Sử dụng tiền tiêu vặt hiệu quả: Bài học tài chính đầu tiên ba mẹ nên dạy con

Một trong những phương thức cơ bản nhất để dạy con cách sử dụng đồng tiền đó là để chúng quản lý tiền tiêu vặt. Ngay cả khi gia đình bạn không đủ điều kiện để cho con nhiều tiền tiêu vặt thì đây vẫn là một bài học quan trọng mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn con trưởng thành.

banner ads

Khi nào bạn nên bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt?

14534-cho-tre-tien-tieu-vat-1.jpg

Việc bố mẹ quyết định cho trẻ tiền tiêu vặt khi nào còn tùy thuộc vào việc trẻ đã sẵn sàng để quản lý số tiền ấy hay chưa.

Rất nhiều cuộc nghiên cứu xã hội đã cho thấy, hầu hết các bố mẹ đều bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt khi chúng đã được 6-7 tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là một nguyên tắc áp đặt cho tất cả các gia đình. Việc bố mẹ quyết định cho trẻ tiền tiêu vặt khi nào còn tùy thuộc vào việc trẻ đã sẵn sàng để quản lý số tiền ấy hay chưa. Bạn có thể thông qua các trắc nghiệm sau để nhận biết:

- Trẻ bắt đầu hiểu rằng nếu bạn muốn mua một món đồ bạn phải trả tiền để có chúng.

- Trẻ ý thức được nếu tiêu hết tiền vào việc này chúng sẽ không còn để sử dụng vào việc khác cho đến khi bố mẹ cho tiếp.

- Trẻ được giao cho một khoản tiền nhỏ để chi trả cho phương tiện đến trường, mua dụng cụ học tập… Các việc này đều đã có kế hoạch rõ ràng và chúng biết mình cần chia nhỏ, sử dụng đồng tiền sao cho vừa đủ.

- Trẻ biết tiết kiệm, lựa chọn và chờ thời điểm để có được những gì mình muốn có.

- Trẻ hiểu được số tiền mình có là bao nhiêu.

Khi thấy trẻ có được những “kỹ năng” cơ bản này, bạn có thể bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt ngay cả khi chúng chỉ vừa lên 4 hoặc 5 tuổi.

Nên cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt?

Điều này tất nhiên tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình và giá trị việc cần tiêu ở mức nào cũng như trong bao lâu.

Nếu con cần tiền cho những khoản chi phí phục vụ việc học như tiền vé xe bus, tiền mua dụng cụ học tập, tiền quỹ lớp… bạn nên cho bé dư ra một chút để tránh thiếu hụt làm ảnh hưởng đến việc học tập của con.

Những khoản chi cho việc ăn vặt, mua đồ chơi… bạn có thể xiết lại một chút và chỉ cho vừa đủ.

Nếu con cần mua những món đồ trong những dịp đặc biệt, bạn có thể cho chúng nhiều hơn.

Không nên dựa vào số tiền tiêu vặt mà bạn cua con có được để định lượng cho mình số tiền tiêu vặt cần cho con vì điều này vừa khiến bạn mệt mỏi vừa tạo thêm điều kiện để con học đòi.

Tốt nhất, khi cần thiết bạn cũng hãy chia sẻ cho con hiểu hoàn cảnh của gia đình để các bé học cách sẻ chia với chính bố mẹ của mình.

Những khoản chi từ tiền tiêu vặt?

Thông thường, tiền tiêu vặt của trẻ được chi cho các khoản sau:

- Vé xe buýt, phương tiện đến trường.

- Giải khát hoặc ăn dặm giữa buổi.

- Dụng cụ học tập

- Một khoản nhỏ để đãi bạn bè khi cần.

- Một khoản nhỏ để nuôi heo đất (tiết kiệm)

- Một khoản nhỏ để làm từ thiện.

Đằng sau tất cả những khoản này là các bài học và khái niệm mang giá trị vô hình mà trẻ có thể tự rút ra, học được và ghi nhớ suốt đời. Đó sẽ là hành trang tốt nhất để trẻ tự thu lượm vốn sống cho mình ngay khi còn trong vòng tay chăm sóc của bố mẹ.

Tiền tiêu vặt và các việc vặt trong nhà

14537-cho-tre-tien-tieu-vat-4.jpg

Không nên cho trẻ tiền tiêu vặt mỗi khi trẻ giúp đỡ bạn việc nhà.

Nhiều bố mẹ đem đồng tiền để đổi lấy những giờ giúp việc của con cái trong nhà. Điều này thật không nên. Trẻ sẽ học được cách mặc cả với bố mẹ dù chúng đang thực hiện những công việc thuộc về trách nhiệm, bổn phận và lòng yêu thương. Những điều này mặc nhiên được trẻ hiểu là một sự đổi chác trong cuộc sống hơn là những bài học làm người.

Tuy nhiên, tùy theo mỗi hoàn cảnh bạn có thể ứng biến linh hoạt. Nếu con làm rất tốt hoặc làm hơn những gì bạn mong đợi, bạn có thể cho chúng một khoản nho nhỏ để chúng bỏ heo đất. Nhưng nên nhớ giải thích rõ ràng để trẻ hiểu lý do vì sao chúng được nhận thêm để trẻ không bị phân vân hoặc phụ thuộc.

Dạy trẻ về đồng tiền

Khi trẻ đã có tiền trong tay, bạn có thể dạy cho chúng hiểu về đồng tiền và giá trị của nó.

Đôi khi, trẻ có thể đánh rơi, để quên, cá cược hoặc cho tùy tiện số tiền tiêu vặt có được thì điều đó cũng không đồng nghĩa với việc chúng thiếu ý thức tiết kiệm tiền. Đó chỉ là một số sai lầm mà trẻ cần thiết phải trải qua khi học bài học quản lý đồng tiền. Điều này thật sự cần thiết.

Nếu muốn trẻ hạn chế sai lầm trong việc quản lý đồng tiền bạn nên giới hạn cho trẻ biết những đồ vật chúng nên mua và không nên mua. Chẳng hạn đối với những hình ảnh quảng cáo, vốn tác động rất mạnh đến trẻ, bạn có thể giải thích để chúng hiểu rằng nó chỉ khiến con bạn muốn thứ không cần dùng đến hoặc không chi trả được.

Từ những sự lựa chọn này, trẻ có thể học được nhiều điều về cách sử dụng, tiết kiệm, cho và nhận đồng tiền.

Khi trẻ dần lớn lên, bạn sẽ phải dạy cho chúng về các khái niệm liên quan:

- Giá trị của đồng tiền: giá cả tương ứng với các món đồ.

- Việc tiêu tiền: một khi đã tiêu sẽ không còn.

- Việc kiếm tiền (lao động): là con đường duy nhất để có tiền

- Việc tiết kiệm: để dành cho những mục tiêu lâu dài trong tương lai.

- Việc vay mượn tiền: nhất thiết phải được trả lại.

Lời khuyên cho bố mẹ khi cho con tiền tiêu vặt

- Hãy giải thích và giới hạn cho trẻ hiểu tiền tiêu vặt được dùng vào những việc gì.

- Sẽ đến giai đoạn bạn phải để con tự kiếm ra tiền để có tiền tiêu vặt vì thế hãy dạy chúng biết yêu lao động.

- Ghi chép lại số tiền tiêu vặt và mục đích ban đầu của khoản chi này để bạn có thể biết trẻ thâm hụt tiền vào việc gì.

14535-cho-tre-tien-tieu-vat-2.jpg

Mua heo đất để con được tận hưởng niềm vui nhìn thấy số tiền tiết kiệm nhiều hơn mỗi ngày.

- Mua cho con nhiều heo đất hơn để chúng chia nhỏ số tiền tiết kiệm.

- Hãy cùng con nhìn con heo đất lớn lên từng ngày như một sự khích lệ lớn lao cho việc làm nhỏ bé của trẻ.

- Đừng bao giờ cho trẻ được ứng trước khi chúng đã lỡ thâm hụt.

- Khi trẻ muốn dùng tiền để giải trí, đãi bạn bè hãy hướng trẻ đến những địa điểm lành mạnh thay vì ngăn cấm chúng.

- Không bao giờ nhìn vào số tiền tiêu vặt của gia đình khác để làm thước đo định lượng số tiền tiêu vặt mà bạn muốn cho con mình vì điều đó chỉ khiến bạn trông thật bất lực.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI