Tuyệt chiêu giúp mẹ dạy trẻ điềm tĩnh trước mọi vấn đề

Để điềm tĩnh trước mọi việc trẻ cần phải được dạy bảo ngay từ nhỏ để con trở thành người ôn hòa và xử lý khéo léo trước mọi việc. Ba mẹ cần làm gì để dạy con đức tính này?

banner ads

1. Tạo không khí ôn hòa trong gia đình

49389-1458342567-3-1.jpg

Gia đình hạnh phúc giúp trẻ sống điềm tĩnh

Không có môi trường giáo dục nào tốt hơn môi trường giáo dục trong gia đình. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cha mẹ dữ dằn, thường xuyên cãi vã, bạo hành gia đình thì đứa trẻ đó khi trưởng thành cũng ảnh hưởng ít nhiều tới tính khi thất thường, nóng giận từ cha mẹ. Do đó, bậc làm cha mẹ phải luôn luôn tạo không khí ôn hòa, hạnh phúc trong gia đình để đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc theo.

Từ môi trường gia đình đứa trẻ cũng dần học được tính cách ôn hòa, điềm tĩnh như cha mẹ và luôn trân trọng yêu thương mái ấm gia đình.

2. Khoan dung và nhẹ nhàng với trẻ

Trẻ nhỏ hiếu động và thiếu hiểu biết chắc chắn sẽ làm không ít lần cha mẹ giận. Nếu nóng giận thái quá có thể ảnh hưởng tới hành động của mình và ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của trẻ. Do đó, dù trẻ có phạm sai lầm gì, cha mẹ cũng phải bình tĩnh và xử lý. Vì dù có nóng giận thì mọi chuyện cũng xảy ra. Cha mẹ hãy khoan dung nếu trẻ nhận lỗi và nhẹ nhàng ân cần khuyên bảo trẻ.

Chính thái độ khoan dung từ cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy có lỗi và học được cách xử lý mọi việc từ cha mẹ một cách khéo léo hơn. Nhờ vậy khi trưởng thành, trẻ cũng hình thành tính cách điềm tĩnh trước mọi việc dù là nhỏ hay lớn.

3. Đừng tiếc lời khen

49390-a092a1facaa91baee1c2fb46a99754e5.jpg

Trẻ sống điềm tĩnh hơn khi cha mẹ thường xuyên khen trẻ hơn

Một số bậc làm cha mẹ lại có thói quen khen con người, chê con mình. Thực ra điều này đều có dụng ý, cha mẹ chỉ muốn con nhìn vào đó mà thay đổi bản thân và trưởng thành hơn. Tuy nhiên, hành động này của cha mẹ đối với con trẻ lại có tác dụng ngược, trẻ cảm thấy buồn, thất vọng và tự ti vì chính người thân trong gia đình chê bai mình. Vì vậy, thay vì phấn đấu tốt hơn trẻ lại có xu hướng giận dữ, bướng bỉnh và càng hư hơn. Chính điều này sinh ra tính tình nóng nảy, mất kiềm chế ở trẻ.

Do đó, khi trẻ sai hãy nghiêm khắc, khi trẻ làm tốt hãy khen ngợi. Lời khen đúng lúc, đúng chỗ chính là động lực giúp trẻ phấn đấu. Dù trẻ làm điều nhỏ hay lớn cũng đừng tiếc lời khen, hãy khen chân thành, cổ vũ tinh thần trẻ để trẻ cố gắng hơn. Tuyệt đối không so sánh thiệt hơn giữa trẻ với một cá nhân khác.

Sự yêu thương, tin tưởng từ cha mẹ khiến trẻ luôn có tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Chính từ những yếu tố này mà hình thành nên thần thái an nhiên và bản tính điềm tĩnh của trẻ sau này.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI