Trẻ sơ sinh bị móp đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đầu trẻ sơ sinh còn rất mềm và non yếu nên khi đặt bé nằm lâu ở một tư thế nhất định sẽ khiến đầu bé bị móp méo. Có những bé bị móp đầu bên phải hoặc bên trái, số khác lại bị móp ngay giữa đầu.

banner ads

Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng móp méo đầu của bé phần lớn do tư thế nằm mà ra. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể chủ động giúp bé tránh khỏi tình trạng móp méo đầu.

1. Tình trạng đầu móp méo ở trẻ sơ sinh

Tình trạng móp mép đầu sẽ làm mất thẩm mỹ từ cái nhìn bên ngoài.

Thay vì đầu tròn trịa, một số bé bị móp đầu thành dạng thon dài hoặc dẹt ngang, méo phải hoặc méo trái. Tuy không ảnh hưởng đến não bộ bên trong nhưng tình trạng móp mép đầu sẽ làm mất thẩm mỹ từ cái nhìn bên ngoài.

Với những trẻ bị móp đầu, chỉ cần nhìn bên ngoài đã có thể nhận thấy sự biến dạng rõ rệt của vùng đầu. Nếu quan sát, bạn có thể thấy một mặt phẳng phía sau đầu bé được tạo thành và khiến cả tai bé cũng bị đưa về phía trước. Hoặc chỉ một bên đầu phình to ra, bên kia đầu lại dẹp đi. Đây là những biểu hiện rõ ràng nhất để biết một bé có bị móp đầu hay không.

2. Nguyên nhân dẫn đến móp méo đầu trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ móp méo đầu là do tư thế nằm mà ra.

Hầu hết trẻ móp méo đầu là do tư thế nằm mà ra. Có thể bé đã được cho gối đầu trên những chiếc gối không bằng phẳng hoặc nghiêng đầu ở một tư thế cố định trong thời gian dài. Trong khi đó, hộp sọ của bé lúc này vẫn còn mềm yếu và có khả năng mở rộng thêm để não tiếp tục phát triển. Do đó nó có thể bị biến dạng dưới tác động lực từ bên ngoài.

3. Sửa đầu trẻ bị móp méo

Bạn không cần phải quá lo lắng vì phần lớn các bé đều có thể tự điều chỉnh trở lại theo thời gian phát triển của hộp sọ. Nó có thể sẽ tự thay đổi khi bé đã được 6 tháng tuổi và tiếp tục biến đổi dần sau đó.

Thường xuyên thay đổi hướng gối đầu của bé nếu bé có xu hướng chỉ nằm nghiêng một bên đầu hoặc nằm thẳng đầu không nghiêng.

Tuy nhiên, để giúp bé, bạn có thể thường xuyên thay đổi hướng gối đầu của bé nếu bé có xu hướng chỉ nằm nghiêng một bên đầu hoặc nằm thẳng đầu không nghiêng.

Tuyệt đối không dùng những dụng cụ được quảng cáo giúp đầu của trẻ cố định để tránh nguy cơ đột tử.

Đổi bên và cho bé bú đều hai vú mẹ để tránh kê đầu nhiều về một bên.

Bé thường có xu hướng ngồi ngả đầu về một phía khi đặt ngồi trên những chiếc ghế dành riêng cho trẻ sơ sinh, ghế ngồi trên xe hơi… Vì thế, rất cần để ý giúp bé thay đổi tư thế.

Hình ảnh trước và sau khi bé tự điều chỉnh đầu móp.

Khi trẻ lên 6-8 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu ngồi vững và hạn chế nằm. Nhờ đó đầu bé sẽ bắt đầu điều chỉnh dần để trở về hình dáng bình thường.

Nếu đầu bé không có dấu hiệu của móp méo mà to bất thường và mỗi ngày một lớn hơn với số đo vòng đầu tăng lên qua từng thời điểm, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán chính xác vì có khả năng bé bị úng thủy não.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI