Xử lý thế nào khi bị nhau tiền đạo?

Nhau tiền đạo (hay còn gọi là rau tiền đạo) nghĩa là bánh nhau thay vì nằm ở vùng đáy hoặc là cổ tử cung lại nằm chắn ở đường sinh ra bằng âm đạo của thai nhi. Do đó nó có thể gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thường những ca sinh này phải được chỉ định mổ.

banner ads

Nhau tiền đạo là một tai biến nguy hiểm trong thai kỳ.

Việc chẩn đoán và xử lý kịp thời có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc của trường hợp này.

Nguyên nhân bị nhau tiền đạo

- Sinh nhiều con và khoảng cách sinh ngắn là một trong những nguyên nhân gây ra nhau tiền đạo.

- Nạo thai và phá thai nhiều lần.

- Tử cung sau các cuộc phẫu thuật bị viêm nhiễm.

- Mang thai khi tử cung chưa kịp hồi phục sau khi phẫu thuật.

- Thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia ở mẹ.

Hút thuốc, uống rượu là một trong những nguyên nhân gây ra nhau tiền đạo.

Phát hiện nhau thai tiền đạo bằng cách nào?

Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là siêu âm. Từ tuần thứ 20 của thai kỳ, siêu âm có thể chuẩn đoán được tình trạng nhau thai tiền đạo.

Bị nhau thai tiền đạo nên làm gì?

An toàn nhất là thai phụ nên nhập viện để được theo dõi và điều trị. Hơn nữa thai phụ cũng cần hạn chế vận động và các chấn động dù nặng hay nhẹ ở vùng bụng để tránh kích thích vùng tử cung, gây ra chảy máu. Ngoài ra, tâm lý thai phụ cũng cần được ổn định nhằm tránh những rối loạn xấu có thể xảy ra.

Tùy theo tình trạng bệnh của mẹ như lượng huyết hay độ phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ quyết định nên mổ lấy thai nhi ra ngoài hay dưỡng thai thêm. Với các trường hợp không tiến hành phẫu thuật, mẹ bầu cần nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường bệnh và bồi dưỡng cơ thể đầy đủ chất.

Nếu thai nhi vẫn còn ít tháng và huyết âm đạo chưa xuất ra, mẹ bầu cần phải được nghỉ ngơi, tránh vận động, không làm việc nặng nhọc và kiêng quan hệ tình dục.

Những trường hợp phải mổ lấy thai khi nhau tiền đạo

Những trường hợp bị nhau tiền đạo sau nhất thiết phải tiến hành phẫu thuật:

- Nhau tiền đạo ra huyết nhiều, gây nguy hiểm cho tính mạng người mẹ. Các biểu hiện như choáng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tạo thành máu cục, băng huyết, nếu mất nhiều cần phải truyền máu và có thể can thiệp phẫu thuật khi cần thiết. Lúc này, sẽ bất kể tuổi thai, bác sĩ vẫn mổ lấy thai.

- Thai nhi đã đủ trưởng thành và nhau tiền đạo nằm ở vị trí trung tâm. Thường là vào khoảng 37 tuần tuổi và thai nhi khi ra ngoài vẫn có thể sống được.

- Trường hợp nguy hiểm nhất cần can thiệp là khi nhau tiền đạo bám ở trung tâm.

Với những vị trí nhau tiền đạo khác mà không cản trở lối ra của thai nhi như nhau chỉ bám ở vị trí thấp hoặc nếu bánh nhau không che hoàn toàn cổ tử cung thì sản phụ có thể nghỉ tại giường để theo dõi, ít vận động và không quan hệ tình dục.

Với những vị trí nhau tiền đạo ở vị trí bám thấp, sản phụ nên nằm nghỉ tại giường.

Vị trí của nhau thai tiền đạo có thể thay đổi trong thai kỳ nên việc theo dõi thường xuyên là điều cần thiết để đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp nhất, bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI