1. Những dấu hiệu nhận biết triệu chứng đau bao tử nặng

Khi dạ dày của bạn bị đau hoặc cảm thấy khó chịu như muốn ói, điều cuối cùng bạn muốn làm là ăn một thứ gì đó tốt cho bao tử hơn. Điều này sẽ không hề dễ dàng nếu bạn không nắm rõ những thực phẩm nào “thân thiện” với bao tử. Và, một điều quan trọng hơn nữa là nhận biết những dấu hiệu đau bao tử của bản thân để biết khi nào thì có thể khắc phục bằng cách ăn hay uống gì đó để cảm thấy tốt hơn, hay triệu chứng đã trở nặng đến mức cần phải đến bác sĩ điều trị. Do đó, hãy theo dõi cơ thể thường xuyên để nhận biết một số triệu chứng đau bao tử thường gặp, bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Khó tiêu, đầy hơi
  • Mắc ói, ói
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
triệu chứng đau bao tử nặng
Cần theo dõi triệu chứng đau bao tử của cơ thể để có biện pháp can thiệp kịp thời. Ảnh: Vitamini.hr

Có nhiều lý do tiềm ẩn gây nên đau bao tử. Do đó, cũng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây nên. Nếu triệu chứng chưa trở nặng, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh của mình để cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt. Rất may, có nhiều loại thực phẩm có thể giúp làm dịu cơn đau bao tử và giúp bạn cảm thấy tốt hơn một cách nhanh chóng. Chúng sẽ được giới thiệu ngay sau đây.

2. Nên và không nên ăn gì tốt nhất cho dạ dày để giảm đau bao tử?

2.1. Viêm loét, đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau tốt nhất cho bao tử?

2.1.1. Thức ăn lỏng

Khi đau bao tử, thường thì bạn sẽ khó dùng thức ăn đặc. Vậy nên, đừng cố gắng, nếu không, chúng có thể khiến bạn đau dữ dội hơn. Bạn nên bắt đầu với thức ăn nấu loãng, chẳng hạn như cháo, súp, sốt táo,…

2.1.2. Gừng giúp giảm buồn nôn

Buồn nôn, ói là những triệu chứng thường gặp của đau bao tử. Gừng là một loại củ màu vàng tươi, có mùi thơm the dịu, được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để làm giảm cả 2 triệu chứng này. Gừng có thể được dùng sống, nấu chín, ngâm trà, làm gừng ngâm mật ong,…tùy theo điều kiện của bạn.

đau bao tử uống trà gừng pha chanh
Đau bao tử uống trà gừng pha chanh giúp giảm buồn nôn, làm dịu triệu chứng. Ảnh: Healthline

2.1.3. Uống trà hoa cúc

Hoa cúc là một loại hoa nhỏ của cây thảo dược, có màu trắng, được xem như là một phương thuốc truyền thống chữa đau bụng, đau dạ dày. Hoa cúc có thể được sấy khô và pha thành trà, hoặc chiết xuất thành nước uống bổ sung. Trong lịch sử, hoa cúc được sử dụng nhiều để khắc phục các vấn đề về đường ruột. Bao gồm: đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn.

2.1.4. Ăn bạc hà với gì tốt cho dạ dày?

Đối với một số người, đau dạ dày là do hội chứng kích thích đường ruột (IBS). Nếu bạn cũng rơi vào tình trạng này thì bạc hà có thể giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu như táo bón, đau bao tử, đầu hơi, tiêu chảy. Theo đó, bạn có thể thêm bạc hà vào các món ăn ngon hàng ngày hoặc dùng trà bạc hà thay thế.

Bạc hà an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn từng có tiền sử bị trào ngược dạ dày nặng, thoát vị đĩa đệm, sỏi thận hoặc rối loạn gan, túi mật thì nên thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thảo mộc gia vị này nha.

ăn bạc hà tốt cho dạ dày
Lá bạc hà có thể giúp làm giảm triệu chứng khó chịu khi bị đau bao tử. Ảnh: Internet

2.1.5. Đau dạ dày, viêm loét bao tử nên ăn trái cây gì cho tốt nhất? Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới có vị ngọt, thịt màu cam vàng. Loại trái cây này đôi khi cũng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho chứng khó tiêu. Đu đủ có chứa papain, một loại enzym mạnh giúp phân hủy protein trong thực phẩm nhanh. Từ đó, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn.

Trên thực tế, chưa có nhiều nghiên cứu về lợi ích của papain. Nhưng, ít nhất có một nghiên cứu cho thấy rằng, thường xuyên uống đu đủ xay cô đặc có thể giúp làm giảm táo bón và đầy hơi ở người lớn.

ăn đu đủ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày
Ăn đu đủ giúp làm giảm triệu chứng táo bón, đầy hơi ở người đau dạ dày. Ảnh: Shape Magazine

2.1.6. Chuối xanh nấu chín giúp làm giảm triệu chứng tiêu chảy

Đau bao tử do nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm thường đi kèm với tiêu chảy. Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ bị tiêu chảy ăn chuối xanh nấu chín có thể giúp giảm số lượng, mức độ nghiêm trọng và thời gian của các đợt tiêu chảy. Sở dĩ chuối xanh có tác dụng đặc biệt như vậy là nhờ có chứa một loại chất xơ là tinh bột kháng.

dĩa chuối xanh nấu chín ăn giảm triệu chứng đau bao tử
Ăn chuối xanh nấu chín có thể làm dịu cơn đau bao tử. Ảnh: That Girl Cooks Healthy

2.1.7. Ăn gì bổ sung pectin tốt nhất cho dạ dày?

Khi bị đau dạ dày hoặc mắc bệnh cho thực phẩm gây ra tiêu chảy, việc bổ sung thực phẩm có chứa pectin giúp tăng tốc quá trình phục hồi sức khỏe. Pectin là một loại chất xơ thực vật được tìm thấy với số lượng lớn trong táo, cùng một số loại trái cây họ cam, quýt. Chất này thường được phân lập từ những loại trái cây này, và được bán như một thực phẩm chức năng, hoặc chất bổ sung.

đau bao tử ăn táo và cam tốt nhất
Khi bị đau bao tử, nên ăn táo và cam để bổ sung chất pectin cho dạ dày nhanh khỏe. Ảnh: vkbhat (Getty Images/iStockphoto)

Pectin không được tiêu hóa, mà nằm ở đường ruột. Tại đây, nó giúp làm đông phân và ngăn ngừa một số bệnh lý đường ruột. Pectin cũng làm giảm đau bụng bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa.

2.1.8. Ăn gì giàu chất Probiotic tốt cho người bị đau dạ dày? Sữa chua

Đau bao tử đôi khi là do rối loạn vi khuẩn gây nên, dẫn đến sự mất cân bằng về loại hoặc số lượng vi khuẩn trong ruột của bạn. Ăn thực phẩm giàu probiotic giúp cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nhờ đó, có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng này và giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.

Thực phẩm chứa probiotic có lợi cho sức khỏe đường ruột gồm: sữa chua, sữa bơ và Kefir, cà chua. Trong đó, uống 2 cốc (500 ml) Kefir (nấm sữa) mỗi ngày trong 1 tháng có thể giúp người bị táo bón mãn tính đi tiêu đều đặn hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kim chi Hàn Quốc, dưa cải chưa, kim chi bắp cải, canh miso,…

ăn sữa chua tốt cho dạ dày
Sữa chua có chứa nhiều pectin giúp bảo vệ hệ tiêu hóa. Ảnh: Healthline

2.1.9. Củ cải đường (củ dền)

Củ dền, hay còn gọi là củ cải đường, là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Một cốc củ dền (136 gram) chứa 3,4 gram chất xơ. Chất xơ giúp thức ăn bỏ qua quá trình tiêu hóa, đi đến ruột kết – nơi có nhiều vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh – để cải thiện hệ tiêu hóa. Một số gợi ý bổ sung củ dền vào thực đơn ăn hàng ngày như: kết hợp các cách làm salad rau trộn, ngâm kim chi củ cải, hoặc xay thành sinh tố.

các món ăn chế biến từ củ dền tốt cho dạ dày
Sinh tố, trộn salad là những gợi ý làm món ngon từ củ dền tốt cho dạ dày. Ảnh: Internet

2.1.10. Ăn ngũ cốc gì tốt cho dạ dày?

Ngũ cốc là hạt của cây cỏ. Loại ngũ cốc tốt nhất mà người đau dạ dày có thể ăn là còn nguyên hạt, chưa qua chế biến. Để được xếp vào loại ngũ cốc nguyên hạt, nó phải chứa 100% nhân, bao gồm lớp cám, lớp mầm và nội nhũ. Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào như yến mạch, sản phẩm lúa mì nguyên hạt,…Trong đó, yến mạch là thành phần được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn đa dạng cho bạn tha hồ lựa chọn. Hãy tham khảo cách ăn yến mạch để chế biến nguyên liệu này trở nên bổ dưỡng và “thân thiện” với chiếc dạ dày đang tổn thương của mình nha.

yến mạch nguyên hạt tốt cho người bị đau bao tử
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho dạ dày. Ảnh: Healthline

2.1.11. Ăn trứng gà cải thiện hệ tiêu hóa

Theo Jaclyn London, Giám đốc Dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu Good Housekeeping Institute, các nguồn protein giàu chất béo như thịt đỏ hoặc thực phẩm chế biến sẵn có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày. Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi bạn ăn lượng lớn thực phẩm này vào đêm muộn.

Trứng gà sẽ là lựa chọn thay thế giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn. Đây cũng là cách đáp ứng nhu cầu tiêu thụ protein của cơ thể mà không khiến chúng ta no quá nhanh. Bạn có thể làm salad rau trộn trứng luộc, hoặc luộc chín ăn với ít bơ,…cho bữa tối nhẹ nhàng, đơn giản nhé.

trứng luộc kẹp bánh mì ăn giảm đau bao tử
Kết hợp trứng luộc ăn bánh mì nướng sẽ là món ăn nhẹ giúp làm giảm đau bao tử. Ảnh: Medical News Today

2.1.12. Bánh mì trắng nướng

Bạn có thể ăn bánh mì trắng nướng để giúp dễ tiêu hóa. Bánh mì nướng cũng không gây trào ngược axit. Hơn nữa, nó cũng không khiến bao tử phải hoạt động nhiều.

2.1.13. Ăn khoai gì tốt cho dạ dày?

Các loại khoai nói chung, khoai lang nói riêng, là thực phẩm giàu canxi, magie, và kali. Thế nên, chúng có khả năng làm giảm triệu chứng đầy bụng bằng cách cân bằng Natri. Thêm khoai lang với bơ, cam, kết hợp rau bina trộn salad có thể giúp bạn giảm tình trạng đầy hơi nhanh chóng.

ăn khoai lang tốt cho dạ dày
Khoai lang giúp cải thiện tình trạng đầy hơi rất tuyệt vời. Ảnh: SelfHacked

2.2. Đau dạ dày không nên ăn gì?

  • Sữa, các chế phẩm từ sữa như phô mai, kem. Đầy đều là những thứ bác sĩ khuyên bạn nên tránh khi có triệu chứng đau bao tử. Cơ thể bạn khi này sẽ rất khó tiêu hóa chúng, một phần vì chúng chứa nhiều chất béo.
  • Thức ăn chiên rán. Như tên gọi, những món ăn này chứa nhiều dầu, chất béo, nên cực kì khó tiêu hóa. Chúng thậm chí cũng không tốt ngay cả khi chúng ta khỏe mạnh.
thức ăn chiên rán cay nóng
Thức ăn chiên, rán cay nóng là “đại kẻ thù” của chứng đau bao tử. Ảnh: WebMD
  • Không uống soda, không ăn thực phẩm cay và nóng, kiêng thực phẩm chứa nhiều axit. Bởi vì chúng có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn phải làm việc nhiều hơn với chiếc bụng sôi ùng ục vì đau và khó chịu.
  • Đau bao tử không nên ăn trái cây và rau sống. Đây là những thực phẩm tuyệt vời với nhiều chất dinh dưỡng nguyên thủy, nhưng đó là khi bạn khỏe mạnh. Khi bị đau bụng, đau bao tử, chất xơ thô trong chúng có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất, bạn nên bắt đầu ăn từng phần nhỏ rau quả đã được nấu chín nhé.

2.3. Đau bao tử nên uống gì tốt nhất cho dạ dày?

  • Những món đồ uống thể thao, nước dừa tươi rất tốt cho người đau bao tử.
  • Uống nước lọc. Hầu hết mỗi người chúng ta đều cần uống tối thiểu 8 cốc nước mỗi ngày. Hàm lượng này là đủ để tránh tình trạng táo bón, suy giảm chức năng thận, hệ tiêu hóa,…
  • Mỗi sáng khi vừa thức dậy, bạn nên uống một cốc nước pha vị ngọt.
đau bao tử nên uống gì tốt nhất cho dạ dày
Uống lượng nhỏ cà phê đều đặn mỗi ngày có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Ảnh: Internet

Hệ tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Khi gặp vấn đề với đường tiêu hóa, bạn có thể gặp một số triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, chuột rút, táo bón, buồn nôn, ợ nóng,…vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nhẹ, bạn có thể tham khảo danh sách nên ăn gì tốt cho dạ dày để giảm đau bao tử đã được giới thiệu chi tiết trên đây. Các kiến thức này được chia sẻ lại từ bác sĩ chuyên khoa, nên bạn yên tâm áp dụng nha. Trường hợp trở nặng, bệnh phát triển thành viêm loét dạ dày, bạn cần đến ngay đơn vị khám chuyên khoa để được can thiệp phù hợp và kịp thời nhé.

Bích Tuyền