Uống thuốc tránh thai bao lâu sẽ mắc ung thư cổ tử cung?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chửa đẻ nhiều lần và lạm dụng thuốc tránh thai là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư cổ tử cung.

banner ads

45869-thuoc-tranh-thai.jpg

Lạm dụng thuốc tránh thai nhiều năm là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư cổ tử cung. (Ảnh minh họa)

Ung thư cổ tử cung là một trong nhưng căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ, điều đáng nói hơn đây là căn bệnh đang ngày càng gia tăng về số lượng, đặc biệt là những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân chính này, các chuyên gia cũng cảnh báo nhiều tác nhân khác cũng khiến gia tăng khả năng mắc căn bệnh nguy hiểm này. Một trong số đó chính là việc lạm dụng thuốc tránh thai.

Theo đó, một nguyên cứu do Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) ở Lyon, Pháp và tổ chức nghiên cứu Ung thư Anh tiến hành cho thấy, so với nhóm không bao giờ dùng thuốc, nguy cơ ung thư cổ tử cung ở những phụ nữ có dùng thuốc ngừa thai cao hơn 10% nếu thời gian dùng là 5 năm hoặc ít hơn; cao hơn 60% nếu dùng đến 9 năm; và tăng gấp đôi nếu dùng thuốc quá 10 năm.

Cùng quan điểm trên, PGS-TS Phạm Duy Hiển – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, những phụ nữ nhiễm HPV tránh thai bằng đường uống từ 5 đến 9 năm có tỷ lệ mắc cao gấp 3 lần những phụ nữ không dùng. Đối với những phụ nữ uống thuốc tránh thai trên 10 năm có tỉ lệ mắc cao gấp 4 lần so với những phụ nữ không dùng.

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, TS Lưu Thị Hồng – nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) cho biết, nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung là do hoạt động tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người; mắc bệnh suy giảm miễn dịch (HIV, bệnh mãn tính); hút thuốc lá; sử dụng thuốc tránh thai lâu dài…

Ngoài nguyên nhân do thuốc tránh thai, các chuyên gia cũng cho biết, những phụ nữ có quan hệ tình dục sớm trước 17 tuổi và nhất là có con trước 17 tuổi; phụ nữ có nhiều bạn tình hoặc bạn tình của họ có nhiều bạn tình khác thì khả năng nhiễm và tái nhiễm HPV cao hơn nhiều lần so với những người khác và dẫn đến tỉ lệ ung thư cổ tử cung cũng cao hơn.

Một vấn đề nữa được phó giáo sư Phạm Duy Hiển đề cập đến đó chính là việc chửa đẻ nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Theo đó, những phụ nữ nhiềm HPV chửa đẻ 7 đến 8 lần có tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 7 đến 8 lần so với phụ nữ không chửa đẻ và cao gấp 2 đến 3 lần so với những phụ nữ chỉ đẻ 1 đến 2 lần.

Ngoài ra, những yếu tố nhiễm trùng khác cũng là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư rất đáng cảnh báo. Theo đó, do cổ tử cung nằm sâu trong cơ thể nên khó được vệ sinh đầy đủ, vì thế nó có thể lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nấm và siêu vi khuẩn khác, nhất là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, phụ nữ các nước kém phát triển.

Theo các chuyên gia, những yếu tố nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trên tuy không lên quan trực tiếp với ung thư cổ tử cung nhưng chúng là những yếu tố thuận lợi. Các loại nhiễm trùng được xếp theo thứ tự: nhiễm khuẩn Chiamydia, nấm Trichomonas, Actinomyces, Candida và virus Herpes simplex.

Yếu tố nguy cơ cuối cùng gây nên bệnh ung thư cổ tử cung đó chính là việc hút thuốc lá, kể cả việc hút thuốc lá thụ động (rất nhiều phụ nữ hút thuốc lá thụ động – p/v). Theo đó, những người phụ nữ nhiềm HPV mà hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động có tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 2 đến 3 lần những phụ nữ không hút thuốc.

Trên đây là những nguyên nhân đã được chứng minh có liên quan và dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung. Căn bệnh khiến hơn 5.500 ca mắc mới và 2.472 phụ nữ chết mỗi năm ở nước ta.

Theo Khám phá

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI