Vợ và chồng cần chuẩn bị những gì trước khi có con?

Bạn đã lên danh sách những việc cần làm cho cả hai vợ chồng trước khi mang thai? Nếu chưa, hãy cùng điểm qua những điều cần thiết sau nhé!

banner ads

Cả vợ lẫn chồng đều cần chuẩn bị cho việc mang thai.

Theo các bác sĩ khoa sản, sự chuẩn bị chu đáo từ sức khỏe, tài chính đến tâm lý cho cả vợ lẫn chồng sẽ mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thiên thần nhỏ.

Đối với người chuẩn bị làm bố và người sắp thực hiện thiên chức làm mẹ, các bước chuẩn bị đều cố gắng đạt đến sự toàn diện.

Chuẩn bị sức khỏe

Chồng và vợ đều cần phải khám sức khỏe tổng quát trước lúc mang thai.

Chồng và vợ đều cần phải khám sức khỏe tổng quát trước lúc mang thai, bao gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe sinh sản của mỗi người. Đồng thời, kiểm tra về tính di truyền và tiền sử bệnh gia đình. Qua đó, bạn có thể phát hiện những bệnh lý mắc phải và kịp thời điều trị cũng như có biện pháp để đảm bảo vượt qua thai kỳ thành công.

Bên cạnh đó, riêng người vợ cần phải được tiêm phòng các bệnh có khả năng gây biến chứng nặng nề nếu mắc phải trong thai kỳ như rubella, thủy đậu…Ngoài ra, bạn cũng cần được khám răng miệng, kiểm tra tuyến giáp, kiểm soát cân nặng trước khi mang thai nếu không muốn những bất trắc xảy ra trong thai kỳ.

Trường hợp, vợ chồng đã thực hiện những biện pháp ngừa thai trước đó như đặt vòng, dùng que cấy, dùng thuốc… nên chấm dứt ngay khi đã có ý định sinh con.

Chế độ dinh dưỡng

Vợ chồng đều cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng trước khi muốn có con.

Với người chồng:

Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và khoáng tố cho bố sẽ mang lại ý nghĩa to lớn đối với sức khỏe thai nhi không kém gì người mẹ. Do vậy, ngay từ khi có ý định sinh con, chồng phải thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo chất lượng tinh trùng. Thức ăn đó bao gồm: ngũ cốc, rau xanh, hải sản, trứng, trái cây tươi.

Với người vợ:

- Cần tăng cường ăn nhiều các thực phẩm giàu axit folic, protein, sắt, kẽm, canxi cùng các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C và vitamin D.

- Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm ra, mẹ nên chú ý bổ sung axit folic bằng viên uống từ 400 mcg mỗi ngày trước 1 - 3 tháng trước khi muốn có con. Đối với sắt, mẹ cũng nên uống ngay từ khi chưa bước vào thai kỳ. Thịt sẽ giúp mẹ hấp thu sắt hiệu quả hơn.

- Nếu chọn cá để bổ sung dinh dưỡng, mẹ nên chọn các loại cá nhỏ để đảm bảo an toàn vì trong các loại cá lớn như cá ngừ, cá thu, cá kiếm… ít nhiều đều chứa thủy ngân có thể gây hại cho não bộ cũng như sự phát triển thể chất của thai nhi.

- Những sản phẩm lên men chưa tiệt trùng như nem chua nên hạn chế trong khẩu phần ăn của mẹ hàng ngày.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi và bảo quản thực phẩm an toàn nhằm đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

- Trong quãng thời gian vàng quan hệ, để trứng thụ tinh làm tổ an toàn, mẹ nên tránh những thực phẩm có khả năng làm tăng các hoạt động co thắt tử cung dẫn đến sẩy thai như: táo mèo, rau ngót, rau sam, long nhãn,…

Chế độ làm việc

Đối với cả vợ và chồng, môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bào thai. Do đó, nếu vì đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có hại như sơn, xăng, thuốc trừ sâu, các hóa chất thuộc ngành công nghiệp nặng, chất phóng xạ… nên có dụng cụ bảo hộ lao động. Nếu không, tuyệt đối tránh xa các nguồn này.

Đối với những công việc phải chịu quá nhiều áp lực gây căng thẳng và mệt mỏi triền miên, bạn phải có một kế hoạch rõ ràng trong sự phân công công việc nhằm giải tỏa các vấn đề trên. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho chất lượng tinh trùng của người bố cũng như quá trình thụ thai của người mẹ.

Nếu không muốn làm ảnh hưởng đến thai nhi sau này, những việc lau dọn trong nhà cần nhờ đến các chất tẩy rửa nên thuê người làm thay.

Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi

Thực hiện tuần trăng mật lần hai để đạt hiệu quả cao cho việc thụ thai.

Điều chung nhất trong một chế độ sinh hoạt cho cả vợ lẫn chồng trước khi có ý định sinh con là từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia cũng như các chất kích thích khác. Nếu không, khả năng thụ thai sẽ giảm hẳn đi và nếu có thụ thai thì nguy cơ sẩy thai cũng sẽ rất cao.

Hàng ngày, nên bắt đầu bằng việc dậy sớm tập thể dục và kết thúc một ngày bằng giấc ngủ trước 11 giờ. Thói quen sinh hoạt này sẽ giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao sự sung mãn của bạn để có thể “nhập cuộc” tốt hơn.

Ngoài ra, bố mẹ có thể thực hiện tuần trăng mật lần hai để đạt hiệu quả cao cho việc thụ thai.

Chuẩn bị tâm lý

Phần lớn các vợ chồng trẻ đều gặp vấn đề xung đột trong gia đình sau khi xuất hiện thêm một thành viên mới chỉ vì chưa có bất kỳ một sự chuẩn bị tâm lý nào.

Những vất vả và bộn bề cũng như gánh nặng kinh tế sẽ khiến hai vợ chồng tự trở thành gánh nặng cho nhau. Điều này sẽ thực sự mang đến những hệ lụy không nhỏ khi người vợ rơi vào tình trạng bất ổn tâm lý trong thai kỳ. Vì thế, người vợ và người chồng cần ngồi lại với nhau, thống nhất cùng nhau một kế hoạch chu đáo cho việc mang thai. Chồng cần tìm hiểu tâm lý của vợ khi mang thai vì nó sẽ có những biến đổi vô cùng khác biệt. Song song đó, người vợ cũng phải hiểu được tâm lý của người chồng khi vợ mang thai để biết chừng mực trong lối hành xử nói chung và chuyện phòng the nói riêng. Có như vậy, sự hòa hợp của cả hai mới mang lại điều tốt nhất cho con.

Chế độ “dưỡng tinh binh” cho bố

Đàn ông không nên ngâm mình lâu trong bồn tắm hơi.

- Chọn mua các loại quần trong vừa vặn với cơ thể. Đồ mặc quá bó sát sẽ làm tinh hoàn khó bề hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

- Hàng ngày, nên tắm nhanh dưới vòi nước thay vì ngâm lâu trong bồn tắm hơi.

- Lựa chọn các môn thể thao vận động phù hợp và hạn chế đi xe đạp.

- Nên “kiêng khem” từ lúc vợ có kinh đến 10 – 14 ngày sau để có được thời điểm yêu hoàn hảo cùng chất lượng tinh trùng tốt nhất.

- Tư thế yêu truyền thống, nam trên nữ dưới cũng sẽ giúp vợ chồng đạt hiệu quả thụ thai cao hơn.

Hãy để hành trình mang thai là một kỷ niệm đẹp của người làm cha mẹ bởi những sự chuẩn bị hoàn hảo nhất nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI