Thai giáo từ những lời ru của mẹ

Theo cố GS-TS Trần Văn Khê, để bồi đắp tâm hồn, tri thức cho con ngay từ trong tiềm thức mẹ nên thai giáo ngay từ lúc con còn trong bụng.

banner ads

Từ trong bụng mẹ đã nghe tiếng ầu ơ

Giáo sư – Tiến sĩ (GS-TS) Trần Văn Khê là người có kiến thức âm nhạc uyên bác và kinh nghiệm hơn 60 nghiên cứu, giảng dạy âm nhạc. Đặc biệt kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con cũng như bồi dưỡng tình yêu âm nhạc ngay từ những năm đầu đời đã mang đến những câu chuyện rất bình dị nhưng đầy sâu sắc về thai giáo bằng âm nhạc.

5771-sao-truc.jpg

Sáo trúc gắn liền với GS - TS Trần Văn Khê khi ông còn trong bụng mẹ

Ông kể lại rằng: Lúc má mang thai ông, trong nước chưa ai nghĩ đến khái niệm thai giáo. Mỗi ngày sau giờ nghỉ trưa, cậu Năm của GS Khê lại đem ống sáo đến thổi những bản nhạc trong truyền thống của đờn ca tài tử cho má ông nghe.

Hằng ngày vợ cậu Năm đều xoa, vuốt ve bụng má, rồi thủ thỉ nói chuyện với ông khi ông chỉ mới là hòn máu đỏ hỏn… Cậu Năm còn không cho má ông đi xem hát bội vì có những tướng nét mặt vằn vện. Trong phòng ngủ của má ông, cậu cho treo tranh Tố Nữ (bốn người đờn), những món gì má ông thèm là cậu mợ sốt sắng đem cho. Má của ông không bao giờ nghe tiếng cãi nhau, quát tháo, giận dữ… Đến ngày chuyển bụng, mợ Năm ông luôn ở cạnh giường, nói chuyện cùng mẹ ông khiến mọi lo lắng tan biến. Khi GS-TS vừa lọt lòng, người cậu liền thổi sáo, chào mừng sự hiện diện của ông trong căn nhà nhỏ đầy ắp yêu thương.

Vì vậy, GS-TS Trần Văn Khê khẳng định sự thành công, sự am hiểu nghệ thuật dân tộc mà ông có ngày hôm nay không chỉ bởi sự khổ luyện của bản thân mà còn có phần không nhỏ của quá trình thai giáo từ gia đình. Từ kinh nghiệm đúc kết đó, ông cũng đã áp dụng bài học thai giáo này cho người con trai trưởng Trần Quang Hải.

Lời ru ngọt ngào chắp cánh cho con

Cũng theo GS-TS Trần Văn Khê, cùng với dòng sữa ngọt ngào tan hòa trong từng mạch máu cơ thể, những lời hát ru của người mẹ sẽ là dấu ấn đọng mãi trong tâm thức con trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Những lời hát ru trên nền những câu thơ lục bát với ngôn từ trong sáng, thêm hai tiếng “ầu ơ” đã trở thành những câu thơ có cấu trúc 4 âm, được hát lên theo thang âm ngũ cung… tất cả tạo nên một bản nhạc ngọt ngào, bồi đắp tâm hồn, tri thức cho con ngay từ trong tiềm thức.

5770-hat-ru-con-ngu.jpg

Hãy dùng lời ru ngọt ngào của mẹ để bồi đắp cho tri thức, tâm hồn con

GS-TS Trần Văn Khê cũng cho rằng rất cần khuyến khích cho thai nhi tiếp cận với âm nhạc truyền thống dân tộc trước khi nghe những loại nhạc của các nước khác. Bởi lẽ trước hết, đó đã là một phần máu thịt của trẻ. Trong kho tàng âm nhạc dân tộc, người mẹ nên chọn những loại nhạc êm đềm, du dương như: hát ru, những bài lý, những bài quan họ, tiếng đàn bầu hay một điệu đàn tranh. Khi hát ru, người mẹ nên chọn những bài hát ca dao, dân ca, những bài đồng ca trong trẻo. Cùng với âm thanh dịu dàng từ giọng mẹ kết hợp với những ca từ đẹp, nhân văn, người mẹ sẽ dạy cho con về cái đẹp của cuộc sống ở vạn vật xung quanh.

Khi mẹ xen kẽ những buổi nghe nhạc quốc tế, nên chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương, tiết tấu trầm bổng. Không nên chọn những bản nhạc quá sôi động, kích thích. Đó là những hiểu biết về âm nhạc và tác dụng của âm nhạc lên sự phát triển của thai nhi mà GS-TS Trần Văn Khê đã chia sẻ. Sau đây là một số phương pháp thai giáo và kỹ năng thai giáo hiện nay mà mẹ bầu cần biết.

Các phương pháp thai giáo hiện nay

Bài học được cơ bản được rút ra từ các bài tham luận của hai chuyên gia về thai giáo là Phạm Thị Thúy và Nguyễn Thị Thanh Thúy bao gồm:

Giáo dục về thính giác:nên nghe nhạc du dương và nhạc thiên nhiên như tiếng nước chảy, tiếng chim hót, lời nói dịu dàng trong gia đình.

Giáo dục về thị giác:nên xem những cảnh đẹp, tranh đẹp, hình ảnh những người mẹ yêu thương con.

Giáo dục về khứu giác:nên tìm những mùi hương mình thích, mùi hương của hoa cỏ; xúc giác, nên xoa nhẹ phía ngoài bụng; vị giác, nên ăn uống những món nào mẹ thích…

5772-hoa-oai-huong.jpg

Giáo dục con về khứu giác bằng mùi hương mẹ yêu thích

Các nghiên cứu đã chứng minh khi tức giận, cơ thể người mẹ tiết ra rất nhiều chất adrenaline; khi mẹ sợ hãi, cơ thể tiết ra chất cholamine và khi người mẹ hạnh phúc lại tiết chất endorphine… những chất này đi ngang qua cuống rốn và ảnh hưởng đến thai nhi theo chiều tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. Tóm lại, người mẹ nên có một tâm lý lạc quan, xem thai nhi là món quà quý giá mà người mẹ được đón nhận.

Tóm lược các kỹ năng thai giáo:

- Ru và hát

- Nựng nịu, dỗ dành

- Xoa bụng bằng ngón tay yêu thương

- Nghe nhạc phù hợp và khoa học

- Đọc văn thơ, truyện tranh và nói ra cảm xúc của mẹ

- Nghĩ đến thai nhi với trọn vẹn tình yêu thương

- Đẹp trong tư thế đi, đứng, nằm, ngồi

- Đi dạo và nhìn ngắm thiên nhiên

- Thưởng thức và bình phẩm về cái đẹp

- Người bố và người thân, bạn bè biểu hiện sự quan tâm, săn sóc người mẹ bằng những lời nói và hành động cụ thể.

Yeutre.vn (Lược đọc)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI