8 cách rèn con sống trung thực từ thuở lên ba

Lòng trung thực ở trẻ không phải tự dưng mà có, mà đó là đức tính trẻ cần được cha mẹ dày công dạy bảo ngay từ nhỏ.

banner ads

Các mẹ đừng quên những bảo bối sau khi dạy con lòng trung thực nhé!

1. Cho trẻ biết tầm quan trọng của tính trung thực

Lý do duy nhất khiến trẻ nhỏ thường nói dối là để tránh bị đánh đòn. Và đương nhiên, chúng còn quá nhỏ để hiểu được tác hại của việc mình nói dối cũng như phải chịu trách nhiệm về những hành vi mà mình gây ra.

Lúc này, ba mẹ cần kiên nhẫn dạy dỗ con. Ba mẹ có thể kể cho con những câu chuyện tranh thú vị liên quan đến chủ đề đó, để cho con biết nói dối, không trung thực là xấu, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

2. Tin cậy chứ không trừng phạt

Cha mẹ cần đặt câu hỏi, tại sao trẻ nói dối? Bởi vì chúng sợ bị trừng phạt vì vậy cha mẹ đừng phản ứng quá gay gắt khi trẻ làm gì đó sai trái để trẻ có thể dũng cảm nhận lỗi lầm của mình. Tuy nhiên, cũng không nên quá mềm dẻo với trẻ khiến trẻ không sợ bạn. Do đó ba mẹ cần phải “mềm nắn, rắn buông” để trẻ từ bỏ ý định nói dối và học cách tin tưởng trẻ nếu trẻ nói trẻ không làm việc sai trái đó.

1175-564669.jpg

Nguyên nhân trẻ nói dối là do trẻ sợ bị ba mẹ phạt đòn. Vì vậy ba mẹ cần mềm dẻo hơn trong việc uốn nắn trẻ trở thành người trung thực

3. Tạo dựng niềm tin

Khi vô tình làm vỡ vật dụng gì đó, bé có thể phủ nhận lỗi vì sợ bị đánh hoặc không được ba mẹ yêu mến nữa. Nên giải thích rằng ba mẹ vẫn yêu bé, ngay cả khi bé làm điều gì đó bạn không thích. Tạo dựng niềm tin cho trẻ sẽ giúp trẻ chia sẻ trung thực với bạn hơn, đừng để trẻ nghĩ rằng, bạn sẽ ghét nếu trẻ làm sai. Nhờ đó, bạn sẽ hướng dẫn trẻ nên làm điều gì là tốt nhất và tại sao không làm điều đó.

4. Cùng con sửa lỗi

Nếu trẻ mắc sai lầm, cha mẹ không nên bỏ qua sai lầm đó mà cần phải động viên con sửa chữa những lỗi lầm đã gây ra. Hãy trở thành bạn đồng hành của trẻ để trẻ có thể tự tin thay đổi và không cảm thấy bị lạc lõng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn khuyến khích trẻ mắc sai lầm để rồi sửa chữa sai lầm mà điều đó chỉ muốn nhắc nhở trẻ về giá trị của tính trung thực và cần phải có trách nhiệm với những việc mình đã làm.

5. Cảm thông và chia sẻ

Hãy hiểu rằng trong mắt trẻ những người lớn như ba, mẹ, ông bà luôn là “những người khổng lồ”, nên khi bé vô tình gây ra lỗi lầm nào đó, bé thường tìm cách chống chế và nói dối về nguyên nhân của sự việc. Vì vậy, cha mẹ nên biết lắng nghe, chia sẻ với trẻ và luôn nhẹ nhàng trong cách giáo dục con.

6. Phần thưởng khích lệ

5997-me-va-con-gai.jpg

Hãy luôn khích lệ mỗi khi trẻ làm đúng

Đừng quên, nếu trẻ làm tốt mọi việc hãy khuyến khích hoặc có thể thưởng cho trẻ món đồ chơi mà trẻ yêu thích để giúp con có động lực hơn cho những việc có ích lần sau. Đặc biệt, nếu trẻ trung thực, không giấu giếm và dám nhận lỗi hãy nói rằng bạn rất tự hào về lòng trung thực và dũng cảm của con vì không phải đứa trẻ nào cũng làm được điều đó.

7. Không làm ngơ khi con thiếu trung thực với người khác

Trung thực không có nghĩa là không nói dối cha mẹ nhưng ra ngoài lại vô tư nói dối người khác, vì vậy, nếu cha mẹ phát hiện trẻ nói dối cần phải chấn chỉnh ngay, không được “lờ” đi và trở thành “đồng minh” với trẻ. Như vậy, trẻ sẽ biết cha mẹ bênh mình và hình thành thói quen xấu là nói dối người khác.

8. Luôn là tấm gương tốt cho con

Muốn dạy con ngoan ngoãn, trung thực trước hết cha mẹ phải làm tấm gương sáng cho con soi vào. Khi bạn nói dối, trẻ con sẽ nghĩ rằng nói dối cũng chẳng hại gì. Và nếu khi trẻ nói dối, bạn lại mắng mỏ, điều đó khiến trẻ nghĩ rằng bạn không công bằng.

Bạn hãy làm đúng với những gì bạn đã hứa với trẻ, khi bạn không làm được, nên xin lỗi bé vì đã thất hứa. Điều đó rất quan trọng trong việc hình thành cách suy nghĩ và hành xử của trẻ.

Yeutre.vn

Giải mã tật nói dối ở trẻ

- Do trẻ hay quên: Trí nhớ của trẻ ở độ tuổi này rất ngắn, nếu hôm nay bé mắc lỗi, ngày mai hỏi b,é bé sẽ không thể nhớ được, vì vậy mà bé thường tưởng tượng ra một câu chuyện nào đó để giải thích cho hành động của mình.

- Lo sợ: Bé sợ bị mẹ mắng, giận và không thương bé nữa.

- Thèm muốn được chú ý: Có thể do bạn đã “quên” bé nên bé cố gắng gây sự chú ý với bạn bằng một câu chuyện không có thật nào đó và bé không hề biết rằng điều đó là không tốt.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI