Tất cả các kỹ năng “vàng” mọi ông bố cần học thuộc khi có con lần đầu

Với những kỹ năng chăm sóc bé cơ bản nhất, các ông bố có thể tự tin ở bên con dù trong bệnh viện hay khi đã về nhà.

banner ads

Là một ông bố mới tinh, bạn sẽ không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, luống cuống và sợ hãi. Nhưng đừng lo vì bạn không phải là ông bố chăm con duy nhất trên thế giới. Chỉ cần giữ cho mình bình tĩnh, tránh lo lắng thái quá và trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản nhất, bạn sẽ luôn tự tin và hạnh phúc với vai trò mới của mình.

Dỗ bé nín

49264-do-tre-1.jpg

Khi bé khóc, trước tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân

Khi bé khóc, bạn hãy bình tĩnh để có thể phân biệt được bé khóc do đói, ướt tã hay vì quá nóng hoặc quá lạnh. Sau khi biết được nguyên nhân, hãy thử những cách sau để làm bé dịu lại:

- Bế bé lên

- Đong đưa hoặc lắc lư nhẹ; đi lại hoặc ẵm đưa bé về phía trước

- Cho bé ấp vào mình mẹ hoặc massage toàn thân nhẹ nhàng

- Vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi

- Cho bé ra ngoài hít thở không khí một lúc

- Quấn khăn

- Hát hoặc trò chuyện

Hãy nhớ việc quát tháo hoặc cao giọng với một trẻ sơ sinh sẽ càng làm tình hình thêm tệ hơn. Vì vậy, tốt nhất nên hạ giọng xuống, nói chậm và vỗ về bé trong một căn phòng không quá sáng.

Chăm sóc rốn

Các bố mẹ có con lần đầu đều rất sợ chăm sóc rốn cho bé. Về cơ bản, đó chỉ là một mô chết, giống như vảy, cần phải khô đi và tróc ra. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc bôi khác để chậm khô rốn vì có thể gây bội nhiễm rất nguy hiểm.

Cho đến khi cuống rốn rụng đi, tốt nhất, bạn nên giữ cho dây rốn luôn khô ráo. Nếu dùng băng quấn, chỉ nên dùng gạc, không dùng vải thun kín sẽ làm cho rốn dễ mưng mủ. Muốn lau sạch, sau mỗi tắm, bạn chỉ cần dùng tăm bông tiệt trùng, thấm ít nước sôi để nguội và chậm khô cho bé.

Tắm cho bé

Với bé sơ sinh, nếu bạn giữ sạch vùng bẹn của bé thì trong một tuần chỉ cần tắm 3-4 lần nếu mùa đông. Mỗi lần tắm, tránh đụng đến cuống rốn. Trước khi tắm, nên dùng khuỷu tay của bạn để thử độ ấm của nước và chuẩn bị đầy đủ các vật dụng gồm: khăn tắm, khăn mặt, xà phòng tắm và dầu gội. Lưu ý, với trẻ sơ sinh, càng dùng sản phẩm không mùi và tính tẩy nhẹ càng tốt.

Khi tắm, đặt bé nằm gọn trong cánh tay của bạn và giữ bé thật chắc từ sau nách. Trước tiên, nhúng khăn qua nước và rửa mặt sạch, sau đó từ từ lau sạch các khu vực khác. Đặc biệt, lau sạch các nếp gấp ở cổ, dưới cánh tay và các nếp gấp ở cánh tay, cẳng chân để tránh nổi mẩn ngứa. Để tránh để bé lạnh, nên gội đầu sau cùng.

Chăm sóc bao quy đầu

Sau khi trẻ được cắt bao quy đầu, “cậu nhỏ” của bé được bọc trong trong miếng gạc tẩm từ 24 đến 48 giờ. Trong trường hợp này, nên tiếp tục bao dương vật với dầu bôi trơn theo chỉ định của bác sĩ trong gần 1 tuần. Nếu không được băng gạc, các khu vực lân cận phải luôn được vệ sinh sạch sẽ.

Trong thời gian này, theo dõi thân nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, nên cho trẻ đi khám.

Cho trẻ mặc thoáng

49265-do-tre-2.jpg

Bé mặc đủ ấm sẽ ngủ ngoan và không khóc quấy

Nên mặc cho bé thêm một lớp quần áo thông thường. Nếu thấy ngực hoặc bụng bé lạnh, hay thấy bé run rẩy, có thể do bé chưa được mặc đủ ấm.

Đối với trẻ sơ sinh, bạn không thể dùng tay để kiểm tra thân nhiệt mà phải dùng nhiệt kế. Thay vào đó, nên kiểm tra các vết đốm, vết màu da loang lổ trên thân mình của bé. Nếu thấy bất thường, nên báo cho bác sĩ.

Không phải tất cả các trẻ sơ sinh đều thoát mồ hôi hiệu quả nhưng nếu bé ướt mình, có thể do bé đang nóng. Ngoài ra, nếu quá nóng, bé cũng có thể thở nhanh hơn bình thường.

Điều quan trọng nhất cần nhớ là tránh đặt quá nhiều gối và thanh chặn trong nôi bé vì đó là một nguy cơ dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh

Móng tay trẻ sơ sinh rất sắc nên cần phải được cắt trước khi xuất viện. Để tránh làm tổn thương bé, nên dùng cắt móng tay đầu tròn được thiết kế đặc biệt cho trẻ sơ sinh và cắt trong lúc bé đang ngủ. Nếu cắt lúc bé thức, nên ngưng ngay khi bé không chịu hợp tác cùng.

Thay tã cho bé

49266-do-tre-3.jpg

Nên thay tã thường xuyên cho bé để tránh hăm lở

Tã ướt và bẩn chứng tỏ bé đã bú đủ. Sau sinh 5 ngày, trẻ sơ sinh bú đủ sẽ làm ướt khoảng 4-6 cái tã/ ngày. Với tã bẩn, có thể sẽ khác. Nếu bé bú sữa công thức, một ngày có thể đi tiêu từ 2 hoặc 3 lần. Số lần đi tiêu cũng giảm dần theo từng ngày và mỗi ngày mỗi khác. Tuy nhiên, cũng có bé đi từ 3-4 lần/ngày. Do đó, để biết bé bình thường hay không qua việc nhận biết phân, bố chỉ cần dựa theo số lần đi tiêu và dấu hiệu sự sống (ăn, ngủ, nghỉ bình thường và không khóc) sẽ biết.

Khi thay tã, với bé gái, nên lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn có thể dùng khăn ướt để tiện dụng nhưng theo nhiều bác sĩ, loại khăn này cũng không thực sự an toàn cho bé. Do đó, tốt nhất nên rửa nước ấm mỗi lần vệ sinh và thay tã. Cuối cùng, dùng khăn sạch và khô để thấm nhẹ.

Yeutre.vn (Tổng hơp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI