7 bài tập thể dục giúp bé giữ thăng bằng tốt và mau chóng biết đi

Từ 6-12 tháng tuổi, em bé của bạn ngày càng trở nên độc lập hơn. Giai đoạn này, bé đã có thể lật sấp, lật ngửa dễ dàng. Lưng bé đã cứng cáp đủ mạnh để có thể ngồi. Khi đứng lên, bé giữ chân vững và thẳng. Hầu hết các bé độ tuổi này đều bò hay ít nhất có thể giữ thân người trên khuỷu tay. Trong vòng vài tháng tiếp theo, hầu hết các hoạt động của bé sẽ tập trung để đưa cơ thể đứng lên và giữ thăng bằng. Đến cuối giai đoạn này, bé sẽ biết đi hoặc gần như đã sẵn sàng để đi.

banner ads

1. Từ ngồi sang đứng

28733-b1.jpg

28734-b1.jpg

Để bé ngồi và nắm tay bạn, trong tư thế này, nên kéo bé nhẹ nhàng lên xuống. Em bé sẽ phản ứng bằng hoạt động của lưng và cố gắng mở rộng chân nâng người lên để đứng. Hãy đảm bảo bé được an toàn vì bé chưa thể giữ thăng bằng.

2. Hỗ trợ bé tập đi

28735-b2.jpg

Khi bé đã thoải mái hơn trong tư thế đứng và giữ tay bạn, hãy dẫn dắt để bé đi những bước đầu tiên. Bạn chỉ nắm chặt tay chứ không cần phải kéo tay của bé. Lúc này luôn để bé nắm chặt ngón cái của bạn nhằm tăng cường các phản ứng thần kinh cơ từ nhóm cơ lưng. Ngay khi có thể tự đứng, các bé sẽ rất hào hứng về việc di chuyển chân.

Khi bạn nhận thấy độ cân bằng của bé tương đối ổn định, hãy cố gắng thả một tay và để bé nắm một tay của bạn bước đi.

3. Lăn với bóng

28736-b3.jpg

28737-b3.jpg

Đặt bé phía trước quả bóng. Đứng từ phía bên kia của quả bóng và nhẹ nhàng nắm lấy tay bé. Hãy để bé tiến càng gần bóng càng tốt. Kéo tay của bé lên trên bóng. Khi bóng lăn, các bé sẽ lăn trên bóng. Hãy để bé nằm trên đỉnh bóng một chút và nhẹ nhàng lăn xuống.

4. Ngồi trên bóng

28738-b4.jpg

Khi bé biết ngồi tốt và lưng vững hơn, bạn có thể đặt bé ngồi trên bóng lớn. Cần đảm bảo an toàn và rung bóng nhẹ nhàng từ bên này sang bên kia. Nó sẽ giúp bé phát triển phản xạ đáp ứng với sự bất ổn.

5. Kéo đẩy bé

28739-b5.jpg

Sức mạnh khi bé nắm tay rất quan trọng cho sự phát triển tổng thể của trẻ. Một số bé đủ mạnh để giữ người treo lủng lẳng khi hai tay bé nắm chặt tay bố mẹ và được nhấc lên.

Với bài tập này, bạn ngồi trong tư thế thoải mái trên ghế sofa hoặc ghế bành và hơi dựa ra sau, giữ chân hơi cong, đầu gối cao hơn một chút so với hông. Lúc này, hãy đặt bé nằm lên đùi và đối mặt với bạn.

28745-b5.jpg

Bạn đưa ngón tay để bé nắm lấy. Sau đó từ từ và nhẹ nhàng nhấc tay lên. Khi cảm thấy hơi căng thẳng, hãy nâng tay. Em bé sẽ cố gắng giữ tay bạn. Không nâng cao và không bao giờ kéo bé lên nếu bạn không cảm thấy bé nắm chặt tay bạn. Cần đảm bảo cho bé hạ xuống nhẹ nhàng và an toàn nếu bé bị tuột tay.

6. Nhảy

28741-b6.jpg

28742-b6.jpg

Giữ chắc cơ thể bé bằng hai tay. Nâng bé lên một chút và nhẹ nhàng đặt bé xuống sàn khi chân bé đã tiếp đất. Khi chân bé chạm sàn, bạn sẽ cảm thấy phản ứng nhanh chóng của bé để cố gắng đẩy cơ thể lên. Bạn có thể sử dụng cách này để chơi các bài tập bay và hạ thấp bé trên sàn. Chuyển động của bé sẽ trông giống như nhảy.

7. Tập cho bé leo cầu thang

28743-b7.jpg

Vào giai đoạn bé 11 tháng tuổi, trước khi bé tự mình leo cầu thang thật sự, bạn có thể chuẩn bị các hộp hoặc bằng cách nào đó tạo thành các bậc để bé có thói quen di chuyển lên xuống theo dạng bậc. Các bài tập này sẽ giúp phát triển cơ chân để giúp bé sau này di chuyển lên xuống cầu thang vững vàng hơn.

28744-b7.jpg

Nhiều bậc cha mẹ lo sợ cầu thang gây nguy hiểm nên thường sử dụng cửa để giữ cho trẻ tránh xa cầu thang. Điều này rất quan trọng cho sự an toàn của bé. Tuy nhiên, cầu thang cũng là công cụ giúp bé có những hoạt động và cơ hội tuyệt vời để phát triển một số kỹ năng.

Hãy dành thời gian tập cho bé leo các bậc thang và để cho bé bò lên cầu thang. Chỉ bé cách quẹo lại khi lên đến trên cùng và cách bỏ chân khi đi xuống. Khi bạn trở lại ở phía dưới, hãy quăng một món đồ chơi lên tới đỉnh và bé sẽ lại bò lên trên để lấy món đồ chơi yêu thích. Đây là bài tập kết hợp với trò chơi một cách vui thú và có thể bé của bạn sẽ thích làm đi làm lại nhiều lần. Bài tập vận động này rất tuyệt vời cho cả bé và bạn.

Lưu ý: Hỗ trợ chứ không làm thay bé

Độc lập là một phần quan trọng của sự phát triển thể chất lẫn tinh thần. Bạn đừng biến mọi thứ quá dễ dàng, thay vào đó, hãy giúp bé có khả năng tự làm việc của mình. Bé sẽ phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và độc lập hơn trong tương lai. Vai trò của bạn là hỗ trợ nỗ lực của bé chứ không phải làm hộ, mặc dù việc bạn làm giúp bé dễ dàng hơn nhiều cho cả bạn và bé. Dạy bé phát triển và học hỏi từ những sai lầm, đồng thời luôn khen ngợi bé. Nếu chú ý, bạn sẽ biết rằng bé sẽ vui như thế nào khi đạt được mục tiêu, thực hiện được những bước đi đầu đời.

Theo PNO

Tư vấn: Huấn luyện viên Mariusz Steckiewicz - huấn luyện viên trưởng phòng tập Body Shape

Ảnh: Phùng Huy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI