Hằng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, người dân chuẩn bị lễ cúng trang trọng, tươm tất để tiễn ông Công ông Táo (hay còn gọi là Táo quân) lên chầu trời để báo cáo những việc tốt xấu của gia chủ trong một năm đã qua. Bài cúng đưa ông Táo về trời về trời cần khấn như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Ý nghĩa và nguồn gốc của ông Táo

Ý nghĩa:

Táo Quân hay ông Táo có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là một vị thần Đất, một vị thần Nhà, một vị thần Bếp núc

Từ rất xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ bếp lửa trong gia đình để luôn hạnh phúc và nồng ấm.

Nguồn gốc ý nghĩa Táo quân- Bài cúng đưa ông Táo
Sự tích hai ông một bà là một vị thần Đất, một vị thần Nhà, một vị thần Bếp núc. Ảnh Internet

Nguồn gốc ông Táo:

Ông táo (Táo quân hay là Thổ Công) là một vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ. Bên cạnh đó ông còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục lệ cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.

Cá chép chính là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra ao hay ra sông…thả. Bởi với ngụ ý cá chép hóa rồng, vì cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi được tới thành công.

Ý nghĩa Táo quân- Bài cúng đưa ông Táo
Tục lệ cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ. Ảnh Internet

2. Tục thờ cúng ông Công ông Táo

Người Việt quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế mà người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo thường rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang tận ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa ông Táo về Trời, e rằng ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi lễ vật được trình bày, chuẩn bị Bài cúng đưa ông Táo về trời, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, sông, suối, hồ, … để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Tục thờ cúng ông táo
Lễ tiễn ông Công, ông Táo thường rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất. Ảnh Internet

3. Lễ vật và nghi lễ cúng ông Táo

3.1. Lễ vật

Lễ vật sẽ gồm có:

  • Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.
  • Vàng thỏi, vàng thuyền, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.
  • Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.
  • Một chiếc bàn đủ to để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.
  • Một mâm hoa quả hay ngũ quả đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.
  • Một mâm lễ gồm Gà trống trắng và xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà với ba loại mùi vị khác nhau.
  • Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.
  • Ngoài ra mâm lễ mặn bạn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.

Tiếp theo là ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm:

  • Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân.
  • Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa.
  • Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.
  • 3 con cá chép, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.
  • 9 cây cây nến đỏ.
Lễ vật cúng ông Táo
Vàng thỏi, vàng thuyền, vàng lá, ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Ảnh Internet

3.2. Nghi lễ cúng ông Táo

Nghi lễ:

Đặt mâm lễ ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì ở giữa nhà, mâm lễ đặt nên ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.

  • Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.
  • Hướng Tây Bắc để làm lễ thờ các vị Đại Tiên
  • Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.
  • Hướng Tây Nam là hướng của Ma vong.
  • Hướng Đông Nam là hướng của Người.
  • Hướng Đông Bắc là hướng của Quỷ.
  • Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.
  • Hướng Nam để làm lễ thờ các vị Thần linh.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu.

Trước khi làm thủ tục bạn hãy:

  • Thắp 9 nén nhang.
  • Quỳ xuống lễ 9 lễ.
  • Lễ cúng thường làm trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
  • Đọc văn khấn cúng tiễn ông Công, ông Táo: (Ta viết văn khấn vào một tờ giấy sớ màu đỏ hoặc màu vàng)
  • Khi cúng đã xong thì lại kính lễ 9 lần.
  • Lễ xong đi lùi ba bước rồi mới được quay lưng đi.
  • Chờ cho nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông.
  • Không được thả cá ở những hồ nước bẩn, ao tù.
Đặt mâm lễ cúng ông Táo
Nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ nên đặt ở hướng Nam. Ảnh Internet

4. Bài cúng đưa ông Táo về trời

4.1. Bài cúng đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tên tôi (hoặc tên con là)…, cùng toàn gia ở…

Xin Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Cũng có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp hết tiết năm , tháng vừa cuối Chạp. Gia đình đã sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hài hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, trong nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Mọi việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cáo (vái 4 vái).

Bài cúng đưa ông Táo về trời
Văn khấn ông Táo. Ảnh Internet

4.2. Văn khấn cổ truyền Việt Nam – (NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con xin lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con xin kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp lên nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con xin kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin mong Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc đầy, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con xin lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Bài cúng đưa ông Táo về trời
Văn khấn cổ truyền Việt Nam. Ảnh Internet

4.3. Bài cúng đưa ông Táo về trời

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con xin Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Tín chủ chúng con là: ………………………….

Ngụ tại: ……………………………………..

Nhân ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con xin thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn thần, đốt nến thành tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án để hưởng thụ lễ vật.

Phỏng theo với lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, con cúi xin tôn thần, gia ân châm trước. Ban phước ban lộc, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Bài cúng đưa ông Táo về trời
Thành tâm khi khấn ông Táo. Ảnh Internet

5. Một vài lưu ý khi cúng ông Táo

5.1. Không đặt mâm lễ dưới bếp

Nhiều người Việt thường quan niệm, ông Công chính là thần thổ Công – vị thần cai quản đất đai trong nhà – sẽ được cúng ở trên bàn thờ. Còn ông Táo bị là vị thần trong coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.

Theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho biết, việc cúng lễ như trên là hoàn toàn sai so với phong tục truyền thống lâu đời của Việt Nam. Bởi cả hai vị thần này phải được thờ cúng trên bàn thờ chính của gia đình. Lại thêm bếp là nơi nấu nướng, tuyệt đối không dành để thờ cúng ông Công, ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp. Vì thế, việc thờ cúng ông Công, ông Táo cần thực hiện ở nơi nghiêm trang, sạch sẽ nhất trong nhà.

Bài cúng đưa ông Táo về trời
Không nên cúng ông Táo ở dưới bếp. Ảnh Internet

5.2. Không được cúng sau 12 giờ trưa

Theo tín ngưỡng dân gian xưa, đúng 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp chính là thời điểm ông Công ông Táo bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ phải được tiến hành trước thời gian 12 giờ. Mỗi gia đình có thể lựa chọn khung giờ cúng lễ ông Công ông Táo khác nhau. Khi hương đã cháy hết được 2/3 thì bắt đầu hóa vàng và tiến hành thả cá chép để tiễn hai ông về trời.

Bài cúng đưa ông Táo về trời
Việc cúng lễ phải được tiến hành trước thời gian 12 giờ. Ảnh Internet

5.3. Không được thả cá chép từ trên cao xuống

Cá chép chính là linh vật tượng trưng cho ông Công ông Táo. Do đó, khi thả cá chép phóng sinh, gia chủ phải đặc biệt lưu ý không được phép thả từ trên cao xuống. Bởi như thế rất dễ khiến cá bị thương và khó có thể sống sót. Thay vào đó, gia chủ hãy thả cá chép nhẹ nhàng xuống nước.

Đặc biệt sau khi đã thả cá, bạn cần xem lại xem cá đá bơi đi chưa hay có đang mắc phải túi, rác hay chỗ nước không thể nào bơi đi được. Hãy chọn những địa điểm phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo ở mép sông, hồ và tuyệt đối không ném cả túi nilon xuống nước, tránh gây ô nhiễm môi trường nước.

Không được phép thả cá từ trên cao xuống
Không được phép thả cá từ trên cao xuống dễ khiến cá bị thương. Ảnh Internet

5.4. Không nên cầu tình duyên, cầu tài lộc

Bài cúng ông Táo về trời với ý nghĩa chính là tiễn đưa hai vị thần lên chầu trời, báo cáo những công việc quan trọng trong năm của gia đình. Vì thế, khi làm lễ, mỗi gia đình không nên cầu xin tài lộc, sung túc hay tình duyên mà hãy báo cáo lại những điều tốt đẹp trong năm vừa qua cũng như đưa ra những mục tiêu thực hiện trong mới của cả gia đình.

không nên cầu xin tài lộc
Không nên cầu xin tài lộc, sung túc hay tình duyên, mà hãy cầu những điều tốt đẹp. Ảnh Internet

5.5. Không nên cúng ông Công ông Táo thịt vịt, thịt chó và thịt chim

Vì là ngày lễ đặc biệt trong năm, nhiều gia đình thường chuẩn bị nhiều món ăn thịnh soạn và những món ăn truyền thống trong ngày Tết. Tuy nhiên, trong ngày cúng ông Công ông Táo lên trời, gia chủ cần đặc biệt lưu ý không cúng thịt chó, thịt vịt và thịt chim.

Không cúng thịt vịt
Không cúng thịt vịt, thịt chó khi cúng ông Táo. Ảnh Internet

Để có được phù trợ của Táo quân, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời thường rất trọng thể, tục cúng Táo quân cũng từ đó mà ra. Trên đây là một vài bài cúng đưa ông Táo về trời, và những điều kiêng kỵ, không nên làm trong khi chuẩn bị mâm cơm cúng ông Táo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn biết thêm và chuẩn bị tốt hơn cho lễ cúng ông Táo sắp tới cho gia đình nhé.

Hoàng Tùng tổng hợp