Các điểm du lịch Huế vô cùng đa dạng. Hầu như du khách không thể tham quan hết tất cả trong vòng một ngày. Một số nơi sẽ yêu cầu du khách mua vé tham quan nhưng giá vé không quá cao nên các bạn đừng lo lắng nhé. Dưới đây là một số địa điểm du lịch Huế miễn phí mà bạn nhất định phải tham quan khi có dịp đến với Huế thương.

Các điểm du lịch Huế
Các điểm du lịch Huế mộng mơ, trữ tình luôn thu hút đông đảo khách du lịch. Ảnh Internet

1. Chùa Thiên Mụ – Các địa điểm du lịch Huế

1.1. Lịch sử Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là biểu tượng lâu đời của thành phố Huế. Đây là công trình được xây dựng sớm nhất vùng đất này. Sử sách ghi làm, khi làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm Trấn thủ Quảng Nam, chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên của Đàng Trong chính là người có công tạo nên ngôi chùa này. Ngài đã đích thân đi xem xét địa thế để chuẩn bị cho cơ đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn.

chùa thiên mụ
Chùa Thiên Mụ là biểu tượng lâu đời của thành phố Huế. Ảnh Internet

Khi đó, trong một lần cưỡi ngựa dọc sông Hương, ngài đã phát hiện ra đồi Hà Khê ở bên cạnh dòng sông với địa thế như hình rồng quay đầu nhìn lại. Thấy thế đất linh thiêng, Nguyễn Hoàng đã cho người xây dựng ngôi chùa trên đồi vào năm 1601 và đặt tên là Thiên Mụ. Ngôi chùa này vẫn là chùa đẹp nhất ở xứ Đàng Trong. Qua nhiều thời gian thăng trầm của lịch sử, chùa đã được phục hồi nhiều lần trong các triều đại nhà Nguyễn. Năm 1944, vua Thiệu Trị đã cho dựng nên Từ Nhân Tháp vào năm 1844 được gọi là tháp Phước Duyên.

1.2. Tháp Phước Duyên – Các địa điểm du lịch Huế

Tháp Phước Duyên nằm trong chùa Thiên Mụ có chiều cao 21m. Tháp được xây dựng và giữ nguyên kiến trúc cổ hình bát giác và có 7 tầng. Mỗi tầng trên tháp Phước Duyên thời một vị Phật khác nhau. Đây là điểm ngắm dòng sông Hương phẳng lặng tuyệt đẹp như một bức tranh thủy mặc. Cùng với đó là những chiếc du thuyền thả trôi trên dòng nước.

tháp phước duyên
Tháp Phước Duyên nằm trong chùa Thiên Mụ có chiều cao 21m. Ảnh Internet

2. Chợ Đông Ba

2.1. Kiến trúc chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba cũng là một biểu tượng quen thuộc của xứ Huế có diện tích gần 15.600m². Nó kéo dài từ cầu Gia Hội đến cầu Trường Tiền. Tại đây có đến hàng ngàn gian hàng phục vụ nhu cầu buôn bán. Du khách đến đây thường sẽ rất dễ bị lạc và không khám phá được trọn vẹn những điều thú vị của khu chợ này. Về kiến trúc, chợ Đông Ba gồm một khu nhà 3 tầng ở trung tâm, gọi là “lầu chuông”.

chợ đông ba
Địa điểm check – in đầy cổ điển. Ảnh Internet

Bao quanh chợ là những dãy nhà tạo thành vài đai hình chữ U. Tất cả đều là chốn bán hàng tấp nập ôm trọn lấy lầu chuông. Hành trình phù hợp nhất để tìm hiểu về chợ Đông Ba chính là bắt đầu từ lầu chuông, tầng 3. Trên đây có những gian hàng vải vóc. Đặc biệt, vải ở đây được thuê thùa với hoa văn đậm chất Huế dùng để may áo dài rất đẹp. Do đó, bạn có thể mua về làm quà cho bà, mẹ, chị, cô chắc chắn sẽ rất thích.

2.2. Mua quà lưu niệm

Chợ Đông Ba chính là một trong các địa điểm du lịch Huế đầu tiên bạn nên ghé qua để mua đồ lưu niệm. Nơi bán nhiều nhất là tầng 2 và tầng 1. Bạn sẽ mãn nhãn với thể giới đồ thủ công mĩ nghệ làm quà lưu niệm du lịch Huế. Nào là những chiếc nón bài thơ của làng nón Phú Cam. Ngay bên cạnh là chiếc kéo cắt phủ nước thép xanh mướt của làng rèn Hiền Lương.

Các điểm du lịch Huế lưu niệm
Những chiếc nón bài thơ của làng nón Phú Cam. Ảnh Internet

Chưa hết, chắc chắn du khách sẽ dừng lại rất lâu bên những món đồ tinh xảo của làng kim hoàn Kế Môn. Kỳ công thêm một chút có hàng gốm làng Phước Tích với chiếc om đất, siêu thuốc, bình vôi, lu, ảng, chén, bát đủ màu đủ kiểu. Đừng bỏ qua gian hàng kế bên chính là đồ tre của làng Bầu La, Dạ Lê, Phú Thứ với thúng mủng, rổ, rá, tấm mành gót, giường, chõng.

2.3. Thưởng thức ẩm thực Huế

Nếu muốn thưởng thức trọn vẹn ẩm thực phong phú của xứ Huế thì chắc chắn phải ghé chợ Đông Ba. Sau khi khám phá toàn bộ khu chợ. Lúc trời ngả chiều, bạn hãy bắt đầu ra khỏi lầu chuông và đi đến khu ẩm thực quanh chợ. Du khách đến đâu đều vô cùng hào hứng. Đặc biệt sau khi đi tham quan, bụng ai cũng đói meo thì ăn trở thành cái thú.

Các điểm du lịch Huế ăn uống
Chợ Đông Ba chính là thiên đường ẩm thực Huế ngon bổ rẻ. Ảnh Internet

Bạn sẽ tìm được vô vàn loại món ăn ở Huế với giá rẻ đến bất ngờ. Nào là bún nghệ, bánh tráng Sịa, bún thịt nướng Kim Long. Thêm nữa là nem chả tré Phú Hòa, Vỹ Dạ, bánh canh Nam Phổ, bún sợi Vân Cù. Có thể những món ăn này bạn cũng thưởng thức được ở đâu đó. Thế nhưng về với Huế thì mới đúng nguyên bản ẩm thực. Ai cũng phải công nhận rằng những món ăn này phải do chính tay người Huế nấu trên đất Huế mới thực là ngon đúng điệu. Ăn đến no say căng bụng mà cũng còn quá trời món chưa ăn hết mà túi thì như vẫn còn nguyên. Thế thì hẹn chợ Đông Ba quay lại một lần nữa để thử cho bằng hết.

3. Sông Hương

Nhắc đến các điểm du lịch Huế không thể bỏ qua cái tên sông Hương. Đây vốn được hợp thành từ 2 con sông Tả Trạch và Hữu Trạch. Dòng sông thơ mộng chảy quanh xứ Huế tựa như dải lụa mềm ôm lấy mảnh đất Huế xinh đẹp. Có thể trầm trồ trước bàn tay tuyệt diệu của tạo hóa. Sông Hương gắn với mọi cảnh đẹp của vùng đất Kinh Kỳ. Nó đi qua cả những khu vườn Vĩ Dạ “mướt quá xanh như ngọc” đến ngôi chùa Thiên Mụ cổ kính, linh thiêng.

sông hương
Dòng sông thơ mộng chảy quanh xứ Huế tựa như dải lụa mềm. Ảnh Internet

Sông Hương rẽ một dòng quanh sông Bạch Yến cùng với những đền đài miếu mạo gắn với bao thăng trầm của lịch sử vang danh. Nhìn từ xa sông Hương như một vật báu lấp lánh của đất kinh kỳ. Màu xanh ngọc bích và trong vắt khiến du khách ngắm lòng sông mà cảm thấy lòng mình nao nao.

Các điểm du lịch Huế đi thuyền
Lên thuyền dạo quanh sông hương để ngắm núi Ngự ẩn hiện xa xa và nghe hò Huế. Ảnh Internet

Ngồi thuyền trên sông Hương tựa như con người ta chậm lại hơn một chút. Đặc biệt du khách hãy dành thời gian để tận hưởng “đặc sản Huế” chính là những khúc dân ca, điệu hò xứ Huế. Cũng từ những điệu hò ấy cứ vọng mãi trong lòng lữ khách. Bảo làm sao người ta không bảo Huế là thành phố buồn. Một nỗi buồn thấm đẫm lên cảnh vậy, lên cảnh những lời ca. Màn đêm buông xuống, Huế càng tĩnh mịch chỉ còn lại nhịp đời chảy trôi, để mặc cho con người trầm ngâm nghĩ về một thời quá vãn.

4. Đồi Vọng Cảnh

Đồi Vọng Cảnh chính là địa điểm đem đến cho du khách cái nhìn toàn cảnh. Ngắm thành phố Huế từ trên cao quả thực là một trải nghiệm khó quên. Từ đây bạn có thể khám phá cảnh sắc hữu tình nên thơ của dòng sông Hương. Tiếp tục phóng tầm mắt ra xa để nhìn đền đài, miếu mạo cổ kính. Xa xa thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện sau lớp sương mờ mờ là núi non trập trùng, hùng vỹ một màu xanh ngát.

đồi vọng cảnh
Ngắm thành phố Huế từ trên cao quả thực là một trải nghiệm khó quên. Ảnh Internet

Đồi Vọng Cảnh đẹp nhất có lẽ vào những lúc bình minh và khi mặt trời khuất dạng. Ở mỗi thời điểm, cảnh sắc sẽ khác nhau. Sáng sớm, xứ Huế vừa được đánh thức như một thiếu nữ vẫn còn mơ màng và khe khẽ ngượng ngùng. Cảnh vật khoác lên một màu áo lung linh giữa tia nắng ấm. Nhưng đến chiều tà thì Huế như một người phụ nữ đứng tuổi với vẻ đẹp trầm buồn khiến du khách vươn nhiều ưu tư. Hoàng Hôn ở Huế đẹp nhưng buồn. Chính vì thế, khi có dịp đặt chân đến đây bạn không được bỏ lỡ cơ hội khám phá một trong các điểm du lịch Huế hấp dẫn này nhé!

5. Núi Ngự Bình

Sông Hương núi Ngự vốn là cặp bài trùng để người tài mỗi lần nhắc về xứ Huế. Nơi đây tạo ấn tượng với du khách với những rừng thông xanh ngát. Trên đỉnh núi là bức tranh sinh đông với nhiều cảnh sắc khác như gồm chùa chiêng, cây cỏ, cả dòng sông. Trải qua bao thăng trầm thì núi Ngự vẫn giữ nguyên cái nét riêng đầy mê hoặc của mình. Núi Ngự xanh ngắt một màu vẫn đứng đó như người tình thủy chung, son sắt. Đến đây, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc.

núi ngự bình
Núi Ngự xanh ngắt một màu vẫn đứng đó như người tình thủy chung, son sắt. Ảnh Internet

Với độ cao hơn 105m, từ núi Ngự Bình, du khách cũng tìm được tầm ngắm cảnh sắc Huế vô cùng lý tưởng. Từ đỉnh núi, bức tranh tuyệt đẹp của thành phố mộng mơ này ôm trọn trong tầm mắt. Nhưng từ Ngự Bình, du khách có thể ngắm rõ hơn những cung điện nguy nga. Những mái chùa cổ kính bên dòng sông Hương. Có lẽ vì thế mà Ngự Bình đã trở thành chốn đi về của nhiều nhà thơ, họa sĩ, nhiếp ảnh. Nơi khởi nguồn cho nghệ thuật cũng là điểm đến để du khách lưu lại những bức ảnh cùng Huế thơ.

6. Đại nội Huế

6.1. Lịch sử Đại nội Huế

Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Nơi đây chính là hoàng thành thuộc nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước.  Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành chính là nơi vua thiết triều và làm việc. Cùng với đó là Tử Cấm Thành  vốn là chốn sinh hoạt của vua và hoàng tộc.

Các điểm du lịch Huế đại nội
Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế. Ảnh Internet

Đây là công trình lịch sử đồ sộ nhất ở Việt Nam. Ngày xưa hàng vạn người đã tham gia thi công Đại Nội Huế trong vòng 30 năm. Trong đó có các khối công việc vô cùng nặng nhọc như lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ. Công trình kỳ vỹ này cũng được xây dựng từ khối lượng đất đá khổng lồ. Chúng to lớn đến hàng triệu mét khối. Công trình này tiêu tốn sức người và sức của. Đến ngày nay hầu như vẫn còn giữ được những nét kiến trúc tiêu biểu của thời trước.

6.2. Tìm hiểu gì bên trong Đại Nội?

Đến Đại Nội Huế, bạn có thể tham gia khuôn viên bên ngoài miễn phí. Tuy nhiên để vào bên trong cung điện thì cần phải mua vé. Vào đến bên trong, bạn sẽ chiêm ngưỡng những cung điện nguy nga, đền đài cùng những miếu thờ bề thế.  Ở đây có rất nhiều khu để tham quan gồm có khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ,… Xung quanh Đại Nội được bố trí cảnh sắc thiên nhiên giống trong các bộ phim như  hồ nước, vườn hoa, cầu đá, hòn đảo và cây cối xanh tươi toả bóng mát.

bên trong đại nội
Không gian vua chúa tựa trong phim ảnh. Ảnh Internet

Đại Nội Huế có đến 4 cổng ở 4 mặt nhưng Cổng Ngọ Môn tức cổng chính sở hữu kiến trúc đẹp nhất. Cổng này có 5 cửa gồm cổng chính giữa để vua đi. Quan lại sẽ di chuyển bằng hai công hai bên và hai cổng ngoài dành cho binh lính và voi ngựa. Một điểm độc đáo nữa trong Đại Nội mà du khách nên khám phá chính là Lầu Ngũ Phụng. Lầu Ngũ Phụng được xây ở trên cổng có kết cấu bằng gỗ lim, chia làm 2 tầng và 9 bộ mái. Đây chính là nơi diễn ra các đại lễ của triều Nguyễn. Màu sắc của nơi này khác biệt, mái giữa được lợp màu vàng, còn lại là 8 lợp mái xanh.

6.3. Đêm hoàng cung

Nếu có thể sắp xếp được thời gian, du khách hãy tham gia đêm Hoàng Cung. Đây là cơ hội để các bạn tận mắt chứng kiến và trải nghiệm những nghi thức cung đình xưa. Trong đêm này, cả Hoàng cung ngập tràn ánh sáng, tất cả nghi thức đều được tái hiện vô cùng chân thực. Cùng với đó là các hoạt động văn hóa nghệ thuật độc đáo khác. Đêm Hoàng Cung chỉ được tổ chức định kỳ vào thứ bảy nên du khách hãy chú ý để sắp xếp lịch trình của mình nhé!

Các điểm du lịch Huế đêm hoàng cung
Cả Hoàng cung ngập tràn ánh sáng, tất cả nghi thức đều được tái hiện chân thực. Ảnh Internet

7. Lăng Tẩm

7.1. Lăng Tự Đức – Các địa điểm du lịch Huế

Lăng Tự Đức là một trong những công trình lăng tẩm đẹp nhất dưới triều nhà Nguyễn. Đúng với tâm hồn của vua Tự Đức, nơi đây mang lối kiến trúc tinh tế, đậm thi vị. Không gian xung quanh được bao bọc bởi những rừng cây cỏ xanh mát, nên thơ. Lăng có hai phần chính là khu vực tẩm điện và lăng mộ được bố trí song song với nhau. Tiền án là núi Giáng Khiêm, hậu chẩm là núi Dương Xuân, minh đường chính là hồ Lưu Khiêm.

lăng tự đức
Lăng Tự Đức là một trong những công trình lăng tẩm đẹp nhất dưới triều nhà Nguyễn. Ảnh Internet
  • Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khu điện thờ. Đi qua các bậc tam cấp, Khiêm Cung Môn nằm ở thế đối với Linh Khiêm trước mặt. Đó là một tòa nhà vọng lâu hai tầng với lối kiến trúc độc lạ được bố trí bên con hồ. Theo kiến trúc xưa thì đó là yếu tố “minh đường” để “tụ thủy”, “tích phúc”.
  • Trong các điểm nổi bật ở Lăng Tự Đức thì Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là những nơi du khách không thể bỏ qua. Đây là vị trí thuộc hồ Linh Khiêm. Ngày trước vốn là nơi để vua đọc sách, ngâm thơ và thưởng ngoạn. Không gian khu vực này vô cùng thoáng đãng, hội tụ đầy đủ các yếu tố của đất trời. Cùng với đó là những hòn đảo trồng vạn loài hoa tỏa sắc. Xung quanh là tiếng chim hót và cả những sắc hoa đồng nội tuyệt đẹp.
xung khiêm tạ
Nơi để vua đọc sách, ngâm thơ và thưởng ngoạn. Ảnh Internet

7.2. Lăng Minh Mạng 

Đại Hồng Môn là một cánh cổng tam quan tiêu biểu theo kiến trúc triều Nguyễn. Mái cổng được trang trí đẹp với dáng cong vút như hình chiếc hài. Nhìn tổng thế mái cổng như những cánh hoa sen đang nở rộ. Cánh cổng được sơn màu đỏ. Theo quan điểm của người xưa, màu đỏ vốn tượng trưng cho sự sống vững bền và sự trường tồn của vương triều họ Nguyễn. Cổng này từ trước đến nay chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào. Do đó, muốn đi lại trong khuôn viên phải rẽ qua hai lối đi phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

lăng minh mạng
Đại Hồng Môn là một cánh cổng tam quan tiêu biểu theo kiến trúc triều Nguyễn. Ảnh Internet
  • Trong khi đó Bi Đình là một khoảng sân rộng nối ngay sau Đại Hồng Môn. Nơi này được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống với mái lợp 2 tầng âm dương. Du khách sẽ vô cùng ấn tượng với những tượng hình quan viên và voi ngựa ở nơi đây. Tất cả nằm trên đồi Phụng Thần Sơn. Đi sâu hơn vào bên trong sẽ thấy bia “Thánh Đức Thần Công” do vua Thiệu Trị viết về lịch sử và công đức của vua cha.
  • Hai khu vực quan trọng ở trong lăng này là những nơi du khách không nên bỏ qua. Trong đó, Tẩm Điện gồm có Hiểu Đức Môn, điện Sùng Ân là cá khu vực thờ cúng. Trong đó thờ vị vua và Hoàng hậu và Hoàng Trạch Môn thơm ngát hương hoa. Khu vực thờ vua được trang trí rồng uốn lượn. Bài vị vốn được thờ theo nguyên tắc nam tả nữ hữu. Ở phía trước nơi đặt bài vị là long sàn.
lăng minh mạng chụp ảnh
Chụp ảnh đậm chất liêu trai trong lăng Minh Mạng. Ảnh Internet

7.3. Lăng Khải Định

Lăng Khải Định vốn là công trình tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn. Đến thăm Lăng Khải Đinh, du khách sẽ vô cũng mãn nhãn với lối kiến trúc độc đáo kết hợp từ nhiều trường phái khác nhau. Trong đó có kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp. Đó là công trình tổng hòa từ lối kiến trúc của Ấn Độ giáo thể hiện qua cổng trụ hình tháp. Dấu ấn Phật giáo cũng thể hiện đậm nét qua trụ biểu dạng stoupa). Ngoài ra còn có kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)…

lăng khải định
Lối kiến trúc độc đáo kết hợp từ nhiều trường phái khác nhau. Ảnh Internet
  • Các vật liệu xây dựng nên Lăng Khải Định vô cùng sang trọng vốn là hàng nhập liệu như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhập từ Pháp. Sàng sứ và thủy tinh nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản để tạo nên các bức phù điêu trang trí nội thất cho 3 gian giữa trong cung Thiên Định.
  • Khi đến lăng Khải Định, du khách đừng quên chụp ảnh với hai bức tượng đồng Vua Khải Định được đặt ở trong cung Thiên Định. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp. Sau đó được dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Phía dưới của áng thờ chính là mộ phần của nhà vua Khải Định.
Các điểm du lịch Huế cửu long
Bức “Cửu Long Ẩn Vân” (chín con rồng ẩn trong mây) trên ba tầng nhà. Ảnh Internet

8. Điện Hòn chén

8.1. Tổng thể kiến trúc

Điểm đến cuối cùng trong chuỗi các địa điểm du lịch Huế mang dấu ấn lịch sử độc đáo chính là Điện Hòn Chén. Nơi đây có hơn 10 công trình kiến trúc đặc biệt. Điện Hòn Chén nằm trên núi Ngọc Trản với rất nhiều hạng mục nổi bật như:

  • Ở giữa: Là Minh Kinh Đài.
  • Bên phải: Là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện và chùa Thánh.
  • Bên trái: Là dinh Ngũ Hành, động thờ ông Hổ, bàn thờ các quan, anh Ngoại Cảnh.
  • Sát bờ sông còn có am Thủy Phủ.
điện hòn chén
Điện Hòn Chén nguy nga nằm trên núi Ngọc Trản. Ảnh Internet

Điện Hòn Chén là địa điểm tín ngưỡng tâm linh độc đáo nhất của người dân xứ Huế. Nét đặc biệt chính là sự kết hợp văn hóa giữa tín ngưỡng dân gian với những nghi thức cung đình sang trọng. Đây chính là địa điểm thích hợp để du khách có thể tìm hiểu về văn hóa tôn giáo đặc sắc của người dân xứ Huế. Cùng với đó là lịch sử nghìn năm cũng như lòng tin của dân địa phương..

8.2. Minh Kính Đài 

Đây là ngôi điện chính của Điện Hòn Chén, là nơi tổ chức lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu. Lễ hội thường diễn ra vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Nơi này có kiến trúc vô cùng độc đáo gồm có 3 cung:

  • Thượng cung hay còn được gọi là đệ nhất cung: Đây là nơi thờ Nữ thần Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương, vua Đồng Khánh và một số vị thần khác.
  • Đệ nhị cung: Thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau. Nơi đây có bày biện các đồ thờ cúng để rước sắc trong những dịp lễ lớn.
  • Đệ tam cung: Là nơi cử hành lễ cũng là nơi người dân địa phương và du khách thập phương dâng hương cúng bái.
Các điểm du lịch Huế lễ hội
Lễ hội ở Điện Hòn Chén diễn ra hằng năm. Ảnh Internet

9. Những lưu ý khi tham quan các địa điểm du lịch Huế

  • Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8. Những ngày này trời Huế vô cùng nóng bức và hanh khô. Nhiệt độ đạt đỉnh điểm có thể đến 40 độ C. Do đó các bạn cần cân nhắc khi đến Huế du khí vào những ngày này.
  • Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 sang năm. Những ngày này xứ Huế rơi vào cảnh mưa trắng trời và nhiệt độ xuống thấp. Nhiệt độ thấp nhất có khí chỉ còn 9 độ C mà thôi. Thời điểm du lịch Huế đẹp nhất có lẽ là vào tháng 1 và tháng 2. Khi đó Huế bước vào mùa xuân ngắn ngủi với khí trời mát mẻ tương đối dễ chịu.
  • Xích lô là loại hình dịch vụ di chuyển quen thuộc tại Huế. Bạn sẽ thấy vô số xích lô chờ sẵn. Tuy nhiên một điểm trừ là tình trạng chèo kéo khách. Tệ hơn là thu tiền cao hơn mức giá thỏa thuận. Do đó du khách cần chú ý, ghi âm lại quá trình bàn bạc để tránh bị mất tiền oan nhé
Các điểm du lịch Huế xích lô
Xích lô là loại hình dịch vụ di chuyển quen thuộc tại Huế. Ảnh Internet

Trên đây là tổng hợp các địa điểm du lịch Huế nổi bật cùng kinh nghiệm cụ thể và chi tiết. Vùng đất kinh kỳ của Việt Nam mang đến cho du khách thập phương rất nhiều trải nghiệm khác nhau về mọi mặt. Không chỉ là du lịch nghỉ dưỡng mà còn là du lịch tâm linh và tìm về với cội nguồn lịch sử ngàn năm. Tìm đến Huế như sống lại với hơi thở của một thời. Bạn phải đặt chân đến vùng đất này, thì mới có thể cảm nhận trọn vẹn cảm giấc ấy.

Nguyễn Mai tổng hợp