Cách nấu cháo mực vừa đơn giản, lại rất giàu dinh dưỡng. Loại hải sản này chứa nhiều protein và cung cấp các kháng chất thiết yếu như canxi, kẽm, photpho, vitamin B12, riboflavin, selen,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 85g mực ống chưa chế biến cung cấp khoảng 13,2g protein, 0,09g chất béo không bão hòa đơn, 0,3g chất béo bão hòa, 0,4g chất béo không bão hòa đa, 198mlg cholesterol.

Không chỉ giàu dinh dưỡng, mực ống còn được biết đến rất tốt cho sức khỏe như đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh. Thậm chí, ăn mực ống còn có thể giúp ngừa ung thư. Một số nghiên cứu trên mực cho thấy rằng chúng không chỉ làm giảm kích thước khối u còn ngăn sự lan rộng của các tế bào ung thư.

Mực ống
Mực có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh – Ảnh: Internet

Những món ăn được chế biến từ mực vừa hấp dẫn lại bổ dưỡng nên rất được thực khách yêu thích. Và một trong số đó không thể bỏ qua cháo mực. Cách nấu đơn giản, dễ làm, thành phẩm lại thơm ngon, bổ dưỡng “lôi cuốn” chẳng thua kém bất kỳ một món ngon nào. Không cần ra hàng quán, bạn có thể thưởng thức ngay tại nhà, vừa ngon lại đảm bảo vệ sinh cùng 3 cách nấu cháo mực sau đây. 

1. Cách nấu cháo mực tươi ngon

Cháo mực tươi là món ăn dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nấu cháo mực tươi sao cho ngon và giữ lại hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Với món cháo mực tươi, ngoài nguyên liệu chính là mực, bạn nên chuẩn bị thêm xương heo cho phần nước dùng ngọt và đậm đà hơn.

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu cháo mực tươi

  • Mực ống tươi: 400 – 500g
  • Xương heo: 500g
  • Gạo tẻ: 150g
  • Nấm rơm: 150g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Hành tím: 1 củ
  • Tỏi: 3 – 4 tép
  • Hành lá: 1 ít
  • Ngò: 1 ít
  • Gia vị khác: dầu ăn, tiêu, đường, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, muối,…
Nguyên liệu nấu cháo mực tươi
Nguyên liệu nấu cháo mực tươi – Ảnh: Internet

1.2. Cách nấu cháo mực tươi giòn ngon

1.2.1. Sơ chế mực và các nguyên liệu

Làm sạch mực

  • Mực ống sau khi mua về bạn tiến hành làm sạch và đem rửa sạch với nước muối. Sau đó rửa sạch lại với nước. 
  • Vớt ra cho ráo và cắt thành từng miếng hoặc khoanh mỏng vừa ăn. 
  • Ướp mực với một ít gia vị như tiêu xay, muối, mắm.

Mẹo: Để khử mùi tanh của mực, ngoài rửa với nước muối, bạn có thể rửa với mực với rượu trắng. Rồi sau đó, bạn rửa lại với nước sạch.

Các bước làm sạch mực ống:

  • Kéo nhẹ phần râu ra khỏi thân mực. Nếu túi mực bị vỡ khi kéo râu ra khỏi thân, bạn chỉ cần rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch là được.
  • Lấy phần xương sống ra khỏi thân mực và bỏ phần nội tạng đi.
  • Dùng dao rạch một đường ở bụng để làm sạch và cạo sạch phần nội tạng bên trong.
  • Sau đó, dùng dao khứa nhẹ 1 đường trên lưng mực để lột bỏ lớp màng bên ngoài.
  • Đối với đầu mực, bạn phải cắt bỏ mắt. 
  • Rửa mực lại sạch với nước.
Các bước làm sạch mực ống
Các bước làm sạch mực ống – Ảnh: Internet

Sơ chế các nguyên liệu khác:

  • Xương heo rửa sạch, chần qua nước sôi để khử mùi hôi.
  • Hành, tỏi lột vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Hành lá, ngò bỏ rễ và lá úng. Rửa sạch, thải nhỏ.
  • Gạo tẻ đem vo sạch và để cho ráo nước.
  • Nấm rơm cạo bỏ phần đất bẩn, đem rửa sạch và cắt đôi.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ.

1.2.2. Cách nấu cháo mực tươi thơm ngon bổ dưỡng

Hầm xương heo lấy nước dùng nấu cháo:

  • Cho xương heo vào nồi. Thêm 1.5 – 1.7l nước.
  • Nêm một ít gia vị như hạt nêm, nước mắm, muối. Tránh nêm quá nhiều làm nước dùng bị mặn.
  • Hầm ở lửa vừa trong khoảng 45 phút. 
  • Sau đó bạn vớt xương heo ra ngoài. Dùng rây lọc lấy nước dùng.
Ninh xương
Ninh xương heo lấy nước dùng nấu cháo – Ảnh: Internet

Lưu ý: Khi hầm xương heo, bạn nên vớt bọt thường xuyên để nước dùng trong, không bị đục.

Rang gạo: Trong thời gian chờ hầm xương heo, bạn đem gạo tẻ đi rang.

  • Bắc chảo lên bếp. Cho gạo tẻ vào rang ở lửa nhỏ cho đến khi chuyển sang màu trắng trong.
  • Sau đó đem vo sạch.

Xào mực: Để mực ngon và đậm vị hơn, bạn đừng nên bỏ qua bước này khi nấu cháo mực tươi. 

  • Bắc chảo lên bếp. Cho thêm dầu ăn. 
  • Cho hành, tỏi đã chuẩn bị vào phi thơm.
  • Hành, tỏi hơi vàng thì cho mực vào xào. Đảo đều.
  • Xào ở lửa vừa đến khi mực vừa chín tới thì tắt bếp. Tránh xào quá lâu làm mực bị dai.
Xào mực
Xào mực trước khi nấu chào sẽ đậm vị và ngon hơn – Ảnh: Internet

Nấu cháo:

  • Bắc nồi nước dùng lên bếp.
  • Cho gạo vào nồi. 
  • Hầm gạo cho đến khi chín nhừ thì thì cho cà rốt và nấm rơm vào nấu cùng. Nấu thêm 3 – 4 phút cho mực xào vào.
  • Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
  • Múc cháo ra bát. Cho thêm hành lá, ngò và một ít tiêu vào và thưởng thức.
Các bước nấu cháo mực tươi
Các bước nấu cháo mực tươi – Ảnh: Internet

2. Cách nấu cháo huyết mực khô

2.1. Nguyên liệu nấu cháo mực khô

  • Mực khô: 200 – 250g
  • Xương heo: 500g
  • Huyết heo 200g
  • Gạo tẻ: 200g
  • Hành tím: 1 củ
  • Tỏi: 3 – 4 tép
  • Hành lá: 1 ít
  • Ngò: 1 ít
  • Rượu trắng: 2 thìa canh
  • Gia vị khác: dầu ăn, tiêu, đường, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, muối,…
Nguyên liệu nấu cháo mực khô
Nguyên liệu nấu cháo mực khô

2.2. Cách nấu cháo huyết với mực khô

2.2.1. Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế mực:

  • Mực khô sau khi mua về đem ngâm 30 phút trong dung dịch rượu trắng và nước lạnh. Cách này vừa giúp khử hôi vừa giúp mực nhanh mềm hơn khi nấu. 
  • Sau thời gian trên, bạn rửa mực lại với nước sạch.
  • Cắt thành miếng vừa ăn.

Sơ chế các nguyên liệu khác:

Với các nguyên liệu khác, bạn sơ chế tương tự như cách nấu cháo mực tươi. 

  • Xương heo rửa sạch, chần qua nước sôi để khử mùi hôi.
  • Huyết heo rửa sạch. Bạn luộc sơ qua với nước sôi để khử hôi. Sau đó cắt thành miếng vuông nhỏ vừa ăn.
  • Hành, tỏi lột vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Hành lá, ngò bỏ rễ và lá úng. Rửa sạch, thải nhỏ.
  • Gạo tẻ đem vo sạch và để cho ráo nước.
  • Gừng gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành sợi.
Hành, tỏi băm nhỏ
Hành, tỏi băm nhỏ – Ảnh: Internet

2.2.2. Cách hầm xương heo nấu cháo mực khô với huyết

Hầm xương heo lấy nước dùng nấu cháo

  • Cho xương heo vào nồi. Cho thêm khoảng 2l nước.
  • Hầm ở lửa vừa trong khoảng  40 – 45 phút. 
  • Sau đó bạn vớt xương heo ra ngoài. Dùng rây lọc lấy nước dùng.

Rang gạo

Để cháo khi chín dậy mùi thơm và nhanh mềm nhừ, không bị nát, bạn hãy rang gạo trước như cách nấu cháo mực tươi. Để tiết kiệm thời gian, bạn hãy rang trong thời gian hầm xương heo.

  • Bắc chảo lên bếp. Cho gạo vào rang ở lửa nhỏ. 
  • Hạt gạo chuyển từ trắng đục sang trắng trong hoặc hơi ngả sang màu vàng nâu thì tắt bếp.

Xào khô mực

Với cách nấu cháo mực khô, bạn vẫn nên xào mực trước khi nấu cháo nhé.

  • Bắc chảo lên bếp. Cho thêm dầu ăn và 1 ít gừng thái sợi vào chảo.
  • Dầu nóng bạn tiếp tục cho hành tím, tỏi vào phi thơm.
  • Sau đó cho khô mực đã chuẩn bị vào. Đảo đều và xào ở lửa nhỏ khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.
Xào mực khô
Xào mực khô – Ảnh: Internet

2.2.3. Cách nấu cháo mực khô với xương heo hầm huyết

  • Bắc nồi nước dùng lên bếp. Cho gạo rang vào.
  • Đun ở lửa vừa đến khi hạt gạo chín nhừ thì cho mực xào vào nấu cháo.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Nấu thêm ở lửa nhỏ đến khi mực mềm thì thả huyết heo vào.
  • Đảo đều cháo. Sau đó tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát. Cho thêm hành, ngò và rắc thêm ít tiêu.
Nấu cháo mực khô
Nấu cháo đến khi mực mềm thì cho huyết heo vào – Ảnh: Internet
Cháo mực khô
Cháo mực khô thành phẩm – Ảnh: Internet

3. Cách nấu cháo mực dinh dưỡng cho bé tẩm bổ

Với các mẹ có con nhỏ có thể tham khảo thêm cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé từ mực tươi nhé.

3.1. Nguyên liệu nấu cháo mực bổ dưỡng cho bé

  • Mực ống tươi: 500g
  • Xương heo: 500g 
  • Tôm khô: 50g
  • Gạo thơm: 150g
  • Hành tím: 7 củ
  • Gừng: 1/2 củ.
  • Tỏi: 1 củ
  • Gia vị khác: tiêu, dầu ăn, nước mắm, muối, hạt nêm.
Nguyên liệu nấu cháo mực cho bé
Nguyên liệu nấu cháo mực cho bé – Ảnh: Internet

3.2. Cách nấu món cháo mực dinh dưỡng cho bé

3.2.1. Sơ chế nguyên liệu

  • Với mực ống, bạn tiến hành làm sạch tương tự như ở cách nấu cháo mực tươi. Sau đó, bạn cắt thành từng miếng nhỏ. Ướp mực với một ít muối, tiêu và để ngấm gia vị khoảng 30 phút trước khi nấu cháo.
  • Hành tím lột vỏ, rửa sạch. 4 củ đập dập, 3 củ băm nhỏ.
  • Tỏi lột vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Xương heo rửa sạch, chần qua với nước sôi.
  • Gạo đem vo sạch, để ráo nước và rang đến khi ngả sang màu hơi vàng nâu thì tắt bếp.
  • Gừng gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng mỏng.
Sơ chế các nguyên liệu nấu cháo mực cho bé
Sơ chế các nguyên liệu nấu cháo mực cho bé – Ảnh: Internet

3.2.2. Cách nấu cháo mực cho bé

  • Bắc nồi lên bếp. Cho xương vào vào nồi cùng với 3l nước, tôm khô, hành tím đập dập và 1 thìa cà phê muối.
  • Ninh ở lửa nhỏ khoảng 60 phút. Thường xuyên vớt bọt để nước dùng trong, không bị đục.
  • Sau khi ninh xong, bạn vớt xương ra ngoài. Dùng rây lọc lấy nước dùng.
  • Cho nước dùng sang một nồi riêng. Bắc nồi lên bếp.
  • Cho gạo đã rang vào nấu.
  • Nấu ở lửa nhỏ đến khi cháo chín nhừ. Bạn nêm nếm lại gia vị thì tắt bếp.

Xào mực

  • Trong thời gian chờ cháo nhừ, bạn bắc chảo lên bếp để xào mực.
  • Cho thêm dầu ăn. Đun nóng dầu thì cho hành, tỏi vào phi thơm.
  • Tiếp đến cho mực vào xào. Đảo đều cho mực ngấm gia vị. 
  • Thêm vào vài lát gừng thái mỏng.
  • Xào ở lửa nhỏ đến khi mực chín đều thì tắt bếp. Vớt gừng bỏ ra ngoài.
Xào mực
Bạn hãy xào mực trong thời gian chờ cháo nhừ – Ảnh: Internet
  • Múc cháo ra tô. Cho mực xào vào cháo.
  • Cho thêm một ít hành và ngò. Trộn đều và cho bé thưởng thức.
Cháo mực
Cháo mực ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn – Ảnh: Internet

4. Một số lưu ý khi nấu để món cháo mực hấp dẫn và thơm ngon hơn

Cách nấu cháo mực tuy đơn giản, dễ làm nhưng thành phẩm ngon hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn đừng quên “bỏ túi” những lưu ý nhỏ sau đây để thành công với món cháo mực nhé.

  • Bạn nên chọn những con mực còn tươi, có màu nâu sậm, mắt sáng trong, không có mùi lạ, râu mực phải còn dính chặt với thân. 
  • Với mực khô, bạn nên chọn mua ở siêu thị hoặc những cửa hàng uy tín.
  • Bạn nên chọn loại gạo ngon. Cháo ngon hơn nếu được nấu bằng gạo tẻ.
  • Mực xào vừa chín tới, không bị dai
  • Thường xuyên vớt bọt nước hầm xương để nước dùng không bị đục
  • Khi nấu cháo, bạn nhớ canh lửa và khuấy cháo để tránh cháo bị cháy dưới đáy nồi. 
  • Cháo ngon hơn nếu dùng ngay khi còn nóng và dùng hết trong ngày, tránh để qua đêm.

Trên đây là 3 cách nấu cháo mực thơm ngon, bổ dưỡng với các bước chế biến đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Cháo mực tươi dậy mùi thơm gạo rang, thịt mực ngọt, chín mềm, không dai. Cháo mực khô vừa ngon lại lạ miệng, vô cùng hấp dẫn. Chúc bạn ngon miệng với tô cháo mực nóng hổi, thơm ngon nhé!

Thủy Nguyễn