1. Cách làm sạch nhớt nha đam bằng nguyên liệu tự nhiên

1.1. Cách làm sạch nhớt nha đam hết đắng với đường

Để làm nha đam hết nhớt đắng với đường, bạn thực hiện theo cách sau:

  • Nha đam bạn đem bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, cắt thành các miếng nhỏ dạng hạt lựu. Bạn thực hiện ngâm nha đam vào bát nước được pha thêm vài giọt nước chanh cùng 1 chút muối loãng.
  • Thực hiện chà xát nhẹ từng miếng nha đam cho hết phần nhớt, bạn vớt chúng ra rổ. Đồng thời, bạn rửa lại nhiều lần với nước sạch. Lưu ý vừa thực hiện xả nước, vừa xóc đều.
  • Cuối cùng, bạn cho nha đam vào hũ thủy tinh có nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Khi thưởng thức, bạn hoàn toàn có thể lấy ra sử dụng trực tiếp. Những miếng nha đam thấm đường sẽ mang hương vị ngọt, thanh mát vô cùng dễ chịu.
cách làm sạch nha đam hết nhớt đắng với đường
Thực hiện ngâm nha đam với đường loại bỏ nhớt. Ảnh: Internet

1.2. Cách làm nha đam hết đắng hết nhớt bên trong với nước muối

Phần nha đam bạn đem cắt đôi, loại bỏ ngạch 2 bên nha đam với dao sạch. Bạn cắt nha đam thành các miếng nhỏ tùy thuộc món ăn chế biến. Cho phần nha đam vào tô, thêm muối chà xát nhẹ để loại bỏ nhớt. Thực hiện xả nha đam với nước lạnh tới khi chúng hết nhớt hoàn toàn.

Cho nồi nước đun sôi, cho nha đam vào nước sôi chần sơ qua và vớt lên ngâm với nước. Điều này giúp nha đam bớt nhớt và không bị đắng. Phần nha đam này bạn hoàn toàn có thể sử dụng để nấu chè hay nấu nha đam đường phèn.

Ngâm nha đam với muối
Thực hiện ngâm nha đam với muối làm sạch nha đam. Ảnh: Internet

2. Cách sơ chế làm sạch nha đam ngâm nước đá cho hết nhớt và trắng giòn

Nha đam có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên với những người không biết cách gọt vỏ nha đam sẽ khiến chúng càng khó ăn và đắng hơn. Nhiều người thậm chí bị nổi mẩn ngứa khi sử dụng. Hãy tham khảo ngay cách chế biến nha đam hết nhớt, không bị đắng theo cách dưới đây:

Bước 1: Sơ chế nha đam

  • Nha đam sau khi mua về, bạn rửa lại với nước sạch, loại bỏ phần vỏ bên ngoài chỉ giữ lại phần thịt trắng bên trong.
  • Sau khi đã gọt vỏ, bạn ngâm nha đam với nước muối loãng từ 15 đến 20 phút.
  • Sau đó, bạn dùng tay xoa nhẹ lên phần thịt của nha đam để chúng hết nhớt.
Cắt vỏ nha đam
Thực hiện loại bỏ phần vỏ nha đam, chỉ giữ lại phần ruột. Ảnh: Internet

Bước 2: Làm sạch giúp nha đam hết đắng

  • Sau khi ngâm nha đam xong, bạn cho chúng ra rổ đồng thời rửa sạch lại với nước. Trong quá trình này, bạn lưu ý vừa rửa, vừa xóc nhẹ để nha đam hết nhựa. Tiếp tục ngâm nha đam với nước chanh pha loãng trong thời gian từ 5 đến 10 phút nữa, xoa nhẹ tay lên nha đam và rửa lại với nước sạch.
  • Cho nước sôi và nha đam vào chung 1 bát to. Sử dụng thìa khuấy trong 30 giây, cho nha đam vào âu nước lạnh. Bước này giúp nha đam hết đắng đồng thời được giòn và ngon hơn.

Lưu ý: Bạn không nên ngâm nha đam quá lâu, bởi vì chúng khiến nha đam mềm, khi chế biến sẽ không được ngon.

Ngâm nha đam với đá
Ngâm nha đam trong đá giúp nha đam được giòn. Ảnh: Internet
  • Ngâm nha đam với nước lạnh trong 5 phút và vớt ra, để ráo nước. Bạn cho nha đam vào bát to, cho thêm đường và xóc lên để chúng có vị ngọt. Bạn đã chế biến xong nha đam rồi đó. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này chế biến thành các món ăn, thức uống là: sữa chua nha đam, chè nha đam, chè nha đam hạt sen,…

3. Hướng dẫn cắt vỏ nha đam ngâm nước muối đúng cách không bị nhớt, đắng

Bước 1: Sơ chế nha đam

  • Nha đam sau khi mua, bạn rửa sạch chúng với nước rồi loại bỏ 2 rìa lá nha đam.
  • Sau đó, bạn cắt nha đam thành những khúc với độ dài vừa phải tầm 10 cm là được.
Cắt nha đam thành khúc
Cắt nha đam thành các khúc nhỏ, chỉ lấy phần thịt. Ảnh: Internet

Bước 2: Lấy phần thịt của nha đam và ngâm nước muối

  • Sử dụng dao cắt bỏ phần vỏ bên ngoài của nha đam, chỉ sử dụng phần thịt bên trong. Bước này nghe đơn giản nhưng thực chất chúng là công đoạn quan trọng nhất. Bạn cần lưu ý khi gọt vỏ, phần thịt nha đam không bị cắt vào quá sâu nhé.
  • Thực hiện cắt nha đam thành các miếng hoặc để nguyên khúc ngâm với nước muối trong thời gian 10 đến 15 phút. Vớt nha đam đồng thời rửa sạch chúng với nước sạch. Thực hiện bước này 2 lần để loại bỏ hoàn toàn chất nhớt của nha đam.
  • Khi ngâm, hãy tránh ngâm nha đam quá lâu vì chúng khiến nha đam bị mặn. Điều này khiến nha đam không những không sạch mà còn bị đắng,  khi chế biến thành các món ăn sẽ không được ngon.
Ngâm nha đam
Ngâm nha đam trong thời gian ngắn, tránh ngâm lâu để nha đam bị úng. Ảnh: Internet

Bước 3: Hoàn thành cách gọt vỏ làm sạch nha đam hết nhớt với nước muối

Nha đam sau khi chế biến xong, bạn chế biến chúng ngay hoặc cho nha đam bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên với phần nha đam đã sơ chế, bạn nên tránh bảo quản chúng trong tủ lạnh quá lâu.

4. Những lưu ý khi sử dụng nha đam nấu chè

4.1. Những ai không nên ăn nha đam?

  • Nha đam còn gọi là lô hội, có tính mát, lại chứa nhiều khoáng chất, vitamin C và vitamin E hỗ trợ làm lành da. Đặc biệt là sữa chua nha đam – món tráng miệng có tác dụng dưỡng da mịn màng, trắng đẹp. Tuy nhiên, khi lựa chọn nha đam chế biến đồ ăn, đồ uống, bạn hãy chọn những nhánh nha đam nhỏ, màu xanh nhạt. Gọt bỏ lớp vỏ xanh. Rửa sạch chúng dưới vòi nước giúp nhanh chóng loại bỏ  sạch lớp nhựa.
  • Nha đam gây giảm đường huyết nên sẽ gây khó khăn khi kiểm soát đường huyết trong và sau quá trình phẫu thuật.  Do đó, bạn hãy ngưng sử dụng lô hội trong thời gian ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật.
cách làm sữa chua nha đam giảm cân nhanh
Sữa chua nha đam, món giải nhiệt cho gia đình. Ảnh: Internet
  • Những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới trĩ, viêm ruột không nên sử dụng nha đam bởi chúng có thành phần anthraquinon. Thành phần này khiến đại tràng bị kích thích, sung huyết khiến bệnh nặng hơn.
  • Những người mắc các bệnh như tiêu chảy, huyết áp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Dịch nha đam có chất làm kích thích da, gây ngứa da. Với những người có làn da mẫn cảm, bạn nên sắc cô đặc phần dịch, sau đó sử dụng dần hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

4.2. Cách làm nha đam hết nhớt nấu chè ngọt ngon đơn giản tại nhà

Nguyên liệu: 1 kí nha đam (đã tách thịt, làm sạch nhớt theo các mẹo trên); 100 gram đường phèn; 800 ml nước lọc và 8 – 10 lá dứa (thắt gút).

Cách làm:

  • Thịt nha đam đem thái lựu, ngâm nước muối pha chanh 10 phút cho sạch hoàn toàn nhớt và vị đắng. Sau đó, chần nha đam qua nước đun sôi khoảng 30 giây, rồi vớt ra ngâm nước đá lạnh cho giòn. Cuối cùng, vớt nha đam ra rổ thưa, để ráo.
  • Chế nước lọc, lá dứa và đường phèn vào nồi, đun sôi. Nước sôi, cho nha đam vào, đun cho sôi lại khoảng 2 phút thì tắt bếp. Bạn có thể điều chỉnh lại lượng đường cho vừa miệng.
  • Đợi nước chè nha đam nguội thì vớt bỏ lá dứa rồi múc ra ly, thêm đá lạnh thưởng thức. Hoặc, rót nước nha đam đường phèn vào hũ sạch, đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
cách sơ chế sạch nha đam để nấu chè đường phèn
Nước chè nha đam đường phèn ngọt ngọt, trắng giòn thơm phức. Ảnh: Internet

Cách làm nha đam hết nhớt hết đắng thực hiện theo những mẹo sơ chế trên đây khá đơn giản. Nhưng, nếu bạn không cẩn thận trong quá trình làm thì có thể sẽ khiến món ăn mất đi vị ngon và giòn vốn có. Do đó, bạn hãy áp dụng những cách làm sạch nha đam được webnauan.vn chia sẻ để giúp gia đình có thêm những món ăn ngon miệng nhé!

Phạm Dịu