Tuyệt chiêu giúp các ông nhậu không say khi đi tiệc tùng

Sắp tới, bạn và ông xã sẽ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi và tiệc tùng “xả láng” nhân dịp lễ Giáng sinh và chào đón năm mới. Đây cũng là lúc bạn nâng ly chúc mừng nhiều nhất nên chuyện say xỉn là điều có thể dự đoán được. Nhưng có một số bí quyết có thể giúp bạn “nhậu không xỉn”.

banner ads

Ăn trước khi “cạn ly”

8309-nhau-khong-say-4.jpg

Hãy dùng ít thức ăn trước khi uống rượu.

Nếu bạn để bụng đói và cạn ly ngay chắc chắn sẽ rất chóng say khi nhập tiệc. Lời khuyên dành cho bạn là nên ăn trước đó một ít thức ăn. Nó sẽ giảm khả năng hấp thụ chất cồn của cơ thể, đồng thời làm giảm hoạt động của chất acetaldehyde, thủ phạm dẫn đến các cơn say.

Ngoài ra, theo cách lý giải của nhiều người, khi bạn ăn nhiều bạn sẽ không uống được nhiều vì thế lượng cồn dung nạp sẽ giảm đi. Hơn thế, một phần độc tố trong rượu bia đã được pha loãng nhờ thức ăn nên sẽ khiến bạn chống chọi mạnh hơn với cơn say.

Nhiều người cho rằng nếu ăn ít phomai hoặc uống sữa trước khi cạn ly có thể giúp bạn chống say. Điều này có thể đúng. Tuy nhiên, sữa và các sản phẩm từ sữa có thể cản trở tiêu hóa và ảnh hưởng đến tim nếu kết hợp cùng rượu.

Trung thành với một loại rượu hoặc bia khi nhập cuộc

Trong những dịp lễ, tết, bạn có rất nhiều lựa chọn từ “rượu Tây” cho đến “rượu Ta”. Tuy nhiên, bạn sẽ tự chuốc họa vào thân nếu uống cùng lúc quá nhiều loại rượu. Ngoài việc bạn có khả năng chóng say hơn, nó còn có thể khiến bạn bị ngộ độc rượu nhất là khi tiệc diễn ra vào ban đêm. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Vì thế, bạn nên trung thành với một loại rượu đã chọn từ đầu để kéo dài cuộc vui.

Uống nước trước, sau và trong khi “nhập tửu”

8307-nhau-khong-say-1.jpg

Uống nước trước, sau và trong khi “nhập tửu”.

Nếu bạn để ý sẽ dễ dàng thấy rằng người nhậu thường đi tiểu nhiều lần trong cuộc. Đó là do chất cồn trong rượu gây áp lực lên bàng quang. Nó có thể khiến bạn bị mất cân bằng chất điện phân. Một mẹo nhỏ giúp bạn tránh được tình trạng này là nên uống nước trước, trong và sau khi uống rượu. Nước vào đến cơ thể sẽ làm vỡ cấu trúc cồn, đồng thời tạo ra axit lactic và các loại hóa chất khác giúp cơ thể bù lại lượng nước đã mất. Vì thế, uống nước hoặc nước điện giải trong lúc nhậu sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống say.

Lưu ý, các chất có chứa caffeine như cà phê hoặc trà có thể làm bạn xỉn hơn hoặc có thể khiến bạn bị ngạt mũi và tiêu chảy nếu dùng ngay sau khi uống rượu.

Uống loại rượu quen thuộc

Với một số người không quen uống rượu vang hoặc rượu whisky, hay các loại “rượu Tây” khác thường chóng say hơn khi chỉ vừa nhấp một vài ly đầu. Dù chưa có một nghiên cứu nào khẳng định điều này nhưng đó là kinh nghiệm truyền tai của rất nhiều cánh mày râu. Tốt nhất, bạn nên chọn uống bia hoặc một loại rượu quen dùng để tránh bị nhức đầu, chóng mặt và mất kiểm soát.

Không uống quá vội

8308-nhau-khong-say-2.jpg

Chỉ nên uống từng ngụm một vừa để thưởng thức vị ngon của rượu.

Đã gọi là nhậu, bạn nên tuân thủ cách thức “nhập tửu”. Chỉ nên uống từng ngụm một vừa để thưởng thức vị ngon của rượu, vừa để bảo vệ chính mình. Nếu cứ uống liên tì một hơi, bạn sẽ bị đo ván ngay tức khắc. Bởi lẽ, trong một tiếng đồng hồ trôi quan, cơ thể của bạn chỉ phân giải được tối đa 25ml cồn. Nếu lượng cồn còn lại không kịp phân giải sẽ đi vào máu và gây nên trình trạng ngộ độc rượu. Nhẹ bạn có thể say. Nặng hơn có thể khiến bạn phải đối diện với nguy cơ tử vong.

Ăn thực phẩm rán, chiên

Một ít thức ăn chiên sẽ tráng một lớp mỡ ở niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này sẽ giúp bạn giảm hấp thu chất cồn vào máu.

Ăn lòng trắng trứng

8310-nhau-khong-say-5.jpg

Chất albumin trong lòng trắng trứng có thể làm cồn kết tủa khi đi vào dạ dày.

Trong lòng trắng trứng có một chất gọi là albumin. Chất này có thể làm cồn kết tủa khi đi vào dạ dày. Do đó, nó sẽ giúp bạn tránh hấp thu nhiều chất cồn. Bên cạnh đó, nó còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những xung huyết khi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất cồn trong rượu.

Nhiều người khuyên bạn dùng thêm cà rốt trong lúc nhậu để tránh say. Tuy nhiên, chất Carotene có trong thành phần của cà rốt khi kết hợp cùng với enzyme trong gan sẽ làm phát sinh các độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mở cửa thoáng

Phòng tiệc quá kín sẽ ngăn không khí từ ngoài tràn vào. Như vậy, nó sẽ làm cản trở quá trình oxy hóa và các hoạt động của những cơ quan khác. Do đó, bạn nên mở cửa thoáng trong lúc nhậu. Ngược lại, nếu bạn ngồi ngoài trời gió khi tiệc kéo dài có thể dễ bị trúng gió rất nguy hiểm cho tính mạng nhất là khi bạn đã quá chén.

Mọi cuộc vui có thể sẽ không thể trọn vẹn nếu bạn xảy ra một bất trắc gì chỉ vì rượu bia gây nên. Do vậy, hãy tự bảo vệ chính mình bằng cách nhậu có điều độ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI