Giải đáp những thắc mắc của bà bầu xung quanh việc sinh mổ

Trước khi quyết định mổ lấy thai, bạn cần phải hiểu rõ tất cả những vấn đề có liên quan đến sinh mổ chủ động.

banner ads

48319-sinh-mo-2.jpg

Đối với một số phụ nữ, sinh mổ có thể là một lựa chọn đã được định sẵn

Có rất nhiều lý do để bạn chọn sinh mổ. Chẳng hạn, trước đó đã từng sinh mổ hoặc đã được cảnh báo về những rủi ro trong quá trình sinh con bằng ngã âm đạo.

Đối với một số phụ nữ, sinh mổ có thể là một lựa chọn đã được định sẵn. Nhưng dù thế nào, quan trọng nhất là không được quyết định vội vã vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để chắc chắn hơn về lựa chọn của mình, bạn có thể tìm hiểu những thông tin sau đây:

Mục đích của sinh mổ là gì?

banner ads

Một số trường hợp sinh mổ rất cần thiết vì đó là các ca sinh cần can thiệp khẩn cấp. Phần lớn các ca sinh mổ đều được chuyển lên từ một ca sinh thường khó.

Nếu muốn sinh mổ chủ động, bạn phải đưa ra một lý do chính đáng. Có thể các bác sĩ sẽ không đồng ý cho bạn sinh mổ nếu chỉ vì tránh sinh qua ngã âm đạo hoặc chọn ngày lành tháng tốt cho con chào đời. Các chuyên gian cũng không khuyến cáo thai phụ sinh mổ, trừ khi có lý do về sức khỏe. Sau cùng, nếu những khuyến cáo này không đủ sức thuyết phục bạn thì ít nhất đừng bao giờ chọn sinh mổ trước khi thai nhi đủ 39 tuần.

Trước khi quyết định sinh mổ phải hỏi bác sĩ những điều gì?

Có rất nhiều câu hỏi bạn phải đặt ra cho bác sĩ trước khi quyết định sinh mổ, chẳng hạn:

- Tại sao tôi cần phải sinh mổ?

- Nếu tôi không sinh mổ, những rủi ro có thể xảy ra cho tôi và con là gì?

- Những lợi ích và rủi ro của việc sinh mổ trong trường hợp của tôi là gì?

- Làm sao để hoàn tất thủ tục sinh mổ một cách nhanh nhất?

- Liệu có thể chờ đợi cho đến khi em bé đủ 39 hoặc 40 tuần hay không?

- Có lựa chọn nào khác thay thế không?

- Sinh mổ lần này có phải là những lần sau tôi cũng phải sinh mổ không?

- Trọng lượng và kích thước của con tôi có phải là lý do khiến bác sĩ đề nghị tôi sinh mổ? Nếu vậy, làm thế nào ước tính chính xác trọng lượng của con tôi?

Làm sao để biết sinh mổ có phù hợp với bạn không?

48318-sinh-mo-1.jpg

Trẻ được sinh mổ có nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp sau sinh

Phần lớn các ca sinh mổ đều an toàn dù nó được xem là đại phẫu. Tuy nhiên, không thể tránh được rủi ro. Vì thế, trước khi sinh mổ, bạn cần phải biết:

- Sau khi mổ, thời gian phục hồi của bạn sẽ dài hơn so với một người sinh qua ngã âm đạo, kể cả thời gian nằm viện lẫn thời gian phục hồi tại nhà.

- Trẻ được sinh mổ có nguy cơ gặp các vấn đề về hô hấp sau sinh (khó thở) và phải được chăm sóc đặc biệt sau sinh thay vì được da kề da với mẹ như những bé sinh thường.

- Trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ mắc bệnh suyễn, tiểu đường, dị ứng và béo phì trong cuộc sống về sau.

- Nguy cơ ở mẹ sinh mổ bao gồm: băng huyết, nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan khác hoặc bị hội chứng cục máu đông. Một số sản phụ mất máu nhiều buộc phải truyền máu.

- Nguy cơ thai nhi bất thường ở những lần mang thai kế tiếp sẽ cao hơn, trong đó có nguy cơ xuất huyết trong và vỡ tử cung.

- Sau khi mổ, nguy cơ vỡ tử cung (bung các vết sẹo tử cung) khi mang thai lần kế tiếp sẽ cao hơn.

Tóm lại, sinh mổ sẽ làm phức tạp thêm cơ hội mang thai lần kế tiếp. Mỗi lần sinh mổ sau sẽ càng khó khăn hơn so với lần sinh mổ trước. Do đó, nếu có kế hoạch sinh thêm con, hãy trao đổi với bác sĩ để có thể suy nghĩ kỹ càng trước quyết sinh mổ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI