Thai phát triển chậm trong tử cung

Khi người mẹ mang thai cần ăn uống và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cũng như giữ cho tinh thần thoải mái để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.

banner ads

Tuy nhiên có nhiều trường hợp dù người mẹ đã chăm sóc tốt bản thân nhưng em bé trong bụng vẫn không phát triển bình thường. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Các mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.

4516-su-phat-trien-thai-nhi.jpg

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung được coi là bệnh nguy hiểm trong thai kỳ.

Hội chứng thai nhi chậm phát triển trong bụng mẹ là gì?

Hội chứng này có tên là IUGR được hiểu nôm nà là thai nhi bị suy dinh dưỡng hay chậm phát triển trong bụng mẹ. Nó còn có tên gọi khác là suy dinh dưỡng thai nhi, hoặc suy nhau thai.Theo thống kê thì có khoảng từ 3-5 % phụ nữ mang thai gặp phải hội chứng thai nhi chậm phát triển trong bụng mẹ.

Theo các chuyên gia, đây được coi là bệnh nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu mẹ mang thai gặp phải hội chứng này trẻ sinh ra sẽ bị thấp bé, nhẹ cân dưới 2500 gr hoặc thấp hơn 10% so với cân nặng của một trẻ bình thường.

Những biến chứng có thể gặp phải khi thai chậm phát triển

Bé có thể bị khó thở khi lọt lòng nếu phát triển chậm trong tử cung.

+ Bé sẽ bị khó thở khi lọt lòng mẹ

+ Khó khăn trong việc duy trì thân nhiệt

+ Khả năng miễn dịch và sức đề kháng yếu, thường gặp các vấn đề về đường huyết, dễ bị nhiễm trùng…

+ Lúc sinh có thể thiểu nước ối (dân gian còn gọi là khô nước ối), chèn ép dây rốn, dễ gây tử vong ở trẻ.

+ Lớn lên bé sẽ bị di chứng về thần kinh, ảnh hưởng đến trí lực, bị cao huyết áp về già và những biến chứng về tim mạch.

+ Tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh tử kỷ cao, cao hơn nhiều so với những bé có cân nặng bình thường.

Nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển

- Do người mẹ nghiện rượu, hút thuốc khi mang thai

- Do cơ thể người mẹ bị suy dinh dưỡng trầm trọng.

- Các bệnh lý liên quan đến nhau thai (suy tuần hoàn nhau thai, nhau tiền đạo).

- Mẹ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba..)

- Do mẹ bị bệnh nhiễm trùng

- Mẹ có những rối loạn về di truyền.

- Tiếp xúc với những hóa chất độc hại.

- Mẹ đã bị hội chứng này trong lần mang thai trước đó

- Do người mẹ bị cao huyết áp, bệnh về hồng cầu, tiểu đường, viêm phổi…

- Bào thai có sự bất thường về nhiễm sắc thể như bệnh Down,Turner hoặc sự bất thường của một trong các cơ quan chính.

- Do bào thai bị bệnh như rubella, toxoplasma hoặc virus cự bào ngay từ trong bụng mẹ.

Dấu hiệu nhận biết thai nhi chậm phát triển

Để phát hiện sớm bệnh, ngay sau khi có thai mẹ nên đi khám thai ngay và nên khám thường xuyên theo định kỳ, để các bác sỹ theo dõi và phát hiện sớm thai có bị hội chứng suy dinh dưỡng hay không để can thiếp sớm.

Bước sang tháng thứ tư bề cao tử cung của một thai phụ bình thường là 16cm và đến tháng thứ 8 sẽ tăng thêm 4cm, và bề cao tử cung tương đương số tuổi của thai nhi. Vì thế nếu bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai nhi là 5cm, là dấu hiếu cho biết bào thai phát triển không bình thường.

Tuy nhiên các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì bề cao tử cung còn phụ thuộc vào bề dày của bụng, nước ối, và do mẹ mang 1 thai hay song thai.

Siêu âm là cách tốt nhất để nhận biết em bé có chậm phát triển trong bụng mẹ hay không? Vì thông qua siêu âm sẽ biết được chu vi vòng đầu; chiều dài xương đùi (từ hông đến đầu gối); chu vi vòng bụng; lượng máu chảy từ nhau thai qua dây rốn.

Biện pháp phòng tránh thai nhi chậm phát triển

- Siêu âm thường xuyên, theo dõi tình hình phát triển của thai nhi, khám tiền sản định kỳ cho người mẹ, và thường xuyên cân đo là những điều mẹ cần làm để tránh bào thai bị suy dinh dưỡng.

- Nếu như các bác sỹ khuyến cáo nên mổ lấy em bé ra sớm sẽ tốt cho bé hơn ở trong bụng mẹ thì các mẹ cũng nên cân nhắc điều này nhé!

- Mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé phát triển, tránh làm việc, lao động quá sức. Tránh căng thăng và phải luôn giữ cho tinh thần thoải mái sẽ giúp ích cho em bé phát triển khỏe mạnh.

- Những trẻ bị hội chứng chậm phát triển hay suy dinh dưỡng bào thai khi sinh ra vẫn có thể phát triển bình thường vì thế các mẹ đừng quá lo lắng. Thăm khám đều đặn cho bé đến khi bé theo kịp cân nặng bình thường.

Yeutre (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI