Dạy trẻ 4 - 6 tuổi cách ứng phó với... người lạ

Người lạ có thể mang đến những nguy hiểm cho trẻ như bắt cóc, xâm hại tình dục, lợi dụng trẻ… Để đề phòng những nguy hiểm này, ba mẹ cần trang bị cho trẻ 4 - 6 tuổi những kỹ năng nhận biết, bảo vệ mình trước người lạ.

banner ads

Nhận diện người lạ

Người lạ là ai? Ba mẹ có thể giải thích nôm na cho trẻ hiểu người lạ là những người mà cả gia đình hoặc bé chưa biết rõ, chưa gặp bao giờ. Tuy nhiên không hẳn người lạ nào cũng đều xấu. Vì vậy, việc đầu tiên là ba mẹ cần giúp trẻ nhận biết người lạ nào là xấu và người lạ nào có thể tin cậy.

15905-day-tre-ve-nguoi-la-1.jpg

Hãy giúp trẻ phân biệt đâu là người lạ xấu, đâu là người lạ tốt

Người lạ xấu: Nếu trẻ thấy một người có những biểu hiện hay khi tiếp xúc với trẻ có những hành vi sau đây thì nên cảnh giác, tránh xa:

+ Ra vẻ khẩn khoản hay năn nỉ trẻ giúp đỡ làm một việc gì đó;

+ Xúi giục trẻ không nghe lời ba mẹ, người lớn;

+ Dụ dỗ trẻ đi theo đến một nơi nào đó;

+ Có các hành vi âu yếm hay đụng chạm đến “chỗ nhạy cảm” của trẻ;

+ Yêu cầu trẻ giữ bí mật về chuyện gặp gỡ với họ;

+ Có những hành động làm trẻ cảm thấy khó chịu…

Người lạ có thể tin cậy: Trong những trường hợp như trẻ đi lạc, gặp tình huống xấu trẻ có thể tin tưởng và nhờ sự giúp đỡ của những người lạ sau: Công an, cảnh sát, bảo vệ, nhân viên y tế, giáo viên... Tất nhiên người đó phải loại trừ các trường hợp kể trên.

Cách ứng xử khi gặp người lạ

Những nguy cơ tiềm ẩn từ người lạ là rất nhiều, ba mẹ nên cho bé “học thuộc lòng” những cách ứng xử sau đây khi gặp người lạ nhé:

Nói không:

Trẻ cần thẳng thắn nói “không” với những điều dưới đây khi gặp người lạ:

- Không nhận quà, bánh, kẹo, đồ chơi…

- Không đi theo người lạ đến bất kỳ nơi đâu, ngay cả khi người lạ nhận là người thân của ba mẹ, đọc tên ba mẹ, tên trẻ, địa chỉ nhà và đề nghị dẫn trẻ về nhà hay đến cơ quan ba mẹ, đến khu vui chơi…

15904-day-tre-ve-nguoi-la-2.jpg

Ba mẹ nên dạy con nói "không" với những người lạ

- Không cho người lạ ôm hôn, đụng chạm đến cơ thể.

- Không đồng ý làm theo những lời xúi giục của người lạ: phản đối lại ba mẹ, lấy món đồ nào đó của gia đình để đưa cho họ…

- Không mở cửa nhà nếu có người lạ muốn vào nhà khi ba mẹ đi vắng.

Hét to

Trong trường hợp trẻ thấy sợ hãi hoặc đã từ chối nhận quà bánh, lời đề nghị của người lạ nhưng họ vẫn tiếp tục dụ dỗ, bám theo, khi đó trẻ cần la lớn lên để “cảnh báo” hoặc gây chú ý với những người xung quanh, phòng nhờ giúp đỡ. Những câu trẻ có thể dùng là: “Con không đồng ý. Con không quen cô/chú. Người này có ý xấu với con. Đây không phải là người quen của con…”. Tiếng la hét của trẻ sẽ làm người lạ sợ và không dám lại gần trẻ nữa.

Nhờ sự giúp đỡ

Trong khi hét lớn, trẻ phải bỏ chạy xa người lạ, đến những nơi đông người, trung tâm thương mại, gặp cảnh sát, công an, bảo vệ… để nhờ giúp đỡ. Trong trường hợp có người lạ đi theo trẻ, trẻ có thể làm những “động tác giả” như chạy vào tiệm tạp hóa/siêu thị mua đồ, hỏi đường chú công an/bảo vệ…

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Để trẻ nhớ lâu về lời dạy của ba mẹ

Làm thế nào để trẻ nhớ những điều ba mẹ dạy cũng như không quá hốt hoảng khi gặp người lạ là khó khăn thường gặp của nhiều bậc phụ huynh. Để việc này đạt hiệu quả, ba mẹ cần đưa những ví dụ gần gũi và giải thích đơn giản, dễ hiểu cho trẻ nghe. Chẳng hạn, ba mẹ có thể chỉ cho con biết những người tốt, người xấu ở xung quanh mà trẻ biết, hay giải thích cho con hiểu thông qua những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn. Đồng thời, ba mẹ cũng có thể đưa ra các tình huống giả định, trong đó ba mẹ hay người thân đóng vai người lạ và để trẻ ứng xử với các tình huống đặt ra. Tất cả việc này cần lặp đi lặp lại thường xuyên để trẻ không quên.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI