Trả lời cho câu hỏi làm gì khi bé bị ho khan, ho có đờm của các mẹ

Ho khan, ho có đờm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Nếu chăm sóc trẻ không đúng cách có thể khiến con dễ mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi mãn tính. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị ho khan, ho có đờm?

banner ads

1. Vì sao trẻ bị ho?

44738-tre-bi-ho-kieng-gi-va-tre-bi-ho-khong-nen-an-gi-9.jpg

Trẻ bị ho vì nhiều nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, một trong những nguyên nhân phổ biến như:

- Thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ bị ho. Ví dụ như thời tiết lạnh ẩm, vi khuẩn nhờ vậy cũng sinh sôi mạnh hơn và dễ tấn công trẻ, khiến trẻ bị ho. Trẻ có thể ho khan hoặc ho có đờm tùy thuộc vào cơ địa của trẻ.

- Sức đề kháng yếu chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ bị virus tấn công khi chuyển mùa.

- Trẻ bị các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn nên thường xuyên ho và ho ra đờm. Với trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa khám để được điều trị dứt điểm. Với những trường hợp nhẹ hơn như ho khan, ho dị ứng thời tiết thì mẹ có thể tự điều trị tại nhà mà không cần dùng kháng sinh.

2. Bị ho nên ăn gì?

Nhiều mẹ lo lắng đặt câu hỏi làm gì khi trẻ bị ho, trẻ nên ăn gì khi ho để bệnh ho không nặng hơn. Theo các bác sĩ, khi trẻ bị ho, thực phẩm chính là "thuốc" giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và hạn chế tái phát. Vì vậy, khi con ho, mẹ hãy cho con ăn những loại thực phẩm sau để nhanh chóng đẩy lùi cơn ho:

44737-trang-tri-dia-trai-cay14422073858316035.jpg

Cho trẻ ăn các loại trái cây mềm

- Các loại thảo dược như lá diếp cá, húng chanh, tía tô: Các loại lá này hầu hết đều có tính bình, vị thanh mát, sát khuẩn nên rất thích hợp để điều trị ho cho trẻ. Với trẻ nhỏ, các mẹ có thể nấu chín là diếp cá hoặc tía tô và cho trẻ uống nước để đảm bảo vệ sinh hoặc chưng lá húng chanh với đường phèn cho trẻ uống. Với trẻ lớn hơn, mẹ giã lá diếp cá và cho bé uống nước sống hoặc nấu canh diếp cá, nấu cháo tía tô cho trẻ ăn.

- Thực phẩm mềm, dễ ăn: Khi trẻ bị ho, trẻ thường không mặn mà với những thực phẩm cứng, khó nuốt. Lúc này, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm như bún, phở, cháo hoặc các loại trái cây mềm như xoài, đu đủ, chuối, bơ, kiwi...

- Uống nhiều nước, ăn đồ mát sẽ giúp trẻ giảm ho và hết ho.

3. Bị ho không nên ăn gì?

Làm gì khi trẻ bị ho và trẻ không nên ăn gì khi ho? Dưới đây là những loại thực phẩm trẻ nên kiêng khi ho để phòng ho tái phát, ho nặng hơn:

- Đồ lạnh: ăn uống đồ lạnh như kem, thực phẩm lạnh sẽ khiến các cơn ho của trẻ nặng hơn do cơ thể phải hao tốn năng lượng để làm ấm nước khi đi qua cổ họng dẫn tới mệt mỏi, sức đề kháng yếu hơn, virus dễ dàng tấn công và phát triển mạnh. Vì vậy mà cơn ho mãi không dứt, ngày càng trầm trọng.

- Hải sản có vỏ như tôm cua sẽ khiến cổ họng ngứa, trẻ dễ dị ứng. Mẹ có thể cho con ăn tôm, cua nhưng chỉ lấy phần thịt để con không khó nuốt và ngứa cổ họng.

- Đậu phộng, hạt dưa, socola sẽ làm tăng lượng đường trong cổ nên cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn khi bị ho.

- Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn hay quá ngọt sẽ khiến cơn ho nặng hơn và bệnh lâu khỏi hơn.

Làm gì khi trẻ bị ho là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ, với những lời khuyên trên, hy vọng các mẹ có thể trị dứt điểm những cơn ho khan, ho có đờm ở trẻ nhỏ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI