1. Bắn tia laze trị tàn nhang có tốt không?

1.1. Bắn tia laser trị tàn nhang là gì?

Bắn tia laze điều trị tàn nhang, nám sạm trên da là phương pháp sử dụng công nghệ cao nhằm đẩy lùi tình trạng bệnh lý trên da. Các bác sĩ sẽ tiến hành dùng tia laser tác động chính xác vào vùng da cần chữa trị. Năng lượng laser được sử dụng trong điều trị tàn nhang an toàn với da là áp dụng bước sóng 532nm, tác động trực tiếp lên vùng da tàn nhang tập trung nhiều hắc sắc tố.

Hắc sắc tố melanin trên da sẽ hấp thụ năng lượng, bị giãn nở và dần bị phá vỡ thành vô số hạt nhỏ li ti. Liệu trình điều trị nám, tàn nhang phụ thuộc vào mức độ bệnh lý của mỗi người. Mỗi liệu trình điều trị sẽ bao gồm 4 – 5 buổi. Mỗi buổi điều trị sẽ kéo dài trong khoảng 1 tiếng.

quy trình bắn laser trị nám tàn nhang
Quy trình trị liệu đốt tàn nhang cho da bằng tia laser. Ảnh: Internet.

1.2. Quy trình điều trị tàn nhang bằng phương pháp bắn tia laze

Quy trình điều trị nám tàn nhang bằng tia laser diễn ra như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám trực tiếp để xác định các biểu hiện bệnh lý lâm sàng.
  • Bước 2: Tiến hành soi da xác định mức độ tàn nhang để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Bước 3: Vệ sinh sạch vùng da cần điều trị.
  • Bước 4: Tiến hành bôi tê da.
  • Bước 5: Tiến hành điều trị bằng tia laser.
  • Bước 6: Sau khi điều trị, các chuyên gia da liễu tiến hành tư vấn cách sinh hoạt chăm sóc da để có được hiệu quả tốt nhất.

1.3. Liệu trình bắn tia laze trị tàn nhang có đem lại hiệu quả tốt không?

Phương pháp này giúp các chị em loại bỏ tàn nhang hiệu quả, khắc phục một số các khuyết điểm trên da như: tẩy da chết, loại bỏ thâm sẹo, làm sạch da từ sâu bên trong lỗ chân lông. Các tia laser cũng giúp tiêu diệt các ổ vi khuẩn, se khít lỗ chân lông đồng thời kích thích sản sinh collagen và elastin cho da. Từ đó, giúp da luôn khỏe mạnh, sáng mịn. Vậy nên, với những ai bị nám, tàn nhang nặng, thì có thể nói, phương pháp bắn tia laser là lựa chọn điều trị đem lại hiệu quả tích cực.

2. Những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi bắn tia laser điều trị tàn nhang

Không ít các chị em tin rằng bắn tia laser trị tàn nhang khá an toàn, không gây tổn thương, không để lại sẹo, không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh và đặc biệt hiệu quả ngay tức thì, dứt điểm không tái phát lâu dài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phương pháp điều trị bằng laser cũng gây ra 9 tác dụng phụ thường gặp sau đây.

2.1. Hiện tượng “Breakouts” da

“Breakouts” da là hiện tượng da bị kích ứng hoặc nổi mụn sau khi điều trị. Đây là hiện tượng làn da của bạn có thể bị kích thích bởi tia laser tác động lên da hoặc các loại kem làm mềm dịu da sau điều trị. Nói chung, bạn không nên điều trị tàn nhang bằng tia laser khi đang bị mụn trứng cá hoặc da đang bị dị ứng.

2.2. Da bị phồng rộp, đóng vảy, bị ghẻ hoặc bầm tím

Đây là tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng công nghệ thẩm mỹ bằng laser và các phương pháp điều trị cho da bằng công nghệ ánh sáng như IPL. Hầu hết, trong thời gian đầu sau điều trị, da của bạn sẽ trông như bị cháy nắng. Nhưng, cũng có trường hợp da lại bị phồng rộp, đóng vảy hoặc gây ra ghẻ.

da bị phồng rộp sau khi đốt laser
Một số người da bị phồng rộp sau khi đốt laser. Ảnh: Internet

Tùy thuộc vào loại điều trị laser, vết bầm tím xuất hiện được xem là một trong những tác dụng phụ. Triệu chứng này phổ biến hơn khi sử dụng công nghệ pulsed-dye lasers trong vùng điều trị da bị ban xuất huyết, hoặc tạo nên các đốm màu tím trên da khi mạch máu dưới da bị lộ ra.

2.3. Da đau rát như bị bỏng sau khi bắn tia laze trị tàn nhang

Trước khi điều trị laser, các chuyên gia sẽ dùng thuốc gây tê tại chỗ nhằm giảm thiểu cảm giác đau trong quá trình điều trị cho bạn. Tuy nhiên, thuốc tê chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Khi thuốc tan, bạn sẽ cảm thấy da đau rát như bị bỏng. Đối với các phương pháp điều trị tàn nhang bằng laser công nghệ cao sâu hơn trong da, các bác sĩ có thể phải kê thuốc giảm đau cho người điều trị.

2.4. Da bị đỏ, sưng, ngứa, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Đây là hiện tượng khá phổ biến sau khi điều trị da bằng tia laser. Bước sóng của tia laser có thể phá hủy lớp biểu bì trên cùng của da. Điều này khiến làn da của bạn có thể sẽ bị sưng, ngứa và đỏ. Hiện tượng này có thể giảm dần và biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên làn da bị ửng đỏ sẽ kéo dài thêm một vài tuần sau đó.

Sau khi điều trị, chắc chắn làn da của bạn sẽ trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn cần phải che chắn thật kỹ và dùng kem chống nắng thích hợp khi đi ra ngoài.

da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời sau khi bắn laser. Ảnh: Internet.

2.5. Nguy cơ bị tăng hoặc giảm sắc tố da sau khi bắn tia laze trị nám tàn nhang

Không phải tất cả mọi người đều phù hợp với điều trị bằng tia laser. Theo tổng quan, người có màu da sáng sẽ có kết quả điều trị bằng laser tốt hơn so với người có da tối màu. Nhưng, cả 2 đối tượng kể trên đều có nguy cơ bị tăng hoặc giảm sắc tố da nếu không phù hợp với tia laser.

Làn da của người châu Á đặc biệt dễ bị tăng sắc tố. Nghĩa là da sẽ bị sậm màu hơn, đặc biệt với người điều trị tia laser có cường độ cao và sâu. Trong một vài trường hợp điều trị bằng tia laser với mục đích điều trị các sắc tố trên da (vết nám, tàn nhang) có thể làm cho các sắc tố đó còn sậm màu hơn so với trước điều trị.

2.6. Da bị nhiễm trùng hoặc sẹo

Nhiễm trùng không phải là tác dụng phụ thường thấy. Nhưng, nó cũng có thể xảy ra nếu bạn không chăm sóc da đúng cách, đặc biệt với người trị tàn nhang bằng laser bắn sâu vào da. Hầu hết các bác sĩ sẽ kê toa các loại kem kháng sinh và thuốc để ngăn chặn nhiễm trùng xảy ra. Nếu da bạn đang bắt đầu đóng vảy sau khi điều trị, hãy nhớ không được lột vảy da ra. Bởi vì nguy cơ nhiễm trùng của bạn sẽ cao hơn.

Bất kỳ cách điều trị laser nào cũng tiềm ẩn “nguy cơ để lại sẹo”. Tình trạng sẹo lồi hay lõm còn phụ thuộc vào độ tái tạo da của bạn. Nếu bạn thuộc cơ địa da dễ bị sẹo thì phương pháp bắn tia laze trị tàn nhang có thể nguy hiểm cho làn da khi thực hiện.

nguy cơ da bị sẹo sau khi đốt laze trị tàn nhang
Điều trị laser cũng tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo. Ảnh: Internet.

2.7. Mất chất béo trên biểu bì da

Trường hợp mất chất béo trên biểu bì da xảy ra phổ biến hơn khi điều trị bằng phương pháp tần số vô tuyến như Thermage. Bởi tần số này làm tế bào mỡ bị co lại. Không có cách phục hồi lại làn da khi người bệnh rơi vào tình trạng này.

2.8. Tạo đường ranh giới trên da

Đường ranh giới này xuất hiện trên da như một dải phân cách giữa khu vực da không dùng tia laser và khu vực da có dùng tia laser (da bị sạm màu hơn). Điều này thường xảy ra nếu người điều trị tại môi, quanh mắt và đường quai hàm của khuôn mặt.

Cách duy nhất để hồi phục làn da là cố gắng nuôi dưỡng bằng các phương pháp tự nhiên để da trở lại trạng thái đều màu. Khi đi ra ngoài bạn có thể trang điểm. Cùng với đó là dùng kem che khuyết điểm để làm đường ranh này mờ đi.

đường ranh giới trên da sau khi bắn laser
Đường ranh giới xuất hiện trên da sau khi bắn tia laser trị tàn nhang. Ảnh: Internet.

2.9. Da bị tái phát nám, tàn nhang sau điều trị

Thông thường, bạn phải điều trị da bằng laser nhiều hơn một lần mới có kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, ngay cả khi điều trị nhiều lần, một số vấn đề da vẫn bị tái phát. Hiện tượng này phổ biến hơn trong các trường hợp điều trị bệnh nổi gân máu hoặc tẩy lông. Cụ thể, tia laser có thể phá hủy các mao mạch máu. Nhưng, nó không thể ngăn chặn các mao mạch máu trong cơ thể bạn tăng lại. Do đó, nên chọn nơi trị tàn nhang bằng laser ở đâu tốt để được tư vấn kĩ lưỡng về điều này nhé.

Bên cạnh việc bắn tia laze trị tàn nhang, các chị em cũng có thể tham khảo thêm một số phương pháp khác lành tính và đem lại hiệu quả lâu dài hơn. Chẳng hạn như: dùng viên uống trắng da, các sản phẩm bôi da chuyên sâu đặc biệt cho làn da bị nám, tàn nhang, các bài thuốc đông y, đắp mặt nạ…cũng mang lại hiệu quả an toàn không kém.

Bích Tuyền