1. Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Ô nhiễm nước (Water pollution) là tình trạng các nguồn nước như đại dương, biển, sông, hồ, mạch nước ngầm,…bị các chất làm nhiễm độc xâm nhập (thông qua hoạt động của con người và cả tự nhiên), gây nên những hậu quả có hại cho sức khỏe, chất lượng cuộc sống của loài người cùng các loài sinh vật khác. Đây là loại ô nhiễm độc hại thứ 2, chỉ sau ô nhiễm không khí.

hậu quả ô nhiễm nguồn nước ở việt nam
Nguồn nước bị ô nhiễm chủ yếu bởi hành vi thiếu trách nhiệm bảo vệ môi trường của con người. Ảnh: Internet

2. Ô nhiễm nguồn nước gồm những loại nào, gây ra hậu quả gì?

Như chúng ta đều biết, nước bao phủ hơn 70% bề mặt Trái Đất. Nước đồng thời cũng là nhu cầu cơ bản nhất để sinh tồn của con người, các loài sinh vật khác. Đây cũng là nơi hỗ trợ đời sống thủy tinh và những hệ sinh thái khác. Do đó, hiểu được ô nhiễm môi trường nước là gì, cùng hậu quả của nó là điều rất cần thiết.

2.1. Tác động của ô nhiễm nguồn nước mặt (biển, hồ,…) đến cuộc sống con người

Nước mặt là toàn bộ nước được tìm thấy tự nhiên trên bề mặt Trái Đất. Chúng bao gồm: đầm phá, sông, đại dương và hồ. Sự ô nhiễm của các vùng nước này là kết quả của việc hòa tan, hoặc trộn nước với các chất ô nhiễm. Điều này có thể là do vô tình, như sự cố tràn dầu trong đại dương; hoặc cố ý, như các ngành công nghiệp loại bỏ chất thải, hóa học vào sông, biển.

hậu quả ô nhiễm nguồn nước việt nam
Thói quen xả rác ở nơi mình sống khiến nguồn nước bị ô nhiễm.

Cuộc sống là một vòng tuần hoàn. Hành vi vô trách nhiệm của loài người thường gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến vòng tuần hoàn ấy. Việc thêm chất gây ô nhiễm vào các vùng nước đã ảnh hưởng đến cuộc sống của con người theo nhiều cách.

Theo báo cáo Chương trình giám sát chung (JMP) năm 2017 của WHO, có 2,1 tỷ người không có nước sạch và an toàn để sử dụng. Năm 2019, WHO tuyên bố rằng 785 triệu người không thể tiếp cận với nguồn nước uống thiết yếu. Một trong những hậu quả chính của ô nhiễm nguồn nước mặt là bệnh. WHO lưu ý rằng, có khoảng 120,000 ca tử vong liên quan đến dịch tả hàng năm. Một ví dụ khác, thảm kịch Fukushima làm tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở trẻ sơ sinh tiếp xúc lên 70%.

2.2. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ngầm

Nó xảy ra khi các hóa chất, hạt nhiễm độc nguy hiểm, do con người sản xuất ra, hòa vào nước mưa. Các chất này gây ô nhiễm các tính năng nước ngầm như sông ngầm và đáy nước. Do đó, giếng và lỗ khoan có thể bị ô nhiễm. Nguyên nhân phổ biến nhất của loại ô nhiễm này là sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón.

giếng nước bị ô nhiễm
Giếng nước có thể bị ô nhiễm cho khí thải từ hoạt động sản xuất của con người. Ảnh: Báo Khoa học và Đời sống

2.3. Ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm hóa chất

Hóa chất là loại chất gây ô nhiễm nước phổ biến nhất. Chúng ảnh hưởng đến cả mặt nước và mặt nước ngầm. Các ngành công nghiệp và hoạt động nông nghiệp là nguyên nhân hàng đầu. Dung môi và kim loại được sử dụng trong các ngành công nghiệp có thể gây ô nhiễm sông, hồ. Thuốc diệt cỏ, côn trùng và nấm là nguyên nhân khác gây ô nhiễm môi trường đất. Ô nhiễm hóa chất cũng là kết quả từ sự cố tràn dầu.

2.4. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước vi sinh

Đây là một loại ô nhiễm nước tự nhiên, do nó là kết quả của các vi sinh vật tự nhiên hiện có như động vật nguyên sinh, vi rút và vi khuẩn. Nước có chứa một số vi sinh vật này có thể gây ra bệnh dịch tả. Nếu uống nước không được xử lý, chúng ta có thể chịu tác động từ tình trạng ô nhiễm này.

ảnh virut ô nhiễm nước qua kính hiển vi
Nguồn nước bị ô nhiễm chứa nhiều vi sinh gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Internet

3. Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam – hậu quả và giải pháp khắc phục

3.1. Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam và hậu quả

Tác động của ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng. Tình trạng này phụ thuộc vào loại hóa chất nào được đổ và ở vị trí nào. Nhiều vùng nước gần khu vực đô thị (thành phố và thị trấn), nhất là TPHCM và Hà Nội, bị ô nhiễm nặng. Đây là kết quả của cả rác thải từ các hộ gia đình, cá nhân, và hóa chất nguy hiểm được đổ một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp bởi các ngành công nghiệp sản xuất, trung tâm y tế, trường học và thị trường.

3.1.1. Cái chết của các loài thủy sinh

Ô nhiễm nước có thể giết chết các sinh vật phụ thuộc vào các vùng nước này. Cá chết, cua, chim và mòng biển, cá heo và nhiều loài động vật khác cuộn xác mình trên bãi biển. Chúng bị giết bởi các chất ô nhiễm trong môi trường sống, bởi chính những thói quen gây hại môi trường của con người.

cá chết ở bờ sông bị ô nhiễm
Các loài thủy sinh chết do ô nhiễm nước khiến đa dạng sinh vật giảm mạnh. Ảnh: Pacific Standard

3.1.2. Sự gián đoạn của chuỗi thức ăn trong tự nhiên

Ô nhiễm cũng làm gián đoạn chuỗi thức ăn tự nhiên. Các chất ô nhiễm như chì và cadmium bị động vật nhỏ ăn. Sau đó, những động vật này được tiêu thụ bởi cá và động vật có vỏ. Và, chuỗi thức ăn tiếp tục bị phá vỡ ở tất cả các cấp cao hơn, kể cả con người.

3.1.3. Bệnh tật

Cuối cùng, con người cũng bị ảnh hưởng bởi hậu quả của tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Chúng ta có thể mắc các bệnh như viêm gan do ăn phải hải sản đã bị nhiễm độc. Ở nhiều quốc gia nghèo, luôn có dịch tả và dịch bệnh do hậu quả của việc xử lý nước uống kém từ vùng nước bị ô nhiễm.

hậu quả bệnh tật trẻ em do ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm môi trường tất yếu dẫn đến bệnh tật ở con người, nhất là trẻ em. Ảnh: Internet

3.1.4. Phá hủy hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái là nơi tương tác của các sinh vật sống ở một nơi, phụ thuộc vào nhau trong cuộc sống. Thực tế, chúng có thể bị thay đổi nghiêm trọng hoặc bị phá hủy do ô nhiễm nước. Nhiều khu vực hiện đang bị ảnh hưởng bởi con người bất cẩn trong biện pháp bảo vệ môi trường sống. Thực trạng ô nhiễm này đang quay trở lại làm tổn thương con người theo nhiều cách.

3.1.5. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến kinh tế

Việc quản lý và phục hồi các vùng nước bị ô nhiễm là tốn kém. Ví dụ, Nhật Bản tuyên bố vào năm 2019 rằng họ đang cạn kiệt không gian để chứa nước bị ô nhiễm sau thảm họa Fukushima. Nơi đây, hiện có hơn một triệu tấn nước bị ô nhiễm được lưu trữ trong các bể chứa. Nghiên cứu cho thấy, Chính phủ Nhật sẽ tốn ít nhất 660 tỷ USD để làm sạch các tác động của thảm họa.

Trong điều kiện bình thường, chi phí nhiều hơn để làm sạch nước uống. Đó là chưa kể đến chi phí y tế để điều trị các bệnh do nước bị ô nhiễm. Ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rõ tác động tiêu cực này thông qua việc phục hồi kênh Nhiêu Lộc (TPHCM). Hay, mới đây là những khó khăn trong việc khắc phục sự cố sông Đà nhiễm dầu. Tình trạng này khiến hơn 3 triệu dân Hà Nội thiếu nước sạch để sinh hoạt.

đầu nguồn nước sông Đà bị nhiễm dầu
Hình ảnh đầu nguồn nước sông Đà bị nhiễm dầu tháng 10/2019. Ảnh: Vietnamplus

3.2. Một số giải pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

  • Mỗi người dân cần tự nâng cao nhận thức về việc cần phải bảo vệ môi trường nước. Đồng thời, tập thói quen phân loại rác, giữ sạch sẽ khu vực nhà ở, lan truyền các biện pháp bảo vệ môi trường trong cộng đồng,…
  • Luôn tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”.
  • Các trường học, công ty, xí nghiệp cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua công tác vận động sáng tạo, thiết thực. Chẳng hạn như ủng hộ Ngày Trái Đất, Giờ Trái Đất,…Với học sinh các cấp, việc dạy các em thói quen dọn rác đúng nơi quy định, không xả bừa bãi,…cũng là cách rèn luyện kỹ năng sống thiết yếu.
3 bé gái dọn rác ở bãi biển
Tập cho trẻ giữ vệ sinh nguồn nước ngay từ nhỏ để thành thói quen sống lành mạnh. Ảnh: Internet
  • Chính phủ cần đưa ra luật mới nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn các công ty đổ chất thải vào nước. Đồng thời, quản lý hệ thống nước được xử lý tốt hơn ở nhiều khu vực. Các thông tin nhanh về chính sách, vận động,…cần phổ biến rộng rãi đến người dân.

Không thể phủ nhận một sự thật rằng, thực trạng ô nhiễm đã khiến hình ảnh đất nước Việt Nam trở nên “thiếu đẹp” trong nhìn nhận của khách du lịch thập phương. Đất nước chúng ta đang trên đà phát triển. Vì lẽ này, yếu tố môi trường ít nhận được sự quan tâm từ Chính phủ so với hoạt động kinh tế, hay lĩnh vực an ninh quốc phòng. Thế nhưng, Việt Nam chúng ta cũng đang có những “bước chuyển mình” tích cực trong công tác vận động và cải thiện, ban hành chính sách bảo vệ môi trường. Qua đó, hy vọng rằng, ý thức bảo vệ môi trường sống để tránh hậu quả ô nhiễm nguồn nước, đất, cùng các tài nguyên khác, của người dân cũng sẽ ngày càng được nâng cao.

Trúc Nguyễn dịch và tổng hợp