Những thói quen gây hại môi trường là gì? Bạn có biết: Tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng căng thẳng không chỉ riêng ở nước ra mà con ở phạm vi toàn cầu. Với bằng chứng mới nhất là những hình ảnh của thành phố thơ mộng Venice (Ý) đang chìm trong nước biển với đợt ngập lụt lịch sử. Trận cháy rừng lớn xảy ra ở Amazon và trận cháy rừng gần đây nhất đang diễn ra tại Australia. Chuyện ô nhiễm môi trường biển cũng vậy, cả trăm triệu sinh vật đang chết dần chết mòn chỉ vì ăn nhầm phải rác thải nhựa.

Và nguyên nhân chính của tình trạng này nằm ở đâu? Xét cho cùng, tất cả đều là do hành động của con người. Không chỉ gián tiếp bằng các ngành công nghiệp, mà tác hại còn đến từ rất nhiều thói quen chúng ta vẫn nghĩ là vô hại nhưng lại khiến Trái đất phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Những thói quen gây hại môi trường là gì?
Những thói quen gây hại môi trường là gì? Ảnh Internet

1. Lãng phí thực phẩm – những món ăn không bao giờ được tiêu thụ

Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (UN). Có đến 1/3 số thực phẩm con người sản xuất mỗi năm. Tương đương 1,3 tỉ tấn, đang bị lãng phí. Tình trạng “lãng phí” ở đây có nghĩa là số lương thực ấy đã không được tiêu thụ và phải đem vứt bỏ.

Vấn đề nằm ở chỗ, tất cả các số lương thực không tự nhiên sinh ra, chúng phải nhờ đến sự tác động của con người. Và chính quá trình sản xuất ấy đã khiến hàng triệu cây bị cắt, bị nhổ rễ để nhường chỗ cho những cánh đồng lương thực. Trong số này, hoa quả và rau củ chính là những thực phẩm bị lãng phí nhiều nhất. Tiếp theo sau là hải sản – vì chúng rất khó bảo quản.

Bên cạnh đó, số thức ăn thừa trên bữa ăn hằng ngày cũng đang góp phần tăng số lượng thực phẩm lên gấp nhiều lần.

Lãng phí thực phẩm
Lãng phí thực phẩm – những món ăn không bao giờ được tiêu thụ. Ảnh Internet

2. Những chuyến du lịch sang chảnh – sát thủ môi trường

Một chuyến du lịch nghỉ dưỡng giữa mùa hè trên một chiếc du thuyền sang trọng có lẽ là mơ ước của rất nhiều người. Nhưng những chiếc du thuyền cũng có một mặt tối, đó là chúng gây ô nhiễm rất lớn.

Số liệu cho thấy chất lượng không khí trên boong tàu thực ra không hề trong lành như chúng ta tưởng. Chúng phải tương đương với những thành phố ô nhiễm hàng đầu thế giới. Ước tính có đến 50.000 người châu Âu qua đời mỗi năm vì luồng khí thải do các du thuyền thải ra.

Trung bình lượng carbon thải ra của một người sẽ tăng gấp 3 lần so với thường ngày. Ngoài ra theo một khảo sát tại Đức trên 77 chiếc du thuyền. Thì có tới 76 vận hành bằng nhiên liệu hóa thạch nặng (hay còn gọi là “dầu bẩn”), cực kỳ độc hại. Đó là còn chưa tính đến những hệ lụy từ rác, nước thải và dầu tràn lọt ra ngoài đại dương nữa.

thói quen gây hại môi trươngf
Những chiếc du thuyền cũng có một mặt tối, đó là chúng gây ô nhiễm rất lớn. Ảnh Internet

3. Thói quen gây hại môi trường – Mua quá nhiều quần áo

Ai chẳng muốn có một chiếc tủ đầy ắp quần áo, mỗi ngày một bộ thay đổi cho hợp trend. Nhưng rất nhiều người đang không biết rằng ngành công nghiệp thời trang đã luôn nằm trong top đầu gây ô nhiễm trên toàn thế giới. Thậm chí là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước lớn thứ 2.

Ngoài ra, quá trình tìm nguyên liệu sản xuất quần áo cũng phải chịu trách nhiệm cho nạn khan hiếm nước. Dành cho những ai chưa biết thì cây bông (cotton) là loài cây cực kỳ ngốn nước khi trồng. Để có được số bông đủ để sản xuất 1 chiếc áo, người ta cần đến 2700 lít – con số đủ để một người tiêu thụ trong 2,5 năm.

Các loại vải sợi nhân tạo như polyester thì không ngốn nước bằng cotton. Nhưng đánh đổi bằng việc tạo ra nhiều khí nhà kính hơn. Số liệu năm 2015 cho thấy các nhà máy sản xuất polyester thải ra hơn hơn hàng trăm tấn khí nhà kính. Tương đương với lượng khí thải từ 185 nhà máy điện than.

Vậy nên, cách tốt nhất cho câu chuyện này là hạn chế mua quần áo lại. Hãy nhớ, 1/9 dân số thế giới đang không được tiếp cận với nước sạch. Và mỗi năm có 4,6 triệu người đã tử vong vì ô nhiễm không khí.

mua quá nhiều quần áo
ngành công nghiệp thời trang đã luôn nằm trong top đầu gây ô nhiễm trên toàn thế giới.

4. Xả nước bồn cầu quá tùy tiện

Theo một nghiên cứu vào năm 1999. Nước từ bồn cầu chiếm tới 27% lượng nước một người sử dụng mỗi ngày. Cao hơn cả tắm (17%) và giặt giũ (22%). Qua thời gian, hệ thống xả nước bồn cầu đã được cải tiến để tiết kiệm nước, nhưng con số này vẫn là rất nhiều.

Điều này không có nghĩa rằng bạn nên nhịn đi vệ sinh, nhưng cần phải giật nước sao cho tiết kiệm hơn. Các loại bồn cầu ngày nay thường chia thành 2 nút, cho phép bạn xả 1/2 két nước cho mỗi lần đi “nhẹ”. Và hãy cân nhắc trước khi quyết định ấn nút nhé.

thói quen gây hại môi trường
Nước từ bồn cầu chiếm tới 27% lượng nước một người sử dụng mỗi ngày. Ảnh Internet

5. Sử dụng các sản phẩm “tiện lợi”

5.1. Sử dụng đũa dùng 1 lần

Đũa dùng 1 lần quả là có tiện, lại làm từ gỗ nên khá thân thiện cho môi trường. Nhưng thực ra là ngược lại đấy. Riêng tại Trung Quốc, 80 tỉ đôi đũa dùng 1 lần bị thải ra mỗi năm. Để sản xuất ra con số ấy thì cần đến 4 triệu cây bị chặt bỏ.

5.2. Dùng khăn giấy ướt

Lại một vật dụng nữa cực kỳ tiện lợi, nhưng thân thiện với môi trường thì không. Thậm chí năm 2015, báo The Guardian còn gọi các loại khăn giấy ướt là “kẻ thù lớn nhất” đối với môi trường.

Lý do một phần nằm ở cách chúng ta sử dụng. 2 chữ “khăn giấy” khiến nhiều người nghĩ rằng chúng cũng giống như giấy thường, nghĩa là có thể bỏ vào toilet giật nước. Nhưng thực ra, hầu hết khăn giấy ướt đều có chứa nhựa, khiến chúng rất khó phân hủy. Và khi lọt ra ngoài đại dương, các loài sinh vật biển có thể nhầm giấy ướt với sứa. Điều này dẫn đến việc chuỗi thức ăn bị xáo trộn và gây tổn hại nghiêm trọng. Đó là chưa tính đến các hóa chất có tiềm năng gây nguy hiểm tồn tại trong một số loại giấy ướt có thể gây hại tới sức khỏe của con người.

thói quen gây hại môi trường
Khăn giấy ướt và đũa xài 1 lần chính là sát thủ của môi trường. Ảnh Internet

6. Lạm dụng bao bì – Thói quen gây hại lớn cho môi trường

Các loại bao bì nhựa chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường hàng đầu hiện nay. Hành động xả rác bừa bãi của một bộ phận người dân thiếu ý thức thực chất chỉ là tác nhân phụ. Bởi chính sự lạm dụng quá mức các loại bao bì để đóng gói sản phẩm của những công ty sản xuất, hệ thống bán lẻ, đơn vị chuyển phát hay thậm chí là người tiêu dùng mới chính là “gốc rễ” của vấn nạn môi trường này. Một số liệu có thể sẽ khiến bạn phải giật mình:

Vào năm 2015, ở Trung Quốc, chỉ tính riêng dịch vụ chuyển phát đã sử dụng 8,27 tỷ túi nilon để đóng gói bưu kiện! Chỉ nhìn vào con số này ở một nước, bạn có thể nhẩm tính cho ngành công nghiệp dịch vụ trên toàn Thế giới. Để hạn chế con số này ngày càng lan rộng, bạn nên cân nhắc trước khi mua các bưu kiện. Và chỉ nhận món đồ cần mua mà không có hộp đựng hay bao bì nilon. Bên cạnh đó, tập trung vào thói quen mới đó là mua sắm bền vững.

lạm dụng bao bì
Các loại bao bì nhựa chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường hàng đầu hiện nay. Ảnh Internet

7. Thả bóng bay – Nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm lớn

Thả bóng bay để chào mừng những ngày lễ hay sự kiện lớn là truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hành động tưởng như vô hại này lại gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thiên nhiên. Đặc biệt là nó sẽ đe dọa trực tiếp đến mạng sống của các loài chim hay động vật khác.

Bạn cần biết rằng, sau cảnh tượng hết sức đẹp mắt và hoành tráng kéo dài khoảng vài phút của tiết mục thả bóng bay. Những quả bóng sẽ trở thành hàng loạt cái bẫy chết chóc lơ lửng ở độ cao vài km so với mặt đất chực chờ loài chim.

Chưa dừng lại ở đó, khi không còn đủ khí để bay. Chúng nghiễm nhiên trở thành những mẩu rác rơi xuống từ bầu trời. Chúng làm ô nhiễm vùng đất, vùng nước rải rác khắp một khu vực trải rộng hàng chục thậm chí là đến hàng trăm km tính từ địa điểm thả bóng.

thả bóng bay
Những quả bóng sẽ trở thành hàng loạt cái bẫy chết chóc chực chờ loài chim. Ảnh Internet

Những thói quen nhỏ hằng ngày tưởng chừng như vô hại. Nhưng thực chất đang có nguy cơ gây tiềm ẩn lớn đối với môi trường. Không quá trễ để chúng ta có thể thay đổi những thói quen gây hại môi trường hằng ngày. Chỉ cần bạn quyết tâm thì Topnews.com.vn tin rằng, một ngày nào đó, Trái đất và các sinh vật chia sẻ Trái đất cùng con người sẽ có một môi trường sống tốt hơn.

Hiền Anh tổng hợp