1. Bị nám da mặt phải làm sao để điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất?

Để tìm hiểu khi bị nám da mặt thì phải làm sao để điều trị tốt nhất, chúng ta cần biết rõ nguyên nhân vì sao da bị nám và có những loại nám da nào. Nám da mặt là các đốm sẫm màu với nhiều mức độ, đặc trưng bởi màu sắc sẫm, nâu hoặc thâm vàng.

Nám có nhiều kích thước và thường mọc tập trung thành từng mảng, phân bố chủ yếu ở hai bên gò má, mũi, trán, cằm…Nám da mặt thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 20 đến 50 tuổi. Trong đó, nám da ở phụ nữ có thai và nám da sau sinh khá phổ biến.

các nguyên nhân nám da mặt
Nám da mặt là nỗi ám ảnh muôn đời của chị em phụ nữ. Ảnh: Internet.

1.1. Nguyên nhân nám da mặt

Nám da mặt được chia làm 2 nguyên nhân chính từ bên trongbên ngoài cơ thể.

Nguyên nhân nám da mặt từ bên trong cơ thể:

  • Do di truyền hoặc do rối loạn sắc tố khi quá trình sinh hóa của chất amin-tyro-sine tăng/ giảm đột ngột trong máu.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như: mang thai, mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt.
  • Mắc các bệnh phụ khoa mãn tính như viêm tử cung, viêm phần phụ, các bệnh về gan, giun sán, sốt rét.
  • Di chứng sau điều trị các bệnh ngoài da vùng mặt để lại.
  • Do tâm trạng, trạng thái tinh thần căng thẳng kéo dài.

Nguyên nhân nám da mặt từ bên ngoài cơ thể:

  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý.
  • Lạm dụng thuốc uống hoặc mỹ phẩm không đúng cách.
  • Tác động của môi trường như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm,…
vì sao da bị nám
Nám da mặt có nguyên nhân xuất phát từ cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Ảnh: Internet

1.2. Các loại nám da mặt và mức độ điều trị

Nám da mặt thường phổ biến với 3 loại như: nám mảng, nám chân sâu, nám hỗn hợp.

  • Nám mảng: là loại có “chân nám nông” xuất hiện theo từng mảng màu khá nhạt. Mức độ điều trị: dễ điều trị dứt điểm nhất.
  • Nám chân sâu: có màu sẫm hơn và xuất hiện theo từng đốm nhỏ, chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của da. Mức độ điều trị: là loại nám “lì lợm” và khó điều trị nhất với thời gian kéo dài, thông thường chỉ có thể trị dứt điểm 80%.
  • Nám hỗn hợp: bao gồm cả 2 loại nám nêu trên (nám mảng và nám chân sâu). Mức độ điều trị: phức tạp do phải áp dụng điều trị bằng 2 cách cho những vùng nám khác nhau trên cùng một khuôn mặt.
các loại nám da mặt
Các loại nám da mặt thường gặp. Ảnh: Internet.

1.3. Bị nám da mặt phải làm sao để phòng ngừa hiệu quả?

Nám da mặt không xuất hiện ngay từ khi bạn mới sinh ra. Tình trạng này cũng hiếm gặp ở tuổi dậy thì. Nám da thường gặp ở phụ nữ ngoài 30 tuổi. Khi ấy, bạn cần lưu ý những điều sau để ngăn ngừa nám da.

  • Tránh tiếp xúc nhiều với tia UV, che chắn cẩn thận, bôi kem chống nắng bảo vệ da.
  • Vệ sinh da mặt thường xuyên bằng nước sạch và mỹ phẩm chuyên dụng.
  • Đắp mặt nạ dưỡng da để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho da.
  • Bổ sung vitamin: A, C, E, B12… cho cơ thể. Đồng thời, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, tránh các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
  • Tránh lạm dụng mỹ phẩm kém chất lượng không rõ nguồn gốc. Hạn chế dùng nhiều mỹ phẩm che khuyết điểm. Bởi vì chúng sẽ làm nám phát triển và lan rộng theo cấp số nhân.
  • Có thể dùng viên uống mờ nám dưỡng trắng da, serum làm đẹp da,…để hỗ trợ.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng, thức khuya. Ngoài ra, tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá….

2. Nám da tay là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục?

Nám da ở tay thường xuất hiện với hình dạng những đốm nâu kích thước không đều nhau, từ những chấm nhỏ li ti tới các mảng lớn có độ rộng 3 – 4 cm. Chúng xuất hiện thành từng mảng hoặc đốm nhỏ riêng lẻ và không tập trung đều trên da.

da bàn tay bị nám
Nám da tay là một trong những tình trạng bất thường xuất hiện trên da. Ảnh: Internet.

2.1. Nguyên nhân nám da tay

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng nám da tay là do sự thay đổi sắc tố da melanin của các tế bào bạch cầu cùng sự tác động của nhiều yếu tố khác như:

  • Da quá trình lão hóa và vấn đề tuổi tác.
  • Do tác hại của tia nắng mặt trời.
  • Thay đổi nội tiết tố trong nồng độ hoocmon của nữ giới.
  • Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất tẩy rửa hay môi trường ô nhiễm.
  • Do yếu tố di truyền.
  • Lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da tay kém chất lượng.

2.2. Bị nám da tay phải làm sao để cải thiện hiệu quả tại nhà?

Đối với tình trạng nám da tay, ngoài việc sử dụng các loại kem bôi đặc trị, các bạn có thể áp dụng một số mẹo vặt tại nhà từ những nguyên liệu lành tính, tự nhiên. Cách này cũng không tốn quá nhiều thời gian của chúng ta.

2.2.1. Dùng tinh dầu bưởi trị nám da tay

Tinh dầu bưởi là một trong những nguyên liệu trị nám da hiệu quả vì có chứa khá nhiều thành phần vitamin C và một số khoáng chất khác. Những thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng làn da, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa.

bị nám da phải làm sao để điều trị với tinh dầu bưởi
Tinh dầu bưởi tự nhiên giúp trị nám hiệu quả. Ảnh: Internet.

2.2.2. Bị nám da tay phải làm sao để khắc phục với gel nha đam?

Nha đam (hay lô hội) là một trong những nguyên liệu trị nám từ thiên nhiên chứa nhiều thành phần collagen và vitamin. Chúng có tác dụng ức chế sự phát triển của sắc tố Melanin. Đồng thời, cách trị nám da tại nhà này tăng cường độ đàn hồi cho da và giúp da luôn trắng sáng.

2.2.3. Hỗn hợp cam tươi và sữa tươi không đường

Cam tươi là một loại quả có vị chua ngọt, mùi thơm dễ chịu. Loại trái cây này được các chuyên gia đánh giá có chứa nhiều hàm lượng vitamin C và acid lactic. Đây là hai thành phần mang lại rất nhiều lợi ích đối với da. Dùng cam tươi kết hợp với sữa tươi không đường sẽ mang đến hiệu quả cải thiện tình trạng nám da tay tích cực cho bạn.

Giờ thì các chị em đã có thể yên tâm và không cần phải lo lắng khi bị nám da phải làm sao rồi nhé. Với những thông tin hữu ích vừa được chia sẻ như trên, chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu thêm nhiều về nguyên nhân, cách phòng ngừa và cách khắc phục đối với các tình trạng nám da. Chúc các bạn luôn yêu đời và tự tin năng động với làn da sáng khoẻ mỗi ngày!

Bích Tuyền