Tiểu đường thai kỳ là gì và chỉ số tiểu đường thai kỳ thế nào mới an toàn?

Chỉ số tiểu đường thai kỳ ở mức nào được xem là an toàn và có cách gì để cải thiện chỉ số này nếu ở mức cao? Nếu bạn đang cần câu trả lời cho những thắc mắc này, cùng theo dõi nhé!

banner ads

Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh lý khá phổ biến ở các bà bầu, khi lượng đường trong máu cao và chỉ phát triển trong thời kỳ mang thai, đồng thời biến mất sau sinh. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn cả là trong giai đoạn giữa thai kỳ.

tieu duong thai ky
Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh lý khá phổ biến ở các bà bầu

Nó xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin - một hormone giúp ổn định mức đường huyết trong cơ thể. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng cho bạn và em bé trong và sau khi sinh. Nhưng nguy cơ của những vấn đề này có thể được giảm bớt nếu phát hiện và kiểm soát tốt.

Ai là người có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ?

Bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nhưng bạn có nguy cơ cao hơn nếu:

- Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30

- Đã từng sinh một em bé nặng 4,5kg hoặc hơn trong lần sinh trước

- Bạn bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước hoặc nói cách khác là chỉ số tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước vượt mức an toàn

- Có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường

- Có nguồn gốc từ các tộc người ở: châu Á, Trung Quốc, Nam Phi hoặc Trung Đông

Nếu là một trong số những đối tượng nguy cơ này, bạn nên tầm soát tiểu đường thai kỳ khi mang thai.

Triệu chứng  của bệnh tiểu đường thai kỳ

do chi so tieu duong thai ky
Phải thường xuyên theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ tại nhà hoặc phòng khám thai sản

Tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt. Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi đo chỉ số tiểu đường thai kỳ vượt mức an toàn. Đối với các thai phụ, mức đường huyết không bình thường là khi:

- Mức đường huyết đo được lúc đói: > 95 mg glucose/ 100 ml máu

- Mức đường huyết đo sau khi ăn 1 tiếng: > 180 mg glucose/ 100 ml máu

- Mức đường huyết đo được sau khi ăn 2-3 giờ: > 140 mg glucose/ 100 ml máu

Một số bà bầu có thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây nếu lượng đường trong máu tăng cao:

- Khát nước liên tục

- Đi tiểu thường xuyên

- Khô miệng

- Mệt mỏi

Nhưng vì đây là những triệu chứng phổ biến khi mang thai nên muốn biết mình có chỉ số tiểu đường thai kỳ vượt mức an toàn hay không, bạn nên báo cho bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hầu hết thai phụ bị tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh ra các em bé khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể gây ra các vấn đề như:

tien-san-giat
Biến chứng tiền sản giật nguy hiểm đến tính mạng của mẹ lẫn bé có thể là do tiểu đường mà ra

- Thai nhi phát triển to lớn hơn bình thường: Gây sinh khó, thời gian chuyển dạ lâu và buộc phải mổ lấy thai.

- Đa ối - quá nhiều nước ối trong tử cung: Tình trạng này có thể gây sinh non hoặc gặp các vấn đề trở ngại  khi chuyển dạ.

- Sinh non: Sinh con trước 37 tuần tuổi

- Tiền sản giật: Biến chứng do huyết áp cao khi mang thai và có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ lẫn bé.

- Lượng đường trong máu thai nhi thấp hoặc gây vàng da, vàng mắt sau sinh.

Chính vì tiểu đường thai kỳ tiềm ẩn rất nhiều các nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi, nên tốt nhất khi thấy mình nằm trong nhóm nguy cơ cao, các bà bầu nên cho bác sĩ biết để tầm soát tốt trong suốt thai kỳ nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI