Tìm hiểu bệnh sởi là gì và mức độ nguy hiểm của bệnh

Một khi đã bùng nổ thành dịch, bệnh sởi gây ra nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều gia đình vì nó cướp đi sinh mạng của hàng ngàn trẻ em. Vậy bệnh sởi là gì và tại sao nó lại nguy hiểm đến vậy?

banner ads

Cho đến nay bệnh sởi vẫn bùng nổ thành dịch ở khắp nơi trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2013, có 145.700 người chết vì bệnh sởi trên toàn thế giới và hầu hết đều tập trung ở những quốc gia mà người dân có thu nhập thấp.

Sự nguy hiểm của bệnh sởi

45080-benh-soi-o-tre-em-18.jpg

Một trẻ mắc bệnh sởi trong đơt bùng phát dịch bệnh sởi năm 2014 ở Việt Nam

Sởi là một bệnh do virus gây ra. Nó rất dễ lây lan và có khả năng gây chết người.

Tại Hoa Kỳ, bệnh sởi đã nhiều lần bùng phát thành dịch và làm chết nhiều người. Riêng năm 2015, tính đến ngày 23 tháng 2, theo báo cáo đã có 154 người ở 17 bang và quận Columbia mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, không có tử vong được ghi nhận vào thời điểm này.

Trong khi đó, tại Việt Nam, đầu năm 2014, đã xảy ra đại dịch sởi và làm nhiều trẻ em tử vong. Cuối đợt bùng phát dịch, ngày 30 tháng 5, bộ Y tế báo cáo số ca mắc sởi là 4.602, trong đó có 142 người tử vong; số ca sốt phát ban nghi sởi là 21.639. Đây là những con số giật mình đáng để bất cứ bố mẹ nào cũng đều phải cảnh giác với bệnh này.

Cho đến nay, bệnh sởi vẫn có nguy cơ bùng phát thành dịch ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những bệnh dịch gây khiếp sợ với toàn nhân loại. Vậy bệnh sởi là gì và bạn đã những gì về cách phòng bệnh này?

Nguyên nhân gây bệnh sởi?

Bệnh sởi gây ra bởi một loại virus thuộc họ Paramyxovirus. Khi ai đó nhiễm virus hắt hơi hoặc ho, những hạt nhỏ li ti chứa virus sẽ đi vào không khí. Các hạt ở lại sẽ tiếp tục hoạt động trong vòng hai tiếng trong không khí hoặc trên một bề mặt nào đó. Khi một đứa trẻ hít thở không khí có chứa virus hoặc tiếp xúc với với chất dịch có thể sẽ bị mắc bệnh.

Nếu trẻ không được tiêm chủng và chưa từng mắc bệnh, nguy cơ nhiễm bệnh là 90% nếu trẻ tiếp xúc với người bị nhiễm virus. Thông thường, sẽ mất từ 8 đến 10 ngày ủ bệnh trước khi đứa trẻ phát bệnh.

Người đã mắc sởi có khả năng lây bệnh cho người khác từ 4 ngày trước và sau khi phát ban.

Những triệu chứng của bệnh sởi là gì?

45076-benh-soi-o-tre-em-2.jpg

Trẻ nổi ban sởi trên khắp mặt

Trẻ bị sởi sẽ bắt đầu với một cơn sốt, chảy nước mũi ho và mắt đỏ. Các bé có thể sẽ thấy mệt mỏi và ăn rất kém.

Sau đó một vài ngày, bé sẽ phát triển các chấm trắng nhỏ giống như những hạt cát hoặc muối trên nền niêm mạc má gọi là “Koplik”.

Một vài ngày sau đó, phát ban sởi sẽ xuất hiện trên mặt và cổ của trẻ. Sau, tiến dấn xuống lưng, thân mình, cánh tay và bàn tay. Cuối cùng lan đến chân và bàn chân.

Ban đầu, các phát ban là những đốm đỏ, phẳng, ấn vào mất hẳn nhưng cuối cùng sẽ phát triển thành ban nổi và có thể gây ngứa. Khi phát ban xuất hiện, trẻ sẽ bị sốt cao, đôi khi có thể lên đến 40 độ C.

Một đứa trẻ bị mắc bệnh sởi cũng có thể buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và nhiều hạch bạch huyết sưng lên. Các cơn ho có thể sẽ nặng hơn và khiến các bé rất khó chịu.

Thông thường, ban kéo dài trong 5 ngày và khi nó mất dần sẽ chuyển sang màu nâu nhạt. Ban phát mất dần theo thứ tự mà nó xuất hiện trên cơ thể của đứa trẻ và tự bong tróc.

Các biến chứng của bệnh sởi

Thông thường, hầu hết trẻ nhỏ đều phục hồi khỏe mạnh sau khi mắc sởi, nhưng khoảng 30% trẻ mắc bệnh sởi sẽ phát triển thành nhiều biến chứng như:

Tiêu chảy: Khoảng 8% trẻ nhỏ bị tiêu chảy (có thể xuất hiện sớm hơn và ít nghiêm trọng) khi mắc bệnh sởi

Viêm phổi: Khoảng 6% trường hợp bệnh sởi sẽ chuyển biến thành viêm phổi và đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở trẻ em mắc bệnh sởi.

Những biến chứng khác bao gồm: viêm gan, viêm cơ tim (viêm tim), viêm màng não, viêm não (viêm não) và một trường hợp rất hiếm nhưng rất nghiêm trọng đó là biến chứng não. Các biến chứng thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn từ 20 tuổi trở lên.

Ngoài ra, ở phụ nữ có thai, bệnh sởi có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi

45078-benh-soi-o-tre-em-11.jpg

Cho trẻ mắc sởi uống nhiều nước giúp giảm triệu chứng bệnh

Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc bệnh sởi nhưng không biết rõ bệnh sởi là gì, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Các sở y tế nhà nước đòi hỏi các bác sĩ báo cáo những trường hợp bệnh sởi để ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm này.

Một khi các bác sĩ đã xác nhận con bạn mắc bệnh sởi, việc trước tiên là phải cách ly trẻ khỏi những người khác và cố gắng giúp bé có cảm giác dễ chịu nhất có thể.

Hãy để trẻ được nghỉ ngơi và uống nhiều nước, trong đó bao gồm nước lọc và nước trái cây để tránh tình trạng mất nước do sốt.

Bạn có thể cho con liều acetaminophen phù hợp với cân nặng hoặc ibuprofen (nếu bé 6 tháng tuổi trở lên) để hạ sốt và giảm đau. Nếu trẻ nhỏ hơn 3 tháng, nên đưa trẻ đến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào, thậm chí là thuốc hạ sốt – giảm đau không kê toa. Tuyệt đối không dùng aspirin vì nó thể gây ra hội chứng Reye. Tuy bệnh này rất hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Nếu trẻ vừa tiếp xúc với virus sởi và chưa được chủng ngừa, hãy đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu thời gian tiếp xúc từ 6 ngày trở xuống, các bác sĩ có thể đề nghị tiêm globulin miễn dịch để giúp ngăn ngừa bệnh sởi phát triển hoặc ít nhất có thể làm giảm các triệu chứng.

Nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và tiếp xúc virus trong vòng 72 giờ, các bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm liều vắc-xin MMR. Và trẻ vẫn phải được tiếp tục lịch tiêm ngừa sởi 2 lần: một là từ 12 - 15 tháng và một là vào lúc trẻ đủ 4-6 tuổi.

Phòng bệnh sởi

45077-benh-soi-o-tre-em-9.jpg

Trẻ đi tiêm phòng sởi khi đủ 9 tháng

Qua những thông tin trên, hẳn bạn đã biết bệnh sởi là gì và nó nguy hiểm như thế nào. Chính vì vậy, việc phòng bệnh bằng chủng ngừa MMR là việc làm rất quan trọng vì nó có thể ngừa được cả bệnh sởi, quai bị và rubella đến 95%.

Trước khi tròn 1 tuổi, hệ thống miễn dịch của trẻ không đủ khả năng để bắt đầu một phản ứng mạnh mẽ đối với vắc-xin. Trong khi đó, cô có một số bảo vệ chống lại bệnh sởi từ kháng thể nhận được từ bạn trong bụng mẹ.

Thuốc chủng ngừa bệnh sởi là một vắc-xin sống?

Vắc xin sởi – rubella (MMR) là vắc-xin sống giảm độc lực. Virus sẽ tái tạo trong các tế bào của cơ thể và làm trẻ miễn dịch khi gặp một virus thực. Chính vì vậy, vắc-xin có tác dụng phòng đồng thời bệnh sởi và bệnh rubella. Vắc xin MMR đang dùng trong lịch tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất. Loại vắc xin này đã được Tổ chức Y tế Thế giới thẩm định và kết luận tính an toàn và hiệu quả. Từ năm 2000, đến nay trên thế giới có khoảng 40 quốc gia đã sử dụng loại vắc xin này, với hơn 600 triệu liều được tiêm. Nếu con bạn đã từ đủ 12 đến 15 tháng tuổi, cần phải được tiêm phòng bệnh sởi và tiêm nhắc lại khi được 4 – 6 tuổi.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất để giúp bạn trả lời cho câu hỏi bệnh sởi là gì. Mong rằng chúng sẽ có ích cho bạn khi cần.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI