1.001 cách hay dỗ trẻ nín khóc ngay lập tức

Bạn thầm thán phục những người có khả năng dỗ con nít như “thần”. Riêng bạn chỉ biết bó tay đứng nhìn chúng khóc mà chẳng biết làm gì hơn? Thực ra, hành động này của bạn cũng là một cách rất hay để buộc bé phải nín ngay mà không đến bất cứ chiêu trò gì.

banner ads

Dường như khi nghe thấy tiếng khóc của con trẻ, mọi người cảm thấy phiền hà thì ít nhưng sốt ruột lại nhiều. Và vì thế, ai cũng sẵn sàng vào cuộc để “chinh phục” và “cầm cương” cho bằng được “kẻ đang làm loạn” kia. Bạn có cách nào hay để cùng bước vào cuộc chiến này vậy?

1. Giữ bình tĩnh

16802-do-be-nin-6.jpg

Khi bạn điềm tĩnh lại bé sẽ bắt chước theo.

Đừng nóng nảy! Bình tĩnh trong lúc này sẽ giúp bạn tìm được cách khác tốt hơn là cùng bé hét toáng lên vì rốt cuộc cũng chỉ có bạn là người gánh chịu “hậu quả” mà thôi! Biết đâu khi bạn điềm tĩnh lại bé sẽ bắt chước theo thì sao?

2. Thay tã

Tã bẩn sẽ khiến bé cuống lên như “Trương Phi” vậy! Vì thế, khi thấy bé khóc, trước hết hãy kiểm tra xem tã bé có bị ướt hay không? Nếu có thì thay ngay lập tức cho bé nhé! Tất nhiên, bạn sẽ còn nghe bé khóc ít lâu nữa cho đến khi mọi việc lại đâu vào đấy.

3. Tìm cách hạ sốt

Sau khi kiểm tra và phát hiện bé khó chịu vì thân nhiệt cao, bạn hãy bế ra ra giường, cởi hết quần áo và liên tục đắp khăn nóng chườm lên các vùng: trán, hai bên nách và bẹn. Một lúc sau, khi hết sốt, bé sẽ tươi cười trở lại với bạn hoặc ít ra nó cũng khiến bé cảm thấy dễ chịu và nín khóc.

4. Cho bé ăn

16805-do-be-nin-4.jpg

Hãy đưa cho bé bình bú nếu bé còn đói.

Sau khi cho bú, bé vẫn muốn đòi bình và khóc, rất có thể bé vẫn còn đói. Hãy thử đưa cho bé bình bú xem sao. Nếu bé vẫn cầm bình và ngấu nghiến nút, hãy pha cho bé thêm một ít. Trường hợp bé đã đến tuổi ăn dặm, hãy bắt đầu cho bé những bữa ăn dặm đầu tiên để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của bé.

5. Cho bé ợ hơi

Trường hợp sau khi bú xong, bé vẫn khóc nhưng khi thử cho bú thêm bé vẫn đẩy ra, có khả năng bé đang bị chướng bụng, đầy hơi. Bạn chỉ việc bế bé thẳng lên, vỗ lưng cho bé ợ hơi, mọi chuyện sẽ dễ dàng được giải quyết. Hoặc bạn cũng có thể cho bé nằm ngửa, để bé đạp hai chân như động tác đạp xe sẽ giúp bé thoát khí dư ra ngoài.

6. Hướng sự chú ý của bé vào nơi khác

Rất nhiều bố mẹ đã thử áp dụng chiêu này và đã thành công. Bạn hãy thử bế bé ra một nơi khác và chỉ cho bé nhìn một vật đang chuyển động nào đó có khả năng gây chú ý cho bé như con mèo, con chó…

7. Ôm ấp

Đôi khi chỉ cần cảm nhận được tình yêu cũng đã quá đủ. Với bé, hãy dành những cái ôm trìu mến để bé cảm thấy vơi đi cơn khó chịu trong người. Đồng thởi đừng quá tiết kiệm với bé những lời dỗ dành yêu thương chừng mực.

8. Thay đổi tư thế ôm bé

Một số bé có sở thích rất kỳ lạ. Chúng sẽ vẫn khóc mãi cho đến khi bạn hiểu ý bế bé bằng một tư thế khác. Chẳng hạn nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng…

9. Hát ru

16804-do-be-nin-2.jpg

Những bài hát với giai điệu du dương, ca từ sâu lắng đôi khi cũng sẽ giúp bé cảm thấy được xoa dịu.

Những bài hát với giai điệu du dương, ca từ sâu lắng đôi khi cũng sẽ giúp bé cảm thấy được xoa dịu một phần nào. Những tác dụng thần kỳ của âm nhạc có lẽ bạn cũng đã biết phải không nào? Hoặc như bé không thích những gì quá truyền thống, hãy thử cho bé nghe một bản rock mạnh mẽ xem sao. Biết đâu bé lại gật đầu, nhún nhảy thì sao?

10. Cho bé di chuyển theo người bạn

Đừng ngại di chuyển nếu điều đó khiến trẻ dễ chịu hơn. Hãy thử ôm bé vào người và lắc lư chuyển mình từ chỗ này sang chỗ khác hoặc thử cùng bé múa may một điệu múa bất chợt đến trong đầu bạn. Chúng sẽ thú vị với bé lắm đấy!

11. Đong đưa

Một số trẻ chỉ thích có được cảm giác đong đưa người qua lại để cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu trong nhà có võng, hãy thử cho bé nằm võng và đong đưa theo. Bằng không, bạn cũng có thể trở thành cái võng đong đưa để dỗ bé nín.

12. Massage cho bé

16806-do-be-nin-5.jpg

Những động tác massage nhẹ nhàng với chút tinh dầu tỏa hương sẽ khiến bé thực sự thư thái.

Những động tác massage nhẹ nhàng với chút tinh dầu tỏa hương sẽ khiến bé thực sự thư thái và dễ chịu hơn rất nhiều. Bé sẽ sẵn sàng đi vào giấc ngủ mà không cần bạn phải ru mớm.

13. Cởi đồ của bé

Thỉnh thoảng những bộ đồ bé đang mặc trở thành thủ phạm khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, bức bối trong người mà bạn không hay. Khi thấy bé có dấu hiệu vặn mình đỏ người, có thể bé muốn cởi đồ ra. Hãy làm điều đó giúp bé.

14. Tắm

Được vũng vẫy trong làn nước mát là điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng ưa thích. Nếu đã thấy bé bẩn và đổ mồ hôi nhiều, hãy lau khô mình bé và sẵn sàng cho bé tắm nhé! Tuy nhiên, cần lưu ý tránh tắm bé nơi có gió lùa và không nên tắm khi trời đã sập tối.

15. Tiếp xúc da chạm da giữa mẹ và bé

Đây là cách để bé tìm lại được cảm giác che chở yêu thương như bạn đã từng thực hiện khi trẻ còn giai đoạn sơ sinh. Sự tiếp xúc da liền da như một mối dây vô hình liên kết bé với những cảm xúc của bạn và nhờ đó khiến bé dễ chịu hơn.

16. Cho bé ngậm núm vú giả

16803-do-be-nin-1.jpg

Như một thói quen, nhiều em bé sẽ cảm thấy qua cơn bực tức nếu có được chiếc vú giả ngậm ngon lành.

Như một thói quen, nhiều em bé sẽ cảm thấy qua cơn bực tức nếu có được chiếc vú giả ngậm ngon lành. Tuy nhiên, chuyện nên hay không nên cho trẻ ngậm vú giả vẫn là điều còn nhiều bàn cãi.

17. Giảm kích thích bên ngoài

Hãy nhớ lại xem điều gì khiến bé giật mình khóc thét: là âm thanh, tiếng động hay bất cứ điều gì khác? Biết được nguồn cơn khởi phát này bạn sẽ biết mình phải làm gì.

18. Đưa cho bé món đồ chơi bé thích nhất

Như một người bạn thân thiết của bé, món đồ chơi bé thích nhất dường như có thể thay bạn dỗ dành bé một cách dễ dàng.

19. Đưa bé đi dạo

Cảnh vật và không khí của môi trường tự nhiên có thể giúp bé cảm nhận được nhiều điều mới lạ hơn là cứ để bé quanh quẩn trong nhà. Bạn có thể cùng bé dạo mát trong công viên gần nhà hoặc đơn giản chỉ là tận hưởng những khoảng sân nhỏ trước nhà cùng những đứa trẻ hàng xóm khác.

20. Sử dụng tạp âm trắng

Tạp âm “trắng” hay tiếng ồn “trắng” dùng để chỉ những âm thanh êm tai từ những vật dụng hoặc động cơ có thể giúp bé xoa dịu sự trống trải bên ngoài. Có thể bé đã bật khóc khi bạn tắt chiếc máy quạt đang quay đều mà chính bạn vẫn chưa kịp nhận ra đấy thôi!

21. Cho bé thấy giới hạn của sự chịu đựng

Ngay cả những ông bố/ bà mẹ kiên nhẫn nhất cũng khó có thể kiềm chế được khi những đứa con liên tục khóc thét và tỏ ra ngang bướng đến cùng. Lúc này, bạn có thể sử dụng đến "quyền lực tối thượng" của mình và sẵn sàng cho bé thấy ranh giới của sự chịu đựng. Hãy làm ngơ, quay đi và để bé nhận thấy sự bất lực của mình khi không còn nhận được từ bạn sự quan tâm trìu mến.

Với “trăm phương ngàn kế” như thế này, liệu bạn có còn sợ hãi hoặc ám ảnh tiếng khóc của bọn trẻ nữa không nhỉ?

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI