Giải pháp bảo vệ môi trường là chủ đề được con người rất quan tâm trong thế giới ngày nay. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, môi trường sống của con người đang dần bị đe dọa. Không chỉ vậy, tiếng kêu cứu của cả những loài động – thực vật đang là hồi chuông cảnh báo dồn dập cho một thế giới “mù mịt” trong tương lai. Một người không thể thay đổi thế giới.. Nhưng hàng chục người, hàng trăm người, hàng vạn người,… thì có thể. Dưới đây là 7 giải pháp bảo vệ môi trường mà bạn có thể áp dụng để chung tay góp phần giữ lấy hành tinh tươi đẹp này.

1. Thu gom pin cũ – Giải pháp bảo vệ môi trường ít phổ biến

Ai biết được rằng những viên pin nhỏ xíu này lại mang tác hại vô cùng lớn
Ai biết được rằng những viên pin nhỏ xíu này lại mang tác hại vô cùng lớn. Ảnh Internet

1.1. Tác hại pin và ắc quy đã qua sử dụng đối với môi trường

Trong thời đại phát triển hiện nay thì số lượng thiết bị điện tử có sử dụng pin chiếm tỉ trọng rất lớn. Đồng nghĩa với điều đó là lượng pin đã qua sử dụng thải ra môi trường khá là nhiều. Khi pin không còn sử dụng được thì mọi người hay chính chúng ta thường bỏ chung với rác gia đình và kết thúc vòng đời của mình bằng việc chôn hay lấp. Tuy nhiên, đây lại là hành động đang làm “tổn thương” đến mẹ thiên nhiên đó. Vì sao ư? Bởi nó rất độc.

Khi pin đã "cạn sự sống" bạn đừng ném ra môi trường nhé
Khi pin đã “cạn sự sống” bạn đừng ném ra môi trường nhé. Ảnh Internet

Tại sao không nên vứt pin đã qua sử dụng vào túi rác?

  • Pin được liệt vào danh mục rác thải độc hại.
  • Pin chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, lithium,… vô cùng độc hại.
  • Khi được chôn lấp, các kim loại nặng sẽ thấm vào đất và nguồn nước ngầm sẽ gây ra ô nhiễm cả một khu vực và thậm chí là cả một vùng.
  • Còn nếu đốt thì các kim loại nguy hiểm này sẽ bốc lên thành khói độc gây ô nhiễm không khí.
  • Có thể bạn chưa biết nhưng 1 viên pin có khả năng làm ô nhiễm 500 lít nước và 1m3 đất trong vòng 50 năm đó.

1.2. Thu hồi pin cũ – Giải pháp bảo vệ môi trường

Xử lý pin cũ đúng cách là giải pháp bảo vệ môi trường
Sử dụng pin sinh thái để bảo vệ môi trường sống của bạn và người thân. Ảnh Internet

1.2.1. Vậy chúng ta cần làm gì?

  • Bảo quản riêng ở nơi khô ráo, sạch sẽ và để xa tầm tay trẻ em.
  • Chuyển cho các công nhân thu gom rác thải để họ đưa đến nơi xử lý pin cũ.
  • Hoặc bạn cũng có thể gửi trực tiếp đến các địa điểm hay các chương trình, tổ chức có thu gom loại rác thải này.
  • Hãy hành động cụ thể và kịp thời đối với loại rác thải đặc biệt này nhé. Đồng thời, nói với mọi người xung quanh để cùng nâng cao nhận thức và chung tay vì một hành tinh trong xanh.

1.2.2. Điểm thu gom pin và ắc quy đã qua sử dụng

Tại Hà Nội:

  • Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (Đối diện số 45 phố Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội).
  • Nhà văn hóa phường Yên Hòa (Số 288, đường Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội).
  • UBND phường Quán Thánh (Số 12-14 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội).
  • Bảo tàng Chiến thắng B.52 (Số 157 Đội Cấn, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội).
  • UBND phường Thành Công (Số 9 đường Thành Công, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội).
Pin vô giá trị chớ vội vứt ra môi trường, gửi đến các địa điểm thu gom pin cũ nhé
Pin vô giá trị chớ vội vứt ra môi trường, gửi đến các địa điểm thu gom pin cũ nhé. Ảnh Internet

Tại TP Hồ Chí Minh:

  • Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (Số 63 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1).
  • UBND Phường 15, Quận 4 (Số 132 Tôn Thất Thuyết, Phường 15, Quận 4).
  • UBND Phường 17, quận Phú Nhuận (Số 22 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 17, quận Phú Nhuận).
  • UBND Phường 2, quận Bình Thạnh (Số 14 Phan Bội Châu, Phường 2, quận Bình Thạnh).
  • UBND Phường 9, Quận 3 (Số 82 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3).

2. 6 “mẹo” dùng công nghệ để bảo về môi trường

  • Rút các phích cắm của các thiết bị như điện thoại, laptop, tivi,… khi không sử dụng. Việc để các thiết bị ở chế độ “chờ” đã tiêu tốn một lượng lớn điện năng. Đây cũng là một trong những lời khuyên cho ngày Trái Đất mà bạn nên áp dụng ngay từ bây giờ.
  • Áp dụng các phương pháp thay thế cho các cuộc họp, như video call qua Skype, Viber,… để giảm tối đa phát thải do di chuyển.
Giải pháp bảo vệ môi trường bằng công nghệ
Giảm tối đa mức phát thải do di chuyển bằng cách áp dụng công nghệ. Ảnh Internet
  • Các email lưu trữ trên server đang ngốn một lượng năng lượng khổng lồ. Vì vậy hãy xóa những email đã cũ và không cần thiết. Giảm số lượng email đồng nghĩa với việc giảm năng lượng tiêu tốn.
  • Không chỉ email mà các dữ liệu lưu trữ online đều tiêu thụ điện và cần hệ thống điều chỉnh nhiệt độ nhằm giữ cho hệ thống hoạt động bình thường. Thường xuyên dọn dẹp và xóa đi những dữ liệu không cần thiết để bảo vệ môi trường.
  • Khi sạc điện thoại hãy bật sang chế độ máy bay. Điều này cũng giúp bạn sạc nhanh hơn vì điện thoại lúc này sẽ không nhận sóng radio nữa. Tránh sạc trước khi ngủ, sạc suốt đêm sẽ gây tốn điện và tăng nguy cơ cháy nổ.
  • Nếu bạn có điều kiện thay thế những thiết bị điện tử mới thì hãy quyên góp hoặc bán cái cũ đi. Vì trong điện thoại vẫn còn nhiều thành phần có thể sửa lại hoặc dùng cho việc khác.
Bật sang chế độ máy bay khi sạc điện thoại
Bật sang chế độ máy bay khi sạc điện thoại. Ảnh Internet

3. Sử dụng nhựa đúng cách là giải pháp bảo vệ môi trường

7 loại nhựa thông dụng:

Nhựa được xem là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện này. Tuy nhiên, bạn đã biết về nhựa và những kí hiệu được ghi trên nhựa chưa?

  • Mỗi kí hiệu sẽ mang một ý nghĩa khác nhau và cho biết nó thuộc loại gì. Việc biết được loại nhựa nào sẽ giúp chúng ta xài đúng cách tránh gây ảnh hưởng xấu đến cho cơ thể.
  • 7 loại nhựa thông dụng là: PET, HDPE, PVC, LDPE, PP, PS, PC (Other).

Cách phân biệt 7 loại nhựa thông dụng:

7 loại nhựa thông dụng nhất hiện nay
7 loại nhựa thông dụng nhất hiện nay. Ảnh Internet

3.1. 4 loại nhựa có thể sử dụng (1, 2, 4, 5)

Nhựa PET hay PETE:

  • Đây là loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất. Được sử dụng để đựng các loại chất lỏng.
  • Một số loại vật dụng từ nhựa PET: Các loại chai đựng nước (Nước khoáng, nước ngọt, nước trái cây,…).
  • Loại nhựa này được khuyến cáo chỉ nên sử dụng một lần mà thôi. Việc tái sử dụng sẽ làm cho đồ ăn, thức uống bị thẩm thấu các kim loại nặng có trong vỏ đựng.
Một số vật dụng làm từ nhựa PET
Một số vật dụng làm từ nhựa PET. Ảnh Internet

Nhựa HDPE hay HDP:

  • Đây là loại nhựa được xem là an toàn nhất trong các loại nhựa. Là loại nhựa có độ bền cao, có khả năng chịu nhiệt và chịu va đập cao, ít bị trầy xước.
  • Một số vật dụng từ nhựa HDP: bình đựng chất tẩy rửa, đồ chơi, bình đựng sữa,… Có thể tái sử dụng nhiều lần.
Một số vật dụng làm từ nhựa HDPE
Một số vật dụng làm từ nhựa HDPE. Ảnh Internet

Nhựa LDPE:

  • Được xem là loại nhựa an toàn với sức khỏe con người.
  • Đây là chất nhựa dẻo được sử dụng để sản xuất vỏ bánh, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng hay găng tay nilon,…
Một số vật dụng làm từ nhựa LDPE
Một số vật dụng làm từ nhựa LDPE. Ảnh Internet

Nhựa PP:

  • Đây là loại nhựa có tính bền nhiệt cao nhất, an toàn với thực phẩm.
  • Nhựa PP có thể dễ dàng tái chế, an toàn khi đặt trong lò vi sóng (thời gian ngắn).
  • Thường được dùng để sản xuất các loại hộp nhựa đựng thực phẩm.
Một số vật dụng làm từ nhựa PP
Một số vật dụng làm từ nhựa PP. Ảnh Internet

3.2. 3 loại nhựa tuyệt đối không nên sử dụng (3, 6, 7)

Nhựa PVC:

  • Đây là loại nhựa được sử dụng rất phổ biến nhờ tính mềm, dẻo của nó.
  • Một số loại vật dụng được sản xuất từ nhựa PVC: các loại bao bì, màng bọc thực phẩm, đồ chơi, chai đựng dầu ăn,…
  • Tuy nhiên, ẩn đằng sau nó là sự chứa đựng hàng loạt chất độc hại như DEHP, phthalate gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dùng. Thậm chí là có khả năng gây ung thư và thay đổi hoocmon giới tính.
  • Vì vậy, khi mua đồ chơi cho con em mình thì nên tránh các sản phẩm được làm từ nhựa PVC.
Một số vật dụng làm từ nhựa PVC
Một số vật dụng làm từ nhựa PVC mà bạn cần biết. Ảnh Internet

Tiếp là nhựa PS:

  • Đây là loại nhựa nhẹ, có khả năng chịu nhiệt, lạnh đáng kể. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao sẽ giải phóng các chất độc hại.
  • Một số vật dụng sản xuất từ nhựa PS: các loại hộp cơm, đĩa, chén, thìa,… sử dụng một lần.
Một số vật dụng làm từ nhựa PS
Một số vật dụng làm từ nhựa PS. Ảnh Internet

Sau cùng sẽ là nhựa PC hoặc không có kí hiệu (Other):

  • Đây là loại nhựa cực kỳ độc hại.
  • Mặc dù độc hại nhưng giá thành rất rẻ nên dược sử dụng khá nhiều.
  • Chất BPA trong loại nhựa này có thể gây ung thư và vô sinh.
  • Một số vật dụng được sản xuất từ nhựa PC: các loại chai nước lớn, hộp nhựa đựng mì, hộp sữa chưa, thùng đựng hóa chất,…
  • Đây là loại nhựa vô cùng độc hại tuyệt đối không nên sử dụng và tái sử dụng dưới bất kì hình thức nào.
Một số vật dụng làm từ nhựa PC
Một số vật dụng làm từ nhựa PC mà bạn cần tránh vì nó rất nguy hiểm. Ảnh Internet

3.3. Sử dụng nhựa đúng cách

Sau đây là một số lưu ý để bạn có thể sử dụng nhựa đúng cách:

  • Để nguội thực phẩm trước khi cho vào hộp nhựa để bảo quản hay bao bằng màng bọc thức ăn. Khi thực phẩm nóng nên sử dụng vật đựng bằng sứ hoặc thủy tinh.
  • Tuyệt đối không sử dụng hộp nhựa để nấu, hâm nóng hay rã đông thực phẩm trong lò vi sóng. Mặc dù một số loại hộp nhựa có ghi Microwave – safe hay microwavable nhưng nó chỉ đảm bảo độ bền chứ không chắc rằng sẽ không làm giải phóng lượng lớn chất độc hại từ nhựa trong quá trình xử lý nhiệt.
Tuyệt đối không sử dụng nhựa trong lò vi sóng
Tuyệt đối không sử dụng nhựa trong lò vi sóng. Ảnh Internet
  • Không dùng các chất tẩy rửa mạnh hay kỳ cọ mạnh tay để làm sạch các đồ nhựa. Việc này nhằm giúp tránh gây trầy xước trên vật dụng tạo cơ hội cho vi khuẩn trú ngụ.
  • Không nên vì tiết kiệm mà tận dụng những loại đồ nhựa chỉ sử dụng một lần. Đừng vì vài ba chén dĩa nhựa mà khiến sức khỏe của chúng ta và mọi người trở nên xấu đi.

Tuy nhiên, việc sử dụng nhựa đúng cách cũng chỉ giúp một phần hạn chế lượng chất độc trong các loại nhựa nguy hiểm mà thôi. Cách tốt nhất vẫn là thay thế các loại nhựa bằng vật liệu mới, an toàn với môi trường hơn.

4. Gạch sinh thái Ecobrick – Giải pháp bảo về môi trường bằng việc thu gom rác thải nhựa

4.1. Vài nét về Ecobrick

Ecobrick khởi đầu và phát triển mạnh mẽ ở Phillipines và lan dần sang nhiều nước trên thế giới.
Gần đây, khái niệm này cũng đã phổ biến và được hưởng ứng nhiều ở nước ta. Ecobrick còn được gọi là gạch sinh thái được cấu tạo từ nhựa thành một công cụ hữu ích trong xây dựng.

Gạch sinh thái Ecobrick từ rác thải tưởng chừng vô ích trở nên giá trị
Gạch sinh thái Ecobrick từ rác thải tưởng chừng vô ích trở nên giá trị. Ảnh Internet
  • Đây là một biện pháp bảo vệ môi trường được xem là giải pháp khóa rác tạm thời cho môi trường. Là biện pháp hỗ trợ đẩy lùi rác thải nhựa, nilon.
  • Bên cạnh việc thay thế vật liệu nhựa bằng những vật liệu mới thì đây là hành động giúp giải quyết rác nhựa đang tồn tại xung quanh.
  • Bạn biết đó chỉ mất 1 giây để vứt rác nhưng mất 1000 năm để phân hủy. Vì vậy, hãy nâng cao ý thức và có những hành động cụ thể để cứu Trái Đất này.

4.2. Cách làm gạch Ecobrick để bảo vệ môi trường

gạch
Các bước để tạo thành gạch sinh thái Ecobrick. Ảnh Internet
  • Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị nguyên nhiên vật liệu là nhựa mềm và chai nhựa đã không còn giá trị. Những vật liệu nhựa có thể là túi nilon, vỏ bánh, ống hút,…
  • Chai nhựa thường là chai có dung tích 350ml, 500ml, 1 lít rưỡi.
  • Tiếp theo, làm sạch những nguyên nhiên liệu này rồi phơi khô.
  • Sau đó, cho những nguyên nhiên liệu rác thải nhựa này vào chai nhựa.
  • Dùng một chiếc que (đũa, gậy) có chiều dài dài hơn chiều cao của chai nhựa để nén chặt những túi nhựa xuống.
  • Bạn phải đảm bảo rằng phần đáy được chắc chắn và chai nhựa sau khi lấp đầy không được có lỗ thủng và phải sạch nhé.
  • Sau cùng, đóng chặt nắp và tránh xa gián, chuột.

Lưu ý: Bạn có thể thay thế chai nhựa bằng các đồ nhựa khác. Tuy nhiên việc sử dụng chai nhựa vẫn là tiện lợi nhất giúp bạn dễ dàng dùng que để nén các rác thải nhựa.

5. Những giải pháp bảo vệ môi trường

5.1. Thay thế túi nilon

Túi nilon tự hủy thân thiện môi trường:

  • Tại Anh: Làm bằng bột sắn.
  • Ý: Làm từ cám bắp.
  • Brazil: Làm từ cây Quinoa.
  • Trung Quốc: Làm từ tre và bã mía.
  • Canada: Rơm, lúa mì và các chất liệu khác.
  • Ấn Độ: Sử dụng khoai tây và tinh bột sắn.
  • Indonesia: Khoai mì và mía.
Asthwash Hedge với túi nilon được làm từ khoai tây và tinh bột sắn
Asthwash Hedge với túi nilon được làm từ khoai tây và tinh bột sắn. Ảnh Internet

Túi giấy đựng thức ăn:

  • Giấy làm từ nguyên liệu tự nhiên là gỗ, dễ tái chế, thân thiện với môi trường.
  • Sử dụng túi giấy vừa bảo vệ sức khỏe, vừa bảo vệ môi trường.
  • Không cần đầu tư và chi trả nhiều cho việc in ấn túi giấy.
Giải pháp bảo vệ môi trường từ túi giấy
Túi giấy vệ sinh, an toàn, thân thiện bạn nên áp dụng ngay ngày hôm nay. Ảnh Internet

Túi gai:

  • Được xem là chiếc túi sinh thái.
  • Sử dụng vải đay, gai, bao bố,… an toàn với môi trường.
  • Có thể tái sử dụng.
  • Độ bền: 5 năm.
  • Khi cháy không độc, không mùi vị và phân hủy hết không gây ô nhiễm.
  • Được quốc tế công nhận sản phẩm sinh thái thân thiện môi trường bảo vệ Trái Đất.
Túi gai là một sự thay thế tuyệt vời cho túi nilon
Túi gai là một sự thay thế tuyệt vời cho túi nilon. Ảnh Internet

5.2. Thay thế ống hút nhựa

Ống hút cỏ bàng:

  • Làm từ cỏ bàng dễ phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
  • Giá 600 VND cho 1 ống hút cỏ bàng tươi và 1600 VND cho ống hút cỏ bàng khô.
  • Thân nhỏ và khá mỏng manh.
Thay ống hút nhựa bằng ống hút cỏ bàng
Thay ống hút nhựa bằng ống hút cỏ bàng. Ảnh Internet

Ống hút gạo:

  • Làm từ bột gạo và rau củ.
  • Có thể ăn được và rất dễ để mua.
  • Đặc điểm: cứng cáp, khá dày, không vị.
  • Dễ bị mủn nếu ngâm nước lâu và bị mọt nếu không bảo quản kỹ.
Giải pháp bảo vệ môi trường từ ống hút gạo
Ống hút gạo có thể tự phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường. Ảnh Internet

Ống hút tre:

  • Dễ tạo hình do tre đã là cây có dạng ống và ruột rỗng.
  • Tùy vào thân cây mà ống hút tre có nhiều kích cỡ khác nhau.
  • Có thể khắc chữ và hình lên ống hút.
  • Song, nếu không bảo quản kỹ sẽ dễ bị mốc.
Giải pháp bảo vệ môi trường từ ống hút tre
Giải pháp bảo vệ môi trường từ ống hút tre. Ảnh Internet

Ống hút Inox:

  • Đây có lẽ là sự thay thế ống hút nhựa hoàn hảo nhất.
  • Có thể tái sử dụng trong 2 – 4 năm.
  • Giá khoảng tầm 22.000 VND/ 4 ống kèm đồ vệ sinh ống.
  • 1 set sẽ bao gồm ống thẳng, ống cong, ống trân châu, cây rửa ống cũng như túi đựng.
  • À, với loại ống này thì tha hồ cho bạn cắn nhé.
Ống hút inox sang trọng, sạch sẽ
Ống hút inox sang trọng, sạch sẽ lại có nhiều kiểu dáng phù hợp cho mọi đồ uống. Ảnh Internet

5.3. Đồ dùng một lần làm từ hạt quả bơ

  • Hạt quả bơ tưởng chừng đã bỏ đi nhưng mấy ai biết rằng chúng có thể trở thành một chất liệu quan trọng thay thế đồ nhựa.
  • Việc này hoàn toàn không phải là điều hoang tưởng mà đã được công ty Biofase của Mexico thực hiện.
  • Tận dụng lợi thế là nước cung cấp phân nửa số bơ trên thế giới, Mexico đã tạo ra nhựa sinh học làm từ hạt quả bơ.
  • Loại nhựa này có thể tự phân hủy, thân thiện với môi trường.
  • Từ đó, công ty Biofase đã sản xuất ra dao, dĩa, thìa và ống hút có thể tự phân hủy bởi loại nhựa sinh học từ hạt quả bơ.
  • Các sản phẩm này được sử dụng 1 lần duy nhất và có thể sử dụng cho đồ ăn, thức uống nóng hay lạnh mà không sợ sinh ra các chất độc hại như đồ nhựa.
Giải pháp bảo vệ môi trường từ nhựa hạt quả bơ
Giải pháp bảo vệ môi trường từ nhựa hạt quả bơ. Ảnh Internet

6. Thu gom vỏ hộp sữa – Giải pháp bảo vệ môi trường “tưởng đùa mà thật”

Thu gom vỏ hộp sữa là một trong những giải pháp bảo vệ môi trường mà List.com.vn muốn giới thiệu đến bạn. Sữa là thực phẩm khá là quen thuộc với con người hiện nay. Sau khi uống xong chúng ta thường làm gì? Tất nhiên là vứt vỏ hộp vào thùng rác rồi. Tuy nhiên, bỏ vỏ hộp sữa vào thùng thôi chưa hẳn là giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường. Bạn có biết rằng loại rác này có thể tái chế. Vậy mà hàng tỷ vỏ hộp sữa thải ra và bị lãng phí để rồi trở thành loại rác thải trăm năm chưa phân hủy.

Quy tình tái chế:

  • Đầu tiên là sẽ được thu gom và chuyển đến nhà máy tái chế.
  • Tiếp theo, chúng sẽ được phân tách thành bột giấy và nhôm nhựa.
  • Sau cùng, từ những vỏ hộp sữa tưởng chừng như vô ích đã được tái chế thành các sản phẩm như sổ, tủ nhôm, tấm lợp sinh thái,..
Giải pháp bảo vệ môi trường bằng việc thu gom hộp sữa
Giải pháp bảo vệ môi trường bằng việc thu gom hộp sữa. Ảnh Internet

Nhưng nơi nào thu gom vỏ hộp sữa? Đừng lo, xem nè.

Những nơi thu gom hộp sữa
Những nơi thu gom hộp sữa bạn cần lưu ý để gom và tái chế. Ảnh Internet

7. Trồng cây xanh – Giải pháp lâu bền nhằm bảo vệ môi trường sống

Những lợi ích từ cây xanh:

  • Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • Chống xói mòn đất, giữ nguồn nước ngầm.
  • Tạo bóng mát, cảnh quan, giảm nhiệt độ đường phố.
  • Bảo tồn năng lượng.
  • Ngăn chặn ảnh hưởng trực tiếp của tia cực tím với sinh vật.
  • Cải thiện và tốt cho sức khỏe của con người và sinh vật.
  • Tạo ra cơ hội kinh tế từ sản phẩm hay vẻ đẹp của cây.
  • Và cây xanh còn chiếm vị trí quan trọng trong việc giúp cân bằng hệ sinh thái.
  • Chính vì những lợi ích trên mà chúng ta cần phải tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc.
  • Trái Đất đang nóng dần lên, số cây bị đốn hạ ngày càng nhiều, số rừng bị cháy cũng tăng đến mức báo động.
  • Lá phổi xanh của hành tinh chúng ta đang dần thu hẹp và chúng ta đang làm gì?
  • Một cây xanh được trồng – Một hành động bảo vệ môi trường được thực hiện – Một hy vọng cho Trái đất được hồi sinh.
Trồng cây xanh là giải pháp bảo vệ môi trường
Trồng cây xanh là giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu. Ảnh Internet

Trên đây là 7 giải pháp bảo vệ môi trường mà Chuyên mục Mẹo vặt muốn gửi gắm đến bạn. List.com.vn tin rằng, với niềm tin và sự kiên trì của sức mạnh tập thể sẽ sớm trả lại màu xanh cho Trái Đất. Đồng thời, thế hệ tương lai cũng sẽ không oán trách vì sự vô tâm, tàn nhẫn của thế giới chúng ta. Hãy trả lại cho thiên nhiên những gì thuộc về nó. Hãy trao đi để có thể nhận lại. Chúc bạn luôn tươi vui, trẻ khỏe.

Hồng Ân tổng hợp