11 bí kíp giúp trẻ 0 - 12 tháng tuổi phát triển trí thông minh

Mẹ đừng nghĩ trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi không biết gì. Giai đoạn này, não bộ của trẻ phát triển rất mạnh và khả năng ghi nhớ, nhận biết cũng được hình thành rõ rệt. Vì vậy, ngay từ bây giờ mẹ hãy tìm hiểu các phương pháp kích thích trí thông minh của trẻ để con có cơ hội trở thành thiên tài nhé.

banner ads

1. Tập trung phát triển các giác quan

35854-anh-1.jpg

Nghe nhạc kích thích thính giác trẻ

Trí thông minh của trẻ được thể hiện rõ ràng nhất qua các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khướu giác, do đó, mẹ cần tập trung giúp con phát triển các giác quan này một cách mạnh mẽ nhất.

- Thị giác: Nếu bé dưới 1 tháng tuổi, mẹ hãy treo thật nhiều tranh ảnh, đồ vật nhiều màu sắc xung quanh nôi hoặc giường của bé. Thậm chí, mẹ có thể trang trí đồ vật trên kệ sách, gác đựng đồ, bất kỳ nơi nào bé có thể nhìn thấy. Nhờ vậy, bé có thể tăng độ tập trung của mình từ 5 giây/lần đến 60 - 90 giây/lần. Mẹ có biết, khả năng tập trung là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc học tập sau này của bé.

- Thính giác: Âm nhạc chính là công cụ tuyệt vời trong việc thúc đẩy thính giác cũng như não bộ của trẻ phát triển. Mỗi ngày, mẹ nên cho bé nghe 30 phút những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái hoặc có thể cùng bé đung đưa theo tiếng nhạc để bé cảm nhận được những giai điệu hay. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên trò chuyện thường xuyên với bé để con có thể ghi nhớ giọng nói của mẹ.

- Xúc giác: Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã có thể hình thành suy nghĩ và học ghi nhớ những gì chúng nhìn thấy. Đó chính là lí do trẻ có thể tìm được vú mẹ ngay lần đầu được “ti”. Để bé phát triển mạnh mẽ xúc giác hơn nữa, mẹ có thể giả vờ để miệng bé ngoài đầu ti xem bé phản ứng thế nào, bên cạnh đó, hãy để bé chạm tay lên mặt mẹ giúp bé cảm nhận được khuôn mặt mẹ và ghi nhớ.

- Vị giác: Theo các chuyên gia, trẻ có thể cảm nhận mùi vị thực phẩm tốt hơn người lớn và không cần các gia vị như mắm, muối, bột ngọt đánh lừa. Mẹ có thể cho trẻ nếm thử vị chua, ngọt, mặn để kích thích vị giác ở trẻ.

- Khướu giác: Bé có thể phân biệt mùi giỏi hay không nhờ sự trợ giúp tuyệt vời từ mẹ. Theo đó, mẹ hãy cho bé ngửi hương thơm từ hoa, quả, thức ăn để khướu giác bé phát triển nhé.

2. Dành nhiều tình cảm cho bé

Theo các nhà nghiên cứu, một đứa trẻ không được cha mẹ dành nhiều tình cảm, âu yếm, vui chơi cùng sẽ chậm phát triển hơn so với đứa trẻ luôn được cha mẹ quan tâm. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những đứa trẻ được quan tâm nhiều sẽ phát triển mạnh mẽ óc sáng tạo, tư duy, còn đứa trẻ không được quan tâm sẽ thường xuyên buồn bã, chán nản thậm chí có thể tìm đến cái chết.

3. Giúp bé phát triển 2 bán cầu não

Bán cầu não phải là nơi phát triển sáng tạo, nghệ thuật; bán cầu não trái là nơi phát triển logic, ngôn ngữ, vì vậy, mẹ cần kích thích sự phát triển của hai bán cầu não song song để con có thể trở thành đứa trẻ thông minh sau này.

4. Khuyến khích con vui chơi, vận động, giao tiếp

35855-anh-2.jpg

Khuyến khích con vận động

Mẹ không nên “nhốt” và bao bọc con quá kỹ, cần cho con hoạt động ngay từ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể thường xuyên nói chuyện và vui chơi cùng cơ thể bé như các bài tập tay, chân chẳng hạn. Khi bé tập lẫy, bò, đi mẹ nên hạn chế bế, ẵm để bé có thể hoạt động tay chân một cách nhiều và thoải mái nhất. Hoạt động vui chơi và giao tiếp chính là tiền đề giúp con có sức khỏe tốt, phát triển khả năng ngôn ngữ và thông minh hơn sau này.

5. Cho bé hoạt động ngoài trời

Với những bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé làm quen với ánh nắng sáng sớm và không gian xung quanh. Việc làm này vừa giúp bé hấp thu vitamin D tốt, chắc xương vừa giúp bé “mở rộng tầm mắt”. Bé lớn hơn chút, mẹ có thể cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời như vui chơi, chạy nhảy, nơi có nhiều cây xanh và trẻ nhỏ.

6. Tiếp xúc với đồ chơi thông minh

Những đồ chơi mang tính logic, trí tuệ mẹ cần phải cho bé tiếp xúc càng sớm càng tốt. Đây là tiền đề giúp bé nâng cao khả năng học hành của mình sau này. Ngoài ra, mẹ có thể dán bảng tính, chữ cái lên tường, nơi bé thường xuyên chơi để bé làm quen và ghi nhớ, yêu thích.

7. Quan sát và điều chỉnh con đúng lúc

Giai đoạn từ 0 - 12 tháng tuổi là giai đoạn con thể hiện rõ nhất sự thông minh của mình, vì vậy, cha mẹ cần quan sát con chưa phát triển tốt kỹ năng gì để thay đổi phù hợp. Ví dụ, khi con 6 tháng tuổi nhưng chưa biết phân biệt giữa mẹ và những người lạ xung quanh, mẹ cần gần gũi con nhiều hơn để con có thể nhận ra giọng nói, khuôn mặt mẹ.

8. Coi trọng sức khỏe của trẻ

35856-anh-3.jpg

Quan tâm tới giấc ngủ con

Trẻ thông minh hay không phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của trẻ. Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ phát triển tối đa não bộ. Vì vậy, mẹ cần quan tâm tới những vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý ở trẻ.

9. Đọc sách cho con nghe

Mẹ đừng nghĩ rằng, con còn nhỏ nên chưa biết gì. Ngay khi bé 3 tháng tuổi, mẹ có thể tập thói quen đọc sách trước khi đi ngủ cho con. Nhờ vậy, con sẽ học cách tập trung và ghi nhớ thông tin rất tốt.

10. Để con thỏa sức làm điều con thích

Nếu mẹ nhận thấy con đang tập trung làm việc gì đó như gặm đồ chơi, ngắm nhìn đồ chơi (0 - 6 tháng tuổi) hoặc đang tập trung nghe nhạc (trẻ 6 - 12 tháng tuổi) thì mẹ tuyết đối không làm đứt quãng “công việc” của bé. Hãy để con thỏa sức tập trung vào việc con đang làm dù đã tới lúc bé cần được ăn hoặc làm việc gì đó.

11. Chế độ ăn uống giúp trẻ thông minh

Thực phẩm cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy trí thông minh của trẻ nếu mẹ biết cân bằng và kết hợp phù hợp theo từng độ tuổi.

35857-anh-4.jpg

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp trẻ thông minh

- Chất béo: Chất béo chiếm tới 60% cấu thành não bộ của trẻ, vì vậy, mẹ không thể bỏ qua thực phẩm giàu chất béo như cá hồi (chất béo omega 3), quả bơ, bơ lạc, dầu oliu. Để con có thể hấp thụ đầy đủ chất béo, mẹ cần lên kế hoạch thực đơn phong phú và hấp dẫn.

- Protein: Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẹ cần bổ sung nhiều cho trẻ protein để khuyến khích sự phát triển não bộ của trẻ. Trong đó, sữa mẹ và sữa công thức là hai nguồn protein dồi dào trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Bước sang độ tuổi ăn dặm, mẹ cần bổ sung thêm protein từ thịt, hải sản, gia cầm, ngũ cốc, trứng, bơ đậu phộng...

- DHA: Các mẹ có thể tìm thấy DHA trong các loại rau xanh mà chúng ta thường cho con ăn hàng ngày như rau bina, rau diếp. DHA là nguồn dinh dưỡng quý báu rất tốt cho sự phát triển não bộ của con và mẹ tuyệt đối không bỏ qua.

- Chất sắt: Trong ngũ cốc có rất nhiều chất sắt để giúp con phát triển não bộ. Chúng giúp tăng cường trí nhớ và kết nối các dây thần kinh ở trẻ. Mẹ có thể kết hợp ngũ cốc với bột ăn dặm, cháo, sữa để kích thích vị giác trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI