Trẻ chậm nói khám ở đâu là tốt nhất?

Trẻ chậm nói khám ở đâu là tốt nhất, trong trường hợp nào xác định trẻ chậm nói và cần đi khám vì ở mỗi trẻ, khả năng nói và thời điểm học nói hoàn toàn khác nhau.

banner ads

1. Quy trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ

tre hoc noi
Trẻ từ 6 tháng đã bập bẹ tập nói

Mỗi đứa trẻ sẽ có từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên, tựu chung lại trẻ sẽ học nói trong các giai đoạn sau nếu trẻ hoàn toàn phát triển bình thường về thể chất, tinh thần:

- 3 - 6 tháng tuổi, giai đoạn này trẻ chưa nói được nhưng đã có dấu hiệu muốn nói chuyện. Trẻ sẽ thường xuyên chăm chú lắng nghe xem khẩu hình của người lớn thế nào và ê a theo.

- 6 - 9 tháng tuổi trẻ đã biết nói được một số từ đơn giản, âm tiết ngắn như "ba ba", "ma ma".

- 9 - 12 tháng tuổi trẻ đang bước vào giai đoạn học nói theo đúng nghĩa đen, nghĩa là hầu hết trẻ nào cũng bập bẹ được một số từ dài giống người lớn nhưng không rõ ràng, thường là có âm điệu giống. Một số trẻ đã nói được các từ khó hơn như bóng, cá, bà, mẹ...

- 12 - 15 tháng tuổi: Đây là giai đoạn ngôn ngữ phát triển vượt bậc ở trẻ, mẹ sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi con nói được rất nhiều từ và dần hiểu nghĩa những từ đó. Các từ khó như xe, gà, cá, mẹ, bố... trẻ đều có thể nói được rồi. Một số trẻ sẽ chậm hơn nhưng phần đa giai đoạn này trẻ đã bặp bẹ được một số từ.

- 16 - 20 tháng: Trẻ có thể nói chuyện gần giống như người lớn, biết biểu hiện cảm xúc đồng ý hay từ chối, hiểu nghĩa của nhiều từ, hiểu chuyện mẹ nói. Nhìn chung trẻ có thể nói được nhiều  dù một số từ chưa rõ.

- 2 tuổi: trẻ đã trang bị cho mình ít nhất 25 từ để có thể đối đáp với người lớn một cách thành thạo và khả năng bắt chước ngôn ngữ cực tốt.

- 2 - 3 tuổi: Vốn từ vựng của trẻ lúc này rất phong phú, trẻ có thể nói được 50 - 200 từ khác nhau, có thể tự nói chuyện hay tự hát một mình. 

- 3 - 4 tuổi: Độ tuổi này mẹ có thể yên tâm cho trẻ đi học vì con có thể sử dụng được những từ phức tạp, các câu dài và có chủ ngữ, vị ngữ, hiểu được mọi người nói gì, đối thoại lưu loát.

2. Khi nào trẻ chậm nói mới đáng lo?

tre so sinh
Trẻ chậm nói vì nhiều nguyên nhân

Khi cha mẹ nhận thấy trẻ bước vào giai đoạn tập nói từ 12 tháng tuổi trở đi những trẻ không chịu phát âm gì thì có thể chưa cần lo lắng, vì một số trẻ sẽ chậm phát âm hơn so với những trẻ khác. Tuy nhiên, nếu trẻ 18 - 24 tháng không chịu nói, không phát âm được các từ đơn, không thể trả lời những câu đơn giản khi 3 tuổi thì cần đưa trẻ đi khám để xem con đang gặp vấn đề gì về phát âm.

3. Vì sao trẻ chậm nói?

Có hai nhóm nguyên nhân khiến trẻ chậm nói:

- Trẻ gặp vấn đề tại các bộ phận cơ thể đảm nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi, não (khiếm khuyết trong phát triển não, viêm màng não, dị tật bẩm sinh)

- Trẻ bị cú sốc tâm lý lớn, gia đình bỏ bê hoặc quá cưng chiều khiến trẻ không chịu nói, chậm nói.

4. Trẻ chậm nói khám ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy trẻ chậm nói, vì vậy việc lựa chọn trường hay trung tâm can thiệp cho trẻ chậm nói là vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh. Vì nếu lựa chọn sai có thể khiến tình trạng bệnh của con trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, trước khi xác định cho con vào trường hay trung tâm dạy trẻ chậm nói, cha mẹ cần phải cho trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để kiểm tra tình hình sức khỏe của trẻ, tìm ra nguyên nhân vì sao con chậm nói. 

Bệnh viện Nhi trung ương sẽ là một gợi ý cho cha mẹ nào có con đang chậm nói và đang băn khoăn cho trẻ chậm nói khám ở đâu. Ở đây, các bác sĩ đầu ngành về Nhi sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ vì sao con chậm nói, có gặp vấn đề gì về dị tật, sức khỏe hay tinh thần.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI