1. Cách làm món gà ninh sâm bổ dưỡng

Sự kết hợp giữa nhân sâm và gà sẽ cho ra món gà hầm sâm thơm ngon bổ dưỡng. Bởi nhân sâm là một thảo dược rất quý hiếm với những tinh chất tốt bổ dưỡng cho người ăn. Món ăn này không những ngon mà còn có tác dụng làm mát và tăng cường sinh lực. Nhờ đó, giúp bạn vượt qua những mệt mỏi, khó chịu, ngột ngạt trong cơ thể.

Gà hầm sâm có vị hơi đắng nhẹ, vừa thanh vừa ngọt và có vị thơm của táo và gạo nếp. Điều đặc biệt là khi ăn gà hầm sâm, cơ thể sẽ giải phóng một lượng nhiệt nên rất dễ toát mồ hôi. Nhờ vậy mà món ăn còn có tính giải độc rất tốt, giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi và lấy lại năng lượng.

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị làm gà hầm sâm

Nguyên liệu làm gà hầm sâm
Nguyên liệu làm gà hầm sâm – Ảnh Internet
  • 500 gr gà ác hoặc gà mái tơ                   50 gr gạo nếp ngâm nở
  • Hạt dẻ: 1 quả to                                       Bạch quả: 2 quả
  • Nhân sâm: 1 củ                                       Táo tàu: 2 quả
  • Gừng củ: 10 gr                                        Củ cải: 100 gr
  • Cam thảo: 5 gr                                         Hoàng kỳ: 5g
  • Tỏi: 10 nhánh                                           Hành hoa: 10 gr
  • Muối, tiêu bột                                           Nước: 2 lit

1.2. Cách làm món gà hầm sâm bồi bổ sức khỏe

  • Đầu tiên bạn có thể sơ chế gạo nếp trước. Bằng việc vo sạch và ngâm trong nước chừng 1 tiếng.
  • Gà mua về bạn nên sơ chế cho kỹ và khử mùi tanh. Dùng dao cắt đi phao câu, mỡ ở xung quanh cổ và bụng gà. Đem số gạo nếp đã ngâm nhồi vào trong bụng gà. Cho thêm vào bụng gà táo tàu, củ nhân sâm và hạt dẻ rồi dùng hai chân gà khóa bụng gà lại cho chắc chắn.
Món gà hầm sâm thơm ngon
Món gà hầm sâm thơm ngon – Ảnh Internet
  • Bắc nồi lên bếp đun. Đổ chừng 2 lít nước sạch vào. Sau đó cho thêm vào củ cải, cam thảo, tỏi, gừng đã cạo sạch và hoàng kỳ vào nồi nước. Bất bếp đun nóng hỗn hợp. Sau 30 phút bạn dùng vợt (hoặc muôi) vớt hết các nguyên liệu trong nồi chỉ trừ lại tỏi.
  • Lúc này khi đã vớt xong, bạn nhẹ tay thả gà vào trong nồi nước (cẩn thận kẻo bỏng). Đun tiếp chừng 40 phút lửa to và 10 phút lửa nhỏ. Nêm nếm các gia vị cho vừa miệng là được.

2. Cách làm gà hầm thuốc bắc

2.1. Nguyên liệu chuẩn bị làm gà hầm thuốc bắc

Các vị thuốc bắc thường dùng để làm món này
Các vị thuốc bắc thường dùng để làm món này – Ảnh Internet
  • Gà ác (hoặc gà ta): 500 g                             Các vị thuốc bắc
  • Hạt sen: 50 g                                                Củ sen: 50 g
  • Cà rốt: 30 g                                                   Hành lá: 50 g
  • Các loại gia vị thông thường: muối, đường, bột ngọt,..

2.2. Cách làm món gà hầm thuốc bắc

2.2.1. Bước sơ chế nguyên liệu
Hành lá đem rửa sạch, cắt nhỏ
Hành lá đem rửa sạch, cắt nhỏ – Ảnh Internet
  • Đầu tiên bạn đem các loại rau củ đã mua về đem sơ chế trước.
  • Cà rốt rửa sạch, cắt lát (có thể tỉa thành hình bông hoa nhìn đẹp mắt).
  • Củ sen mua về bạn đem đi rửa sạch hết lớp bùn bên ngoài, gọt vỏ. Sau đó bạn ngâm củ sen vào trong nước (vắt một ít nước cốt chanh vào trong nước) đê giữ cho củ sen được trắng. Cuối cùng, bạn đem cách khoanh củ sen ra.
  • Hành lá bạn đem rửa sạch, cắt nhỏ.
2.2.2. Bước ninh gà và các lưu ý khác
  • Cho khoảng 2 lit nước vào nồi, bật bếp đun sôi.
  • Trong khi chờ nước sôi, bạn đem đi rửa sạch và chặt thành từng miếng vừa ăn.
  • Nêm các gia vị một cách vừa phải vào nồi nước đang đun.
  • Bạn sẽ cho vào 4 muống canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, nữa muỗng cafe bột ngọt rồi khuấy đều cho các gia vị tan trong nước.
  • Chờ nước sôi, bạn cho thịt gà, các vị thuốc bắc, hạt sen, củ sen, cà rốt vào hầm.
  • Bạn hầm gà trong khoảng 30 phút là có thể ăn được rồi.
Nồi hầm gà tiềm thuốc bắc
Nồi hầm gà hầm thuốc bắc – Ảnh Internet

Tuy nhiên, cách làm món gà hầm ngon nhất cần phải có bí quyết. Các nguyên liệu cần hầm cho chín mềm, ra hết tác dụng của các vị thuốc. Bạn nên hầm gà trong khoảng thời gian chừng 1 tiếng đồng hồ thì các nguyên liệu mới mềm và ngon. Một lưu ý nhỏ là bạn không nên nêm gia vị quá đậm đà mà chỉ nêm gia vị vừa phải. Như vậy sẽ đảm bảo cho món ăn có gia vị vừa ăn, thanh nhẹ vừa phải. Như vậy nó sẽ làm nổi bật hương vị riêng đặc trưng của thuốc bắc.

3. Cách làm gà ninh hạt sen bổ dưỡng

3.1. Nguyên liệu làm món gà hầm hạt sen

Hạt sen
Nên dùng hạt sen tươi vì nó dễ nấu và ít bị sượng – Ảnh Internet

Khi làm món gà hầm hạt sen thì bạn cần chuẩn bi:

  • Hạt sen: Có thể dùng hạt sen khô. Tốt nhất nên dùng hạt sen tươi, vì nó dễ nấu mà lại ít bị sượng.
  • Đùi gà: 1 cái                                    Bọng gà: 1 cái đem chặt đôi
  • Nấm hương: 1 chén                        Cà rốt: 50 gr
  • Củ năng gọt vỏ: 4 miếng                 Dầu mè
  • Chén tiềm gà: Tùy vào số lượng người ăn, bạn sẽ chuẩn bị số chén tương ứng.
  • Bột năng pha loãng                        Muối, tiêu bột, hạt nêm

3.2. Cách làm gà hầm hạt sen

Đùi gà bạn sẽ lóc xương ra
Đùi gà bạn sẽ lóc xương ra – Ảnh Internet
  • Đùi gà bạn đem rửa sạch rồi lóc xương ra, đem miếng xương vừa lóc để chung với phần bọng gà. Nhớ bỏ sạch những miếng sụn gà còn sót lại trên đùi gà.
  • Để nấu nước dùng, bạn cần chuẩn bị một chiếc nồi rồi cho vào 1,5 lít nước.
  • Bạn cho phần thịt bọng gà và xương gà vào trong nồi nước lạnh và bật bếp đun lên.
  • Miếng thịt gà sau khi lột xương bạn đem lột hết phần da gà rồi cắt thành từng miếng hình vuông nhỏ thể tích 1 cm khối.
  • Bỏ những miếng thịt gà vừa cắt vào trong một chiếc chén.
  • Bạn cho vào 1 muỗng cafe hạt nêm, nửa muỗng muối, nửa muỗng tiêu, nửa muỗng bột năng, nửa muỗng dầu mè rồi trộn đều các gia vị lên.
Cho nấm hương vào nồi nước dùng
Cho nấm hương vào nồi nước dùng – Ảnh Internet
  • Nấm hương đem cắt bỏ 1/3 chân nấm cho vào nồi nước dùng.
  • Sau đó bạn cho vào nồi nước dùng 2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng muối.
  • Chờ nước sôi chừng 5 phút bạn vớt bỏ bọng và xương gà, còn nấm đông cô bạn vớt bỏ ra dĩa.
  • Củ năng bạn cắt ra thành từng miếng nhỏ giồng như hạt sen.
  • Cà rốt bạn cắt thành miếng rồi tỉa thành hình hoa cho đẹp.
  • Chia phần thịt gà ướp sống đều vào trong các chén tiềm thịt gà. Phần hạt sen, củ năng, nấm đã luộc, cà rốt bạn cũng đem chia đều ra các chén. Sau đó bạn dùng thìa múc nước dùng vừa nấu đổ vào ngập lấp xấp chén.
  • Đậy nắp các chén tiềm gà rồi bạn cho vào lò hấp, thực hiện hấp trong khoảng 25 phút. Sau khoảng thời gian đó, là bạn đã có thể đem các chén tiềm gà ra mời các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức.

4. Cách làm gà hầm sả

4.1. Nguyên liệu làm gà hầm sả

Nguyên liệu chuẩn bị làm gà hầm sả
Nguyên liệu chuẩn bị làm gà hầm sả – Ảnh Internet
  • 800gr thịt gà                                     2 cây sả
  • 1 kg bún tươi                                   1 muỗng canh sa tế
  • 1 muỗng cafe nước mắm                 nửa muỗng cafe muối
  • 1 muỗng cafe đường trắng              nửa muỗng cafe hạt nêm
  • 300 gr rau mồng tơi                         300 gr cải bẹ
  • 2 muỗng canh dầu ăn                      2 trái ớt tươi
  • 1 muỗng canh tỏi băm                     rượu trắng (không thực sự cần thiết)
  • 1,5 lit nước sạch
  • Các dụng cụ nấu ăn: bát tô, nồi nấu gà,

4.2. Cách làm gà hầm sả

Sả đập dập cắt khoanh
Sả đập dập cắt khoanh – Ảnh Internet
  • Sả sau khi mua về, bạn đem đập dập và cắt ra thành từng khúc dài khoảng chừng 4 đến 5 cm.
  • Thịt gà bạn có thể rưới một ít rượu trắng lên, cho một ít muối hột lên xoa bóp đều miếng gà rồi xối lại thật sạch với nước để khử mùi tanh.
  • Sau khi rửa sạch thịt gà, bạn đem chặt ra thành từng miếng vừa ăn.
  • Cho thịt gà vào trong một chiếc bát tô, thêm vào nửa muỗng cafe muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm.
  • Thêm tiếp sả vào rồi rộn các gia vị lại để 1 chút cho thịt gà ngấm đều các gia vị.
  • Đem 600 gr mồng tơi và cải bẹ đi rửa sạch, cắt thành khúc chừng 5 đến 7 cm.
  • Hai trái ớt tươi bạn cũng mang đi rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Cho nước vào sau khi đảo cho gà săn lại
Cho nước vào sau khi đảo cho gà săn lại – Ảnh Internet
  • Bạn bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào bật bếp cho chảo nóng lên rồi bạn cho tỏi băm đã chuẩn bị vào sao đều.
  • Chừng một phút, khi tỏi đã thơm thì bạn cho gà đã ướp vào đảo đều đến khi gà săn lại thì cho nước vào nấu sôi lên.
  • Ban đầu bạn cho lửa to, đến khi nước đã sôi, bạn hạ nhỏ lửa lại và đun thêm chừng 4 phút.
  • Nêm nếm các gia vị cho vừa miệng là được. Vớt gà hầm ra, bạn có thể thưởng thức chung với rau, bún hoặc cơm đã chuẩn bị.

5. Cách làm gà hầm ngải cứu

Gà hầm ngải cứu hay còn gọi là gà hầm lá ngải. Đây không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một bài thuốc quý, giúp chữa được nhiều bệnh.

5.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm gà hầm ngải cứu

Ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng giải nhiệt rất tốt – Ảnh Internet
  • Gà nguyên con: làm sạch, mổ sạch ruột
  • Ngải cứu: nửa kg
  • Các vị thuốc bắc hầm gà
  • Nghệ tươi: 1 củ to (2 củ nhỏ)
  • Dầu ăn
  • Các gia vị thông thường dùng để nêm nếm

5.2. Cách làm gà hầm ngải cứu

Nồi gà hầm ngải cứu thơm ngon
Nồi gà hầm ngải cứu thơm ngon – Ảnh Internet
  • Gà sau khi đã làm sạch và khử mùi bằng muối (hoặc rượu trắng). Tùy theo sở thích mà bạn có thể hầm nguyên con hoặc chặt gà ra thành từng miếng to vừa ăn.
  • Nghệ đem rửa sạch, cắt bỏ vỏ rồi đập dập. Rau ngải cứu bạn đem rửa sạch rồi để ráo
  • Cho gà vào trong nồi ướp với các vị thuốc bắc, 2 thìa hạt nêm, nghệ đập dập, 1 ít muối, đường, tiêu, nước mắm và ngải cứu.
  • Bật bếp hầm gà cách thủy chừng 45 đến 1 tiếng cho gà chín là được.

6. Cách nấu gà hầm bí đỏ

Gà hầm bí đỏ cũng là một món ăn rất thanh mát, được nhiều người yêu thích. Vì bí đỏ giàu hàm lượng sắt, axit hữu cơ, vitamin và muối khoáng khi kết hợp với gà (vốn đã chứa nhiều chất dinh dưỡng) sẽ được một món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Món này rất tốt cho trẻ em, người già và phụ nữ có thai.

Gà hầm bí đỏ là một món ăn bổ dưỡng
Gà hầm bí đỏ là một món ăn bổ dưỡng nhưng không nên quá lạm dụng – Ảnh Internet

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý là phụ nữ mang thai và trẻ em nên ăn nhưng không được lạm dụng món này. Vì hàm lượng chất xơ cao trong bí đỏ có thể gây rối loạn tiêu hóa. Lượng carotin trong bí đỏ nếu được hấp thụ nhiều sẽ tích tụ trong lớp biểu bì. Khiến một số vung da chuyển sang màu vàng chanh. Vì có tính giải nhiệt, nên món ăn rất thích hợp ăn vào mùa hè. Giúp giải  nhiệt, làm mát cơ thể.

6.1. Nguyên liệu làm gà hầm bí đỏ

Nguyên liệu làm gà hầm bí đỏ
Nguyên liệu làm gà hầm bí đỏ – Ảnh Internet
  • Gà: 1 con                  200 gr hạt sen
  • 600 gr bí đỏ               Hành tím: 1 chén to
  • Mì chính                    Hạt tiêu
  •  Đường                      Hạt nêm
  • Muối                          Nước sạch: 1,5 lit

6.2. Cách làm gà hầm bí đỏ

  • Gà bạn đem rửa sạch xát với muối và rượu trăng để khử mùi.
  • Chặt gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi cho vào trong một chiếc tô lớn.
  • Ướp gà trong 5 phút với 1 thìa canh muối, nửa thìa canh bột nêm, 1 thìa canh đường, 1/4 thìa canh mì chính, nửa thìa hạt tiêu, nửa thìa canh nước mắm.
  • Hành tím bạn đem rửa sạch, bóc vỏ rồi đập dập cho vào tô trộn đều gà cùng các gia vị khác.
Ướp thịt gà
Ướp thịt gà trong 5 phút – Ảnh Internet
  • Bí đỏ đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Cho nước vào nồi, đổ hạt sen vào rồi hầm trong 10 phút thì bạn cho bí đỏ đã chuẩn bị vào hầm chung với hạt sen.
  • Gà đã ướp đủ 5 phút bạn sẽ đem đi chiên. Đổ một lượng dầu nhất định vào chảo chiên. Bật bếp đun nóng rồi cho hành tỏi vào khuấy sơ qua một lượt cho thơm.
  • Sau đó bạn đem gà đã ướp cho vào chảo chiên. Đang khi chiên bạn nhớ dùng tay đảo đều để gà được săn chắc lại.
Chiên thịt gà cho săn lại rồi mới bỏ vào nồi hầm
Chiên thịt gà cho săn lại rồi mới bỏ vào nồi hầm – Ảnh Internet
  • Khi gà vừa săn và chín tới thì bạn bỏ chung vào trong nồi nước hầm đang đun.
  • Đậy vung lại hầm tiếp chừng 15 phút là được.
  • Trong lúc sôi, bạn nhớ dùng muôi vớt các bọt khí nổi lên trên nồi. Đây là món ăn kết hợp cả ba nguyên liệu: bí đỏ, hạt sen, gà rất bổ dưỡng. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương bùi bùi của hạt sen và vị thơm của bí.

7. Cách làm món gà hầm táo đỏ

Món gà hầm táo đỏ với vị ngon bổ dưỡng thơm ngọt mùi táo đỏ, cà rốt, nấm. Món này hứa hẹn sẽ mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho bạn làm việc hiệu quả.

7.1. Nguyên liệu dùng làm món gà hầm táo đỏ

táo đỏ khô
30 đến 40 gr táo đỏ khô – Ảnh Internet
  • Gà ác hoặc gà ta: 1 con
  • 30 gr đến 40 gr táo đỏ khô
  • Hạt sen: 300 gr
  • Cà rốt: 400 gr
  • Nước sạch: Khoảng hơn 1 lít
  • Nấm hương (có thể thay thế băng loại nấm khác): 60 gr
  • Hành lá
  • Muối trắng, tiêu bột, hạt nêm, đường

7.2. Cách làm món gà hầm táo đỏ

  • Gà bạn đem rửa sạch, cho một ít rượu trắng lên xát chung với muối để khử mùi tanh.
  • Phần bên trong con gà bạn cũng cho tay vào xoa muối và rửa sạch với nước.
  • Táo đỏ mua về bạn đem cho vào chén nước ấm ngâm chừng 15 phút.
  • Nấm bạn đem rửa sạch, ngâm với nước muối trong 5 phút. Sau đó vớt ra rửa lại và để ráo nước.
  • Cà rốt đem cắt thành miếng nhỏ, tỉa hoa tùy ý cho đẹp.
Đổ nước lấp xấp gà rồi bật bếp hầm
Đổ nước lấp xấp gà rồi bật bếp hầm – Ảnh Internet
  • Bắc nồi lên bếp rồi cho gà vào. Cho hạt sen, táo đỏ xếp xen kẽ chung với gà. Sau đó bạn đổ nước vào lấp xấp con gà và bật bếp đun.
  • Cho lửa to để gà nhanh sôi. Chờ cho nước sôi một tí bạn bắt đầu hạ lửa nhỏ dần, cho hé vung đậy gà một chút và hầm tiếp tục trong 45 đến 1 tiếng.
  • Nếu thấy nhiều bột nổi lên bên trên mặt nước, bạn nên dùng muôi (vá) vớt hết các lớp bọt này để nước hầm được trong.
  • Trước khi tắt bếp, bạn nhớ nêm nếm gia vị cho vừa ăn là được.

8. Cách làm gà hầm ngũ quả

8.1. Nguyên liệu làm gà hầm ngũ quả

Bạch quả
Bạch quả là một nguyên liệu làm gà hầm ngũ quả – Ảnh Internet
  • 1 con gà đã làm sạch                    Củ năng 200 g
  • 100 gr bạch quả                            100 gr hạt sen tươi
  • Nấm đông cô: 100 gr                     Táo tàu: 30 gr
  • 3 muỗng cafe hạt nêm                   Nước tương: 2 muỗng cafe
  • Muối: nửa muỗng cafe                   Đường cát trắng: nửa muỗng cafe
  • Rượu trắng: 20 ml                          Nước sạch: 1 lit
  • Cà rốt: 1 củ                                    Bột ngọt

8.2. Cách làm gà hầm ngũ quả

8.2.1. Bước sơ chế các nguyên liệu
nấm đông cô ngâm nước
Nấm đông cô ngâm nước cho nở ra – Ảnh Internet
  • Đầu tiên bạn đem gà đi rửa sạch bằng nước lạnh.
  • Sau đó rưới rượu trắng đều lên mình gà, lấy tay xát nhẹ.
  • Cho tiếp muối lên xoa bóp đều bề mặt da gà rồi đem rửa sạch gà lại với  nước, để ráo.
  • Cho bạch quả, nấm đông cô, hạt sen, táo đỏ vào ngâm trong nước khoảng 15 phút cho nở rồi vớt ra để ráo.
  • Củ năng rửa sạch và cắt hạt lựu.
  • Cà rốt rửa sách, cắt khúc rồi tỉa hoa cho đẹp mắt.
8.2.2. Bước hầm gà ngũ quả
  • Đổ 1 lít nước sạch đã chuẩn bị vào nồi rồi bắc lên bếp.
  • Cho gà vào rồi thêm nửa thìa cafe muối vào nồi nước luộc.
  • Khi thấy nước trong nồi đã sôi đều thì bạn cho bạch quả, hạt sen, nấm đông cô, táo đỏ, cà rốt và củ năng vào nồi và hầm trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng.
  • Trước khi tắt bếp bạn cho vào nồi hầm 1 chút bột ngọt, 2 muỗng hạt nêm, nửa muỗng đường và nước tương cho vừa ăn rồi tắt bếp là được.
Món gà hầm ngũ quả thơm ngon
Món gà hầm ngũ quả thơm ngon – Ảnh Internet

Vậy là bạn đã điểm qua 8 cách làm món gà hầm thơm ngon bổ dưỡng rồi. Món hầm gà rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, vậy nên, nó đặc biệt được dùng để giúp người ốm mau bình phục. Nhiều bà mẹ hầm gà để giúp trẻ hay ăn, phát triển khỏe mạnh, chóng lớn. Món ngon này còn đặc biệt tốt cho bà bầu để dưỡng thai nữa. Bạn hãy vào bếp và thực hiện ngay nào. Đây là một cách để chứng tỏ sự quan tâm của bạn đến những người thân yêu của mình đấy!

Mẫu Đơn tổng hợp