Thận thường được biết đến với vai trò lọc máu trong cơ thể nhưng thật ra chức năng của thận còn nhiều hơn thế. Do đó, việc bảo vệ để các chức năng của thận diễn ra là điều vô cùng cần thiết, vì chỉ cần thận suy yếu, các tạng khác trong cơ thể cũng sẽ suy yếu theo. Ngay bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu chức năng của thận cùng những điều nên và không nên làm để bảo vệ thận.

Chức năng của thận
Chức năng của thận có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe sinh sản, đặc biệt ở nam giới. Ảnh Internet

1. Thận nằm ở đâu trong cơ thể?

Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, được biết đến là cơ quan bài tiết chính trong cơ thể. Chúng được cấu tạo bằng hai quả thận hình hạt đậu nằm ở phía sau thắt lưng sát với vùng khoang bụng và nằm ở hai bên cột sống.

Vị trí của thận được xét cụ thể là:

  • Nằm sát thành sau của bụng, ở 2 bên cột sống gần thắt lưng chính.
  • Hai bên thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng, đến đốt thắt lưng L3 trong khung xương sườn.
  • Thận phía bên phải nằm hơi thấp hơn so với thận ở bên trái khoảng 1 đốt sống.
  • Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi có một bờ lồi, và một bờ lõm.
  • Mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10-12,5cm, rộng từ 5-6cm và có trọng lượng khoảng 170g.

Trong cơ thể chức năng của thận chủ yếu là điều tiết và tuần hoàn các chất khoáng điện giải. Nhờ vậy thận là một cơ quan vô cùng quan trọng trong hệ tuần hoàn, vậy nên mọi người cần giữ gìn thận thật tốt, tránh để mắc tình trạng thận yếu nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cho sức khỏe.

chức năng của thận là gì
Thận nằm ở phía sau thắt lưng sát với vùng khoang bụng và nằm ở hai bên cột sống. Ảnh Internet

2. Chức năng của thận

Nhiều người vẫn nghĩ chúng chỉ có tác dụng lọc máu và chất độc ra khỏi cơ thể nhưng thực chất vai trò của chúng còn nhiều hơn thế.

2.1. Thận có chức năng lọc máu

Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận: máu từ động mạch chảy vào cầu thận với một áp suất lớn đồng thời đẩy các chất hòa tan trong máu qua màng lọc. Màng lọc là một vách mao mạch cấu tạo từ một nhóm tế bào không xếp khít nhau tạo thành các lỗ dọc có kích thước từ 30-40 angstron, chỉ có những chất nào nhỏ hơn mới có thể đi qua màng thận và tạo thành nước tiểu đầu. Trong lần lọc đầu tiên các tế bào máu và protein sẽ được giữ lại để làm các dưỡng chất đi nuôi cơ thể.

2.2. Hấp thụ lại và bài tiết tiếp

Khi quá trình lọc máu kết thúc thì nước tiểu được đưa đến ống thận tại đây xảy ra hai quá trình là hấp thụ lại và bài tiết tiếp. Vì trong nước tiểu đầu vẫn còn rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Các chức năng của thận trong quá trình hấp thụ lại phải làm một nhiệm vụ vô cùng vinh quang nhưng lại rất khó khăn là hấp thụ lại tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết còn sót lại vào máu như: đường, amino axit và muối khoáng.

Chức năng của thận
Quá trình thận lọc máu, hấp thụ lại và bài tiết tiếp, Bài tiết các chất dư thừa. Ảnh Internet

2.3. Bài tiết các chất dư thừa

Ngay sau đó là quá trình bài tiết tiếp các dư thừa của cơ thể như: amoni, axit uric, các chất khoáng thừa, các chất kháng sinh sẽ tiếp tục được bài tiết tiếp để tạo thành nước tiểu chính thức của cơ thể. Lúc này các thành phần chất trong máu được ổn định, nước tiểu cuối được đổ vào ống góp kết thúc quá trình lọc nước tiểu.

Và hơn thế thận có các chức năng:

  • Điều chỉnh các chất điện phân
  • Duy trì ổn định axit bazơ
  • Điều chỉnh huyết áp
  • Bộ lọc máu tự nhiên của cơ thể thông qua quá trình bài tiết nước tiểu: Hai bên thận giúp cơ thể bài tiết các chất thải như: ure, axit uric và amoniac.
  • Tái tạo nước: Chức năng của thận tiếp theo là chức năng tái tạo nước, đây là nhiệm vụ chính trong quá trình hoạt động tuần hoàn của thận. Trong quá trình tuần hoàn nước trong cơ thể thận giúp cho cơ thể tái tạo các chất glucozo, các axit amin đồng thời sản sinh ra một số hoocmon tốt cho cơ thể.
Chức năng của thận
Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Ảnh Internet

3. Cấu tạo của thận trong cơ thể

Cầu thận bao gồm: Quản cầu Malpighi và nang Bowman. Trong đó:

  • Bowman là túi bọc quản cầu, thành nang có khá nhiều lỗ nhỏ.
  • Phần quản cầu Malpighi có dạng khối hình cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song nhau.
  • Ngăn cách giữa các nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch sang nang.

Ống thận gồm: Ống lượn gần, ống lượn xa và quai Henle.

  • Dịch lọc từ nang đổ vào phần ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle.
  • Ở phần đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp.
  • Phần ống góp không thuộc đơn vị thận, nó có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể thận.
Chức năng của thận
Thận bao gồm Cầu thận quản cầu Malpighi và nang Bowman. Ảnh Internet

4. Kiểm tra chức năng của thận như thế nào?

Kiểm tra chức năng thận với mục đích theo dõi thận có đang hoạt động bình thường hay không. Hiện tại, có 2 cách phổ biến thường để dùng kiểm tra chức năng thận đem lại kết quả cao là xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

4.1. Xét nghiệm máu

4.1.1. Độ lọc cầu thận (GFR)

Đây là phương pháp kiểm tra chức năng thận thông qua việc đo lường lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian (GFR). Trong xét nghiệm này có thể được tính toán từ mức độ creatinine huyết thanh kết hợp với độ tuổi, cân nặng, giới tính và kích thước cơ thể của người bệnh. Tuổi càng cao thì đơn vị GFR càng giảm.

Độ lọc cầu thận (GFR)
Phương pháp này tuổi càng cao thì đơn vị GFR càng giảm. Ảnh Internet

4.1.2. Creatinine huyết thanh

Creatinin huyết thanh trong cơ thể có nguồn gốc hỗn hợp. Nguồn gốc ngoại sinh được lấy từ thức ăn cung cấp và nguồn gốc nội sinh từ gan. Ở thận, creatinin được lọc qua các cầu thận và sẽ không được ống thận tái hấp thu, mà được các cơ bắp bài tiết ra. Giá trị của creatinin chủ yếu là phản ánh chức năng của thận. Nồng độ creatinin của người bình thường:

  • Nam: 62 -115 µmol/L hay 0,7 -1,3 mg/dL
  • Nữ: 44 – 88 µmol/L hay 0,5 -1,0 mg/dL
  • Trẻ em: 26 – 88 µmol/L hay 03 -1,0 mg/d L

Nồng độ trong creatinin càng tăng thì chức năng thận càng suy giảm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xét nghiệm thêm nồng độ cystatin C và xét nghiệm ure máu (BUN) để theo dõi tình trạng chức năng thận.

4.2. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là một phương pháp có thể giúp bệnh nhân phát hiện một loạt các rối loạn về thận và đường tiết niệu bao gồm các vấn đề như bệnh thận mãn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận…

Kiểm tra thận cũng có thể xét nghiệm bằng điện di nước tiểu. Tổng phân tích xét nghiệm nước tiểu qua kính hiển vi hoặc sử dụng que thử, kiểm tra protein trong máu…

Chức năng của thận
Xét nghiệm nước tiểu là một phương pháp có thể giúp bệnh nhân phát hiện một loạt các rối loạn về thận. Ảnh Internet

5. Ý nghĩa và vai trò của thận

Những chất cặn sẽ tích tụ ở ngay trong thận gây tắc nghẽn và làm thận càng suy yếu hơn. Từ đó, ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan khác trong cơ thể như bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt,… và ảnh hưởng đến ngoại hình như da đổi màu, rụng tóc, hơi thở có mùi.

Dựa vào cấu tạo và các chức năng của thận. Có thể thấy rằng thận có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống. Giúp đào thải các chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể con người. Nếu thận khỏe, sẽ giúp con người bài tiết được nhiều chất thải ra khỏi cơ thể và ngược lại, nếu thận không làm tốt nhiệm vụ của mình, và các chất cặn bã sẽ không đào thải được mà đọng lại cơ thể gây ra những bệnh nguy hiểm.

Chức năng của thận
Có thể thấy rằng thận có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống. Ảnh Internet

6. Các dấu hiệu nhận biết thận yếu

6.1. Tóc thay đổi theo chiều hướng xấu

Một cách hiểu đơn giản là nhìn tóc có thể biết sức khỏe của thận. Nếu thận khỏe mạnh tóc sẽ mọc dày, đen bóng và suôn mượt. Khi thận yếu tóc có thể chuyển sang trạng thái khô trơ, chẻ ngọn. Tuy nhiên người bệnh cần tránh nhầm lẫn dấu hiệu rụng tóc do thận và rụng tóc do da đầu cũng như thoái hóa của cơ thể.

Tóc chẻ ngọn
Khi thận yếu tóc có thể chuyển sang trạng thái khô trơ, chẻ ngọn. Ảnh Internet

6.2. Xuất hiện các triệu chứng đau mỏi lưng

Thận hư hay thận yếu dấu hiệu cơ bản và dễ nhận thấy nhất, mà ở đây nếu bạn bị đau ở vùng thắt lưng thì nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Đột nhiên có dấu hiệu bày rất có thể bạn đã bị suy giảm các chức năng của thận.

Cơ thể có cảm giác sợ lạnh và hay bị lạnh bụng: Người có thận khí không đủ thường có cảm giác sợ lạnh, những người có dấu hiệu thận yếu thường rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là thường xuyên có cảm giác lạnh ở vùng bụng, đau bụng do lạnh hoặc thường xuyên bị cảm lạnh. Và nặng hơn là biểu hiện thường xuyên bị lạnh buốt tay chân, ra mồ hôi lạnh.

Đau ở vùng thắt lưng
Nếu bạn bị đau ở vùng thắt lưng có thể thận của bạn yếu. Ảnh Internet

6.3. Cơ thể đột nhiên trở nên chậm chạp

Thận kết nối với trí, cổ nhân quan niệm rằng thận có quan hệ mật thiết với trí lực và khả năng phản xạ. Những người mắc thận hư thường có biểu hiện chậm chạp trong suy nghĩ, phản ứng ngày càng chậm chạp hơn, đặc biệt là ở giới trẻ và những người trung niên là một điều đáng quan ngại.

Người mắc thận hư thường có biểu hiện chậm chạp- Chức năng của thận
Những người mắc thận hư thường có biểu hiện chậm chạp trong suy nghĩ. Ảnh Internet

6.4. Hơi thở và vị giác

Hơi thở và vị giác có vấn đề là một trong những biểu hiện thận yếu ai cũng gặp nhưng ít chú ý. Quý ông thận yếu thường cảm thấy hít thở khó, hơi thở không sâu và có mùi khó chịu. Đồng thời, bệnh nhân luôn cảm thấy miệng đắng, vị giác kém dẫn tới chán ăn, sụt cân.

Hơi thở và vị giác
Thận yếu thường cảm thấy hít thở khó, hơi thở không sâu. Ảnh Internet

6.5. Khả năng sinh lý

Tuyến thượng thận đóng vai trò tiết ra hormone androgen và estrogen giúp phát triển và duy trì khả năng sinh lý ở nam giới. Đây cũng là hai hormone hình thành các đặc tính riêng biệt ở nam từ trong phôi thai. Bên cạnh đó, thận còn giúp đẩy máu làm cương cứng dương vật và ảnh hưởng tới khả năng xuất tinh khi quan hệ.

Chính vì những lý do này, nam giới có thể nhận biết các dấu hiệu thận yếu thông qua khả năng sinh lý của bản thân.

Khả năng sinh lý
Thận yếu ảnh hưởng khả năng sinh lý của bản thân. Ảnh Internet

6.6. Nước tiểu có màu vàng sẫm

Thận chính là cơ quan tạo ra nước tiểu. Bởi thế trạng thái của nước tiểu cũng chính là một trong những dấu hiệu thận yếu nam giới cần lưu tâm.

Nước tiểu của người bình thường có màu vàng nhạt hoặc trắng, không bọt hoặc rất ít bọt. Với những người thận yếu, nước tiểu thường có màu vàng sậm, nổi nhiều bọt thậm chí là bong bóng. Một số trường hợp thận suy giảm nghiêm trọng còn có thể có máu trong nước tiểu.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể nhận biết biểu hiện thận yếu thông qua số lần đi tiểu và lượng nước tiểu. Người thận yếu thường tiểu nhiều về đêm, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường. Một số trường hợp bị tiểu buốt, tiểu rắt.

Nước tiểu vàng sẫm
Thận yếu nước tiểu thường có màu vàng sậm. Ảnh Internet

6.7. Tứ chi lạnh, dễ rùng mình

Dấu hiệu thận yếu dễ nhận thấy nhất chính là tình trạng lạnh tay chân, thậm chí ra mồ hôi lạnh dù ở nhiệt độ nào. Đặc biệt, bệnh nhân dễ rùng mình khi gặp gió, cơ thể nhạy cảm với thời tiết lạnh, dễ đau bụng, nhức đầu khi nhiệt độ giảm. Biểu hiện thận yếu này thường kèm theo các triệu chứng như nhức mỏi gối, nhạt miệng, suy nhược…

Lạnh tay chân
Thận yếu gây tình trạng lạnh tay chân, thậm chí ra mồ hôi lạnh dù ở nhiệt độ nào. Ảnh Internet

6.8. Khó ngủ, mệt mỏi

Như đã nói ở trên, tiểu đêm là một trong những dấu hiệu thận yếu phổ biến,hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải. Chính việc tiểu đêm nhiều lần khiến người bệnh phải thức dậy giữa chừng dẫn tới khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Nguyên nhân này góp phần khiến cơ thể nam giới thêm mệt mỏi và suy nhược.

Khó ngủ
tiểu đêm nhiều lần khiến người bệnh phải thức dậy giữa chừng dẫn tới khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Ảnh Internet

6.9. Đại tiện táo bón

Tình trạng đại tiện cũng phần nào phản ánh sức khỏe của thận. Khi thận yếu,sự cân bằng điện giải trong cơ thể bị phá vỡ. Đây là lý do khiến cho các chất dẫn truyền đường ruột tiết ra kém hơn và sinh ra táo bón. Dấu hiệu thận yếu này thường đi kèm với tình trạng sưng, rát hoặc nứt rách hậu môn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đại tiện
Thận yếu khiến cho các chất dẫn truyền đường ruột tiết ra kém hơn và sinh ra táo bón. Ảnh Internet

6.10. Da ngứa, phát ban

Cùng với việc đào thải độc tố, thận còn đóng góp tích cực vào quá trình sản sinh hồng cầu cho máu, cân bằng nước, khoáng chất cũng như các chất điện giải trong cơ thể. Khi chức năng thận hoạt động kém, sự cân bằng trong máu bị mất đi khiến bệnh nhân bị ngứa rát, phát ban hoặc vàng da. Đây là những dấu hiệu thận yếu ở nam giới rất dễ bỏ qua.

Da ngứa
Khi thận hoạt động kém, sự cân bằng trong máu bị mất đi khiến bệnh nhân bị ngứa rát. Ảnh Internet

7. Điều trị và cải thiện chức năng của thận

7.1. Về chế độ dinh dưỡng

7.1.1. Các sản phẩm cần hạn chế

  • Nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất đạm như hải sản, thịt lợn, thịt da cầm, trứng, sữa… Chỉ nên bổ sung từ 150-200g mỗi ngày.
  • Hãy tránh sử dụng nhiều muối, ăn nhạt hoàn toàn nếu bị phù
  • Nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn như: đồ ăn nhanh, đồ nướng, rán. Bởi vì các thực phẩm này đều giàu natri, sử dụng nhiều sẽ không tốt cho thận
  • Hạn chế tối đa thực phẩm giàu kali và phốt-pho như: cam, chuối, nho, hạt điều, hạt dẻ, socola, pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…
  • Hạn chế các đồ uống có ga, cồn (bia, rượu…).
các đồ uống có ga
Nên hạn chế các đồ uống có ga, cồn để bảo vệ thận. Ảnh Internet

7.1.2. Những thực phẩm nên dùng

  • Chất bột (khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong)
  • Chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt)
  • Chất béo (bạn có thể ăn khoảng 30-40g một ngày, hãy ưu tiên cho chất béo thực vật)
  • Bổ sung canxi (sữa), bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…)
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả…
  • Một số loại quả có khả năng sản sinh Estrogen và điều hòa hoạt động của nội tiết tố giúp tăng cường chức năng thận ở nữ giới như đậu xanh, dưa chuột, cà chua, cà rốt. Còn ở nam giới nên ăn nhiều mật ong, trứng, hàu… để thận luôn khỏe mạnh.
  • Người bị chức năng thận suy giảm nên sử dụng lượng nước uống hàng ngày = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong một bữa ăn…)
Rau tốt cho thận
Thực phẩm tốt cho chức năng thận ở nữ giới như đậu xanh, dưa chuột, cà chua, cà rốt. Ảnh Internet

7.3. Luyện tập, vận động, thực hiện các bài tập giúp khỏe thận

Tập luyện và vận động là một cách giúp giảm huyết áp đồng thời tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn. Bởi thận phải đảm bảo nhiệm vụ lọc máu cho cả cơ thể nên chịu áp lực rất lớn. Vì vậy , khi thận yếu sẽ khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi, uể oải.

Bình thường có đến 114 lít máu bơm qua thận mỗi ngày. Thế nên, người bị chức năng thận suy giảm nên thường xuyên đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ngoài trời. Các bài tập này giúp tăng cường lưu thông huyết áp, gia tăng hiệu quả làm việc của thận, đồng thời giảm những vấn đề về cơ khớp.

Luyện tập
Các bài tập này giúp tăng cường lưu thông huyết áp, gia tăng hiệu quả làm việc của thận. Ảnh Internet

8. Những thực phẩm tốt cho thận

8.1. Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là một loại rau thân thiện với thận vì hàm lượng kali thấp. Vì lượng kali cao trong máu có thể làm cho thận khó đào thải, dẫn đến bệnh thận mãn tính. Và ớt chuông đỏ chứa các chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C, A và B6 và các chất dinh dưỡng khác như axit folic và chất xơ tốt cho sức khoẻ tổng thể.

Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ là một loại rau thân thiện với thận vì hàm lượng kali thấp. Ảnh Internet

8.2. Cải bắp

Bắp cải không chứa kali nên có lợi cho gan và thận của bạn. Loại rau này khá giàu chất phytochemical giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh mãn tính như ung thư. Bắp cải cũng chứa các loại chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, vitamin B6, K và C và axit folic. Và điều này giúp cho bắp cải là một bổ sung hợp lý cho một chế độ ăn uống thân thiện với thận.

Bắp cải
Bắp cải không chứa kali nên có lợi cho gan và thận của bạn. Ảnh Internet

8.3. Tỏi

Tỏi rất tốt cho sức khỏe của thận do tính chất lợi tiểu tuyệt vời của nó. Thuốc lợi tiểu hỗ trợ trong việc loại bỏ natri và nước dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách buộc thận đào thải natri qua đi tiểu. Tỏi cũng có thể bảo vệ thận khỏi những tác động có hại của kim loại nặng như chì. Gia vị này cũng có khả năng giảm viêm, chống nhiễm trùng, làm sạch cơ thể, giảm cholesterol và hoạt động như một kháng sinh tự nhiên.

Tỏi
Tỏi rất tốt cho sức khỏe của thận do tính chất lợi tiểu tuyệt vời của nó. Ảnh Internet

8.4. Súp lơ

Súp lơ là một loại rau họ cải và chúng như một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống thân thiện với thận của bạn. Súp lơ rất giàu axit folic và chất xơ giúp làm sạch thận cũng như tăng cường sức khoẻ. Đây là một loại rau cũng ít kali nên tốt cho những người bị bệnh thận mãn tính.

Súp lơ
Súp lơ rất giàu axit folic và chất xơ giúp làm sạch thận cũng như tăng cường sức khoẻ. Ảnh Internet

8.5. Măng tây

Tác dụng của măng tây là làm sạch thận. Măng tây cũng ngăn ngừa sỏi thận và hỗ trợ để thận thực hiện các chức năng bình thường. Ngoài ra, măng tây còn là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K tuyệt vời.

Măng tây
Măng tây cũng ngăn ngừa sỏi thận và hỗ trợ để thận thực hiện các chức năng bình thường. Ảnh Internet

8.6. Cải xoăn

Đây là một loại rau cải có lợi cho thận vì nó được coi là thực phẩm ít kali. Theo Tổ chức thận quốc gia, cải xoăn chứa khá nhiều vitamin A, vitamin C, canxi và các khoáng chất quan trọng khác hỗ trợ chức năng thận.

Cải xoăn
Đây là một loại rau cải có lợi cho thận vì nó được coi là thực phẩm ít kali. Ảnh Internet

8.7. Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan có hàm lượng kali thấp và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Chất xơ cần thiết để giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định, điều quan trọng ngăn ngừa tăng cân quá mức và bệnh tiểu đường, đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận.

Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan có hàm lượng kali thấp và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Ảnh Intenet

Thận là một cơ quan vô cùng quan trọng trong hệ tuần hoàn, vậy nên mọi người cần giữ gìn thận thật tốt, tránh để mắc tình trạng thận yếu nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cho sức khỏe. Và mong rằng qua bài viết chức năng của thận trên đây có thể giúp bạn biết rõ hơn và phòng tránh các tác nhân giúp thận tốt hơn.

Hoàng Tùng tổng hợp