãi và sạch sẽ hơn để loại bỏ vi khuẩn truyền sang bé và giúp cô ấy thoải mái hơn.
Chăm sóc vợ sau sinh
Lưu ý: Nếu cô ấy sinh mổ, bạn phải cẩn thận và nhẹ nhàng lau người để tránh gây đau đớn, làm vết khâu chảy máu hoặc nước bắn vào vết thương dễ gây nhiễm trùng. Với những bà mẹ sinh thường các bạn có thể giúp cô ấy tắm và thay quần áo trước khi cho em bé bú.
Trải qua những đau đớn, vất vả nếu được chồng quan tâm chăm sóc chu đáo cô ấy sẽ vô cùng hạnh phúc. Đây cũng là cách để giúp cô nhanh chóng bình phục sức khỏe sau sinh.
2. Giúp nàng cho con bú
Sau sinh, cô ấy còn khá mệt mỏi, đau đớn và vì làm mẹ lần đầu nên không biết cách cho em bé đúng tư thế. Do vậy, bạn có thể giúp cô ấy giữ cho em bé bú đúng tư thế. Việc cho em bé bú đúng cách không chỉ giúp kích thích sữa mẹ mau về mà còn giảm đau đớn, viêm nhiễm núm vú cho mẹ rất tốt.
3. Tẩm bổ cho nàng
Trong quá trình sinh nở người phụ nữ mất rất nhiều sức lực và máu. Vì thế, sau sinh cần được tẩm bổ và bổ sung đầy đủ dưỡng chất để nhanh chóng khôi phục sức khỏe. Lúc này bạn hãy mua hoặc nấu cho cô ấy những món ăn ngon, đấu tranh với những kiêng cữ cổ hủ của các bà nội, ngoại để giúp cô ấy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Nấu cho vợ những món ngon
Thông thường, sau sinh người phụ nữ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết gồm: đạm đường, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Ngoài những món ăn truyền thống dành cho phụ nữ sau sinh như: thịt nạc kho nghệ, thịt nạc kho gừng, thịt nạc rang mặn, giò hầm đu đủ xanh, canh giò heo, giò heo om gừng… bạn cần nghiên cứu thêm những thực đơn mới để làm sao bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho bà xã của mình.
4. Giúp nàng chăm sóc vết thương sau sinh
Dù sinh thường hay sinh mổ thì việc chăm sóc vết thương sau sinh cũng đều phức tạp như nhau. Nếu cô ấy sinh thường bạn có thể giúp vợ chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bằng cách làm sạch vết khâu bằng nước ấm, sau đó dùng khăn khô, mềm nên chọn loại khăn không có nhiều sợi bông. Vì nếu nhiều sợi, bông sẽ bám vào vết khâu gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên giúp vợ thay băng vệ sinh, cứ 4 giờ thay một lần để tránh viêm nhiễm cho cô ấy.
Còn nếu cô ấy sinh mổ các bác sĩ sẽ chăm sóc vết thương cho cô ấy. Vết thương thường được rửa bằng nước muối sinh lý, sau đó bôi dung dịch sát khuẩn. Lúc này, cô ấy rất khó khăn trong việc di chuyển và vận động nên rất cần bạn giúp đỡ để vệ sinh cá nhân, thay băng vệ sinh.
5. Giúp nàng ổn định tâm lý
Trò chuyện với vợ
Sau sinh nếu không được người thân, đặc biệt là anh xã thường xuyên giúp đỡ và chia sẻ người phụ nữ dễ bị chứng trầm cảm. Vì thế các bố hãy dành nhiều thời gian bên vợ của mình. Lắng nghe những tâm sự, khó khăn mà cô ấy đang gặp phải. Và hãy giúp đỡ nếu như cô ấy nhờ vả dù đó chỉ là những việc nhỏ nhất như massage, tâm sự hay đơn giản là ở bên cô ấy thôi. Cách này sẽ giúp cô ấy vượt qua chứng trầm cảm sau sinh rất hiệu quả đấy.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: